Công văn số: 2439/LĐTBXH-LĐVL về việc công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu | 2439/LĐTBXH-LĐVL |
Ngày ban hành | 01/08/2005 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2005 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký | Nguyễn Đại Đồng |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
BỘ
LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
2439/LĐTBXH-LĐVL |
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2005 |
Kính gửi: Các Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhằm tăng cường công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị quý Sở triển khai một số nội dung sau:
1.Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn, nhất là những quy định mới được ban hành; đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an để quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo Công văn số 294 CV/XNC(P2) ngày 27/6/2005 của Bộ Công an về việc tăng cường công tác quản lý cư trú, hoạt động của lao động nước ngoài tại Việt Nam.
2.Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động nước ngoài theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát, thống kê và báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên địa bàn, theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2004/TT-BLĐTBXH.
3.Nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về các biện pháp để quản lý lao động nước ngoài phù hợp với Điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương và pháp luật hiện hành.
Đề nghị các Sở quan tâm thực hiện.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |