Công văn 2390/BTTTT-THH năm 2020 triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Số hiệu 2390/BTTTT-THH
Ngày ban hành 29/06/2020
Ngày có hiệu lực 29/06/2020
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Thông tin và Truyền thông
Người ký Nguyễn Mạnh Hùng
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2390/BTTTT-THH
V/v triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2020

 

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Cơ quan triển khai ngay các nhiệm vụ được giao tại Chương trình, kịp thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội sau dịch bệnh COVID-19,

Để việc trin khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia được đồng bộ, hiệu quả trên quy mô toàn quốc, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn Khung Chương trình Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương) tại Phụ lục kèm theo.

Căn cứ Khung Chương trình Chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương có thxây dựng văn bản riêng về chuyển đổi số như chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số hoặc lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội của mình một cách phù hợp.

Trân trọng đề nghị Quý Cơ quan giao đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ), các Sở Thông tin và Truyền thông (đối với các địa phương) là đầu mối tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá thực hiện chuyển đổi số.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Lưu: VT, THH (C
ĐS). (193b)

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ, UBND CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Công văn số
: 2390/BTTTT-THH ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

Phần I

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Xây dựng các nội dung của Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 dựa trên các nguyên tắc sau đây:

1. Nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số

Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.

2. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số

Hình thành văn hóa số gắn với bảo vệ văn hóa, giá trị đạo đức căn bản của con người và chủ quyền số quốc gia. Chuyển đổi số là phương thức để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Các lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước.

3. Thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số

Thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể. Cơ quan nhà nước kiến tạo thể chế, chính sách nhằm sẵn sàng chấp nhận và thử nghiệm cái mới một cách có kiểm soát; hình thành văn hóa chấp nhận và thử nghiệm cái mới; làm điểm, làm nhanh, sau đó đánh giá và nhân rộng. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam là lực lượng chủ lực phát triển các hạ tầng, nền tảng, dịch vụ, tư vấn, cung cấp giải pháp chuyển đổi số; đi từ ứng dụng, đến sản phẩm, dịch vụ, đến làm chủ một số công nghệ lõi, từ đó, vươn ra thị trường toàn cầu.

4. Phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi

Các nền tảng số tạo cơ sở để phát triển các hệ thống, ứng dụng, dịch vụ thực hiện chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tạo các hệ sinh thái chuyển đổi số. Trước hết, tập trung xây dựng và khai thác hiệu quả các nền tảng thiết yếu cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.

5. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số

An toàn, an ninh mạng bảo đảm sự thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của các nội dung chuyển đổi số.

6. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi

Kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán, bảo đảm sự phối hợp, đồng bộ trong triển khai chuyển đổi số các cấp. Các nội dung Chương trình chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương được xây dựng dựa trên nội dung Chương trình chuyển đổi số quốc gia; lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong các hoạt động, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

Phần II

CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

[...]