BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1644/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 10
năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày
17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-BTTTT ngày
12/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chế tổ chức
và hoạt động của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền
thông;
Căn cứ Quyết định số 2374/QĐ-BTTTT ngày
30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch chuyển
đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông giai đoạn 2021-2025;
Theo đề nghị của Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi
dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình chuyển đổi số
của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông giai đoạn
2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ
quản lý Thông tin và Truyền thông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các Thứ trưởng;
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, TBDCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
|
CHƯƠNG TRÌNH
CHUYỂN
ĐỔI SỐ CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-BTTTT ngày 20 tháng 10 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
I. QUAN ĐIỂM
- Chuyển đổi số là cấp thiết, là nhiệm vụ chiến lược
của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông (Trường),
là trách nhiệm của từng cá nhân trong đó vai trò của Lãnh đạo Trường là có tính
quyết định.
- Chuyển đổi số là chuyển biến tư duy, giữ vững giá
trị cốt lõi, cải tiến phương pháp làm việc, đổi mới sáng tạo trong hành động bằng
cách áp dụng các công nghệ số để thích ứng với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu chiến
lược của Bộ và đất nước, đem lại giá trị bền vững cho các bên: Nhà trường,
Khách hàng và Bộ Thông tin và Truyền thông.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Chuyển đổi toàn diện, hình thành hệ thống thông
tin tổng thể vận hành trên môi trường số để hỗ trợ tối đa cho công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ tại Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền
thông.
- Tin học hóa các hoạt động quản lý, điều hành, cho
phép cán bộ nhân viên có thể linh hoạt làm việc, truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi
nơi, phản ứng nhanh nhạy để xử lý công việc, đảm bảo chất lượng, hiệu quả công
việc và an toàn, an ninh mạng.
- Ứng dụng công nghệ trong hoạt động đào tạo
(E-Learning) để nâng cao chất lượng và quy mô tổ chức đào tạo, hạn chế tối đa ảnh
hưởng của dịch bệnh hoặc các yếu tố bất khả kháng khác đến công tác tổ chức đào
tạo.
- Khai thác, sử dụng tối đa hạ tầng dùng chung của
Bộ Thông tin và Truyền thông, các nền tảng công nghệ, dịch vụ công nghệ đã có sẵn,
phục vụ hiệu quả nhu cầu vận hành các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của
đơn vị.
2. Mục tiêu cụ thể đến 2025
- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo, thi
tuyển, thi nâng ngạch quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính,
chuyên viên cao cấp hoặc tương đương được thực hiện trực tuyến;
- 100% chứng chỉ mới áp dụng công nghệ blockchain,
thực hiện số hóa 30% văn bằng, chứng chỉ cũ và áp dụng blockchain để quản lý;
- 50% hoạt động đào tạo của Trường được thực hiện
thông qua hình thức trực tuyến trong năm 2022 và hướng đến mục tiêu 70% vào năm
2025;
- Hoàn thiện mô hình Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Số để
đến năm 2025 có thể triển khai theo hướng SaaS cho tối thiểu 01 Trường đào tạo
bồi dưỡng của các Bộ, Ngành và hướng đến cung cấp dịch vụ cho các đơn vị khác.
- Hình thành Platform cho Hệ sinh thái số các đối
tượng: Thư viện - Nhà xuất bản - Chuyên gia - Giảng viên - Mentor - Doanh nghiệp
đào tạo - Doanh nghiệp Công nghệ - Doanh nghiệp Nghề - Viện - Trường - Các đơn
vị cầu nhân sự - Các bộ phận quản lý nhân sự - Các vụ quản lý cán bộ.
3. Định hướng đến 2030
Ứng dụng phổ biến các công nghệ kết nối vạn vật
(IoT), công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), điện toán đám mây
(cloud computing) và công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để đáp ứng nhu cầu về đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ ngành Thông tin và Truyền thông cũng như hỗ trợ tối đa cho
công tác quản lý, điều hành nội bộ của Trường.
III. NHIỆM VỤ
1. Chuyển đổi mô hình tổ chức,
sản phẩm dịch vụ đào tạo
1.1. Chuyển đổi mô hình đào tạo
- Xây dựng kho học liệu được số hóa theo các hình
thức video tương tác, tài liệu, sách.
- Hình thành mạng lưới Mentor/Chuyên gia phục vụ Tự
học có hướng dẫn, mạng lưới Giảng viên (Truyền thụ các kỹ năng cơ bản) và mạng
lưới kết nối Thực hành (Doanh nghiệp, Đơn vị).
- Hình thành mạng lưới gắn kết doanh nghiệp cung ứng
thực hành, công nghệ nghề, công nghệ số.
- Trao đổi học thuật với các Viện, Trường.
- Đổi mới, huấn luyện giảng viên theo tư duy,
phương pháp đào tạo mới.
- Thúc đẩy, phổ biến cho học viên kỹ năng tự học,
hình thành một xã hội học tập gắn kết thực hành và gắn kết với các địa điểm có
cầu nhân lực.
- Tư vấn năng lực nhân sự cho cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu danh sách các nền tảng công nghệ học tập
trực tuyến như các khóa học trực tuyến MOOC (Massive Open Online Course),
Coursera... để chỉ dẫn cho các học viên của Trường tham gia các khóa học trên
các nền tảng này nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng cơ bản, nâng cao kỹ năng số...
cho học viên.
1.2. Nâng cao giá trị cho người sử dụng dịch
vụ
- Tự học thông qua các bài giảng video tương tác, mọi
lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị thuận tiện.
- Nhận được sự hướng dẫn của các mentor đến từ mọi
nơi phù hợp, liên quan đến nội dung học tập (từ Doanh nghiệp, Viện, Trường).
- Nhận được kỹ năng thực hành các kiến thức học được
từ các đơn vị phù hợp, có liên quan đến nội dung học tập (cơ quan, doanh nghiệp).
- Nhận được các giá trị mang lại từ Kết nối mạng xã
hội học viên, giáo viên, doanh nghiệp cung ứng công nghệ, doanh nghiệp cung ứng
giải pháp nghề nghiệp, viện, trường, các chuyên gia trong và ngoài nước.
- Được cá nhân hóa, tự lưu giữ và phát triển Hồ sơ
năng lực, các chứng chỉ tương đương, được Nhà trường tư vấn thăng tiến trên cơ
sở các mô hình bồi dưỡng cán bộ của Nhà nước hoặc mô hình thăng tiến nhân sự của
Doanh nghiệp.
1.3. Hình thành liên kết với các đơn vị, tổ
chức có liên quan
Hình thành hệ sinh thái các đơn vị cùng tham gia
vào các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trường, bao gồm: Thư viện - Nhà xuất bản
- Chuyên gia - Giảng viên - Mentor - Doanh nghiệp đào tạo - Doanh nghiệp Công
nghệ - Doanh nghiệp Nghề - Viện - Trường - Các đơn vị cầu nhân sự - Các bộ phận
quản lý nhân sự - Các vụ quản lý cán bộ - Các Viện, Trường - Các cơ quan nơi học
viên làm việc.
2. Thay đổi tổ chức, quy
trình nghiệp vụ quản lý của Nhà trường
- Mỗi nhân viên của Trường là một chiến sĩ trên mặt
trận đào tạo, vũ khí là Tư duy số, công nghệ số. Thành thạo, sáng tạo sử dụng
các vũ khí hiện có, Tâm thế sẵn sàng khai thác các công nghệ mới, tiếp nhận các
giá trị mới, cải tiến sau khi thuần thục, sáng tạo ở mọi lúc mọi nơi.
- Trường có bộ phận Quản lý đổi mới sáng tạo công
nghệ hoặc Phòng Chuyển đổi số. Chức năng quản lý đổi mới sáng tạo, nghiên cứu
R&D về công nghệ trong quản lý và thực hiện đào tạo.
- Trên cơ sở các quy định của văn bản quy phạm pháp
luật về cơ cấu, tổ chức và để phù hợp với tình hình mới, Trường sẽ phối hợp với
Vụ Tổ chức cán bộ chỉnh sửa, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức để
trình Lãnh đạo Bộ xem xét. Trong đó, dự kiến sẽ thành lập 01 phòng “Ứng dụng
công nghệ số”.
- Chuyển đổi số các quy trình tổ chức, quản lý hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng như:
+ Số hóa các quy trình, nghiệp vụ về tổ chức, quản
lý các khóa/lớp đào tạo, bồi dưỡng;
+ Biên soạn các chương trình, tài liệu về chuyển đổi
số nói chung cũng như chuyển đổi số cho các ngành, lĩnh vực, đối tượng cụ thể.
+ Phát triển hoàn thiện hệ thống đào tạo, bồi dưỡng
trực tuyến với các chức năng hiện đại phù hợp của “Trường đào tạo, bồi dưỡng số”.
- Chuyển đổi số trong công tác lưu trữ, cung cấp
thông tin, tư liệu:
+ Triển khai nâng cấp trang thông tin điện tử;
+ Nâng cấp, cải tạo hạ tầng công nghệ thông tin của
Trường;
+ Xây dựng và tổ chức nguồn lực, tài nguyên thông
tin điện tử;
+ Ứng dụng công nghệ, giải pháp mới, hiện đại phù hợp
với môi trường số của “Thư viện số”.
3. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật
- Đối với hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin:
Xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin mang tính tổng thể, đồng bộ, bao
gồm nền tảng công nghệ lõi (core platform) và các phân hệ phần mềm nghiệp vụ
thành phần
- Đối với hạ tầng thiết bị công nghệ thông tin:
Nâng cấp, cải tạo hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ cho
cán bộ nhân viên tại trường. Đối với hạ tầng phục vụ vận hành các ứng dụng phần
mềm nội bộ, đề xuất sử dụng hạ tầng dùng chung của Bộ để tiết kiệm chi phí và đảm
bảo các yêu cầu về an toàn, bảo mật thông tin.
4. Phát triển dữ liệu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý điều hành của Trường,
bao gồm dữ liệu về cán bộ, giảng viên, học viên, tài sản, cơ sở vật chất, văn bản
điều hành, nghiên cứu khoa học, thi đua khen thưởng...
- Xây dựng kho học liệu số phục vụ giảng dạy và học
tập trên môi trường trực tuyến (các bài giảng điện tử, số hóa toàn bộ các chương
trình, tài liệu...) được xây dựng, đóng gói theo chuẩn Elearning của thế giới
(Scorm, xAPI), cho phép truy cập, khai thác trên nhiều nền tảng thiết bị khác
nhau
- Xây dựng các chính sách tạo lập, truy cập tài
nguyên số thông qua thư viện số.
5. Xây dựng nền tảng
Triển khai hoàn thiện mô hình Trường Đào tạo, Bồi
dưỡng Số để đến năm 2025 có thể triển khai theo hướng SaaS cho tối thiểu 01 Trường
đào tạo bồi dưỡng của các Bộ, Ngành và hướng đến tư vấn và cung cấp dịch vụ cho
các đơn vị khác.
6. Đảm bảo bảo đảm an toàn, an
ninh mạng
Phương án kỹ thuật đảm bảo An toàn thông tin (ATTT)
thuộc phạm vi kế hoạch chuyển đổi số của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản
lý Thông tin và Truyền thông cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trong các văn bản
quy phạm pháp luật sau:
- Luật An toàn thông tin mạng ngày 19/11/2015;
- Nghị định số 85/2016/NĐ-CP về việc bảo đảm an
toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Thông tư số 03/2017/TT-BTTT quy định chi tiết và
hướng dẫn một số điều của Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của chính
phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ;
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11930:2017: công nghệ
thông tin - các kỹ thuật an toàn - yêu cầu cơ bản về an toàn hệ thống thông tin
theo cấp độ.
Trong đó, các hệ thống thông tin cần đáp ứng các
tiêu chí nhằm bảo vệ sự an toàn thông tin trên 03 phương diện: tính nguyên vẹn
của thông tin, tính bảo mật thông tin và tính khả dụng của thông tin.
Đối với việc xác định hệ thống thông tin: Tuân thủ
quy định tại Điều 4, Thông tư số 03/2017/TT-BTTTT.
Đối với việc xác định cấp độ ATTT của hệ thống:
Tuân thủ quy định tại Điều 9, Nghị định số 85/2016/NĐ-CP.
IV. GIẢI PHÁP
1. Thay đổi nhận thức, văn
hóa, kỹ năng làm việc
- Xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, tự
thay đổi nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số đối với lãnh đạo
và toàn thể viên chức, người lao động trong Trường, để từng bước thay đổi cách
thức tổ chức, vận hành, sử dụng các nền tảng, công cụ làm việc phù hợp trong
môi trường số.
- Nâng cao kỹ năng tự học, kỹ năng khai thác và tìm
kiếm thông tin, sử dụng hiệu quả các nền tảng, mạng Internet để phục vụ công
tác chuyên môn. Đồng thời nâng cao kỹ năng bảo vệ an toàn thông tin, nhận diện
các mối đe dọa an toàn thông tin trên môi trường số đối với các công chức, viên
chức, người lao động trong Trường.
- Xây dựng, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng có
liên quan đến chuyển đổi số.
2. Hoàn thiện môi trường pháp
lý
Nghiên cứu, đề xuất với các đơn vị thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trong Bộ về môi trường pháp lý, chính sách liên quan đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng trong chuyển đổi số. Bên cạnh đó, Trường sẽ nghiên
cứu, xây dựng các môi trường pháp lý, chính sách bao gồm các nội dung chính như
sau:
- Xây dựng, ban hành quy định về việc chuyển đổi số
trong hoạt động quản lý, điều hành của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý
Thông tin và Truyền thông.
- Xây dựng, ban hành quy định liên quan đến hoạt động
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, sát hạch, cấp chứng chỉ trên môi trường trực tuyến.
- Xây dựng, ban hành quy định về phối hợp cung cấp
thông tin thiết yếu thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành
thông tin và truyền thông.
3. Huy động nguồn lực thực hiện
Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước; nguồn đầu
tư, tài trợ từ các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác; sử
dụng hạ tầng dùng chung, trong đó:
- Ngân sách nhà nước cấp hằng năm theo quy định.
- Lồng ghép các nhiệm vụ chuyển đổi số trong các đề
án, chương trình liên quan đến chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Huy động các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu
tư, tài trợ kinh phí để ứng dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Sử dụng hạ tầng dùng chung của Bộ Thông tin và
Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông
tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc
Bộ và các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các Bộ, các Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong hoạt
động đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cục Tin học hóa phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi
dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi
số trong đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021 - 2025.
3. Cục An toàn thông tin phối hợp với Trường Đào tạo,
Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông trong việc tổ chức các hoạt
động đảm bảo an toàn thông tin theo quy định của pháp luật.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với
Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông tổng hợp,
tham mưu Bộ trưởng bố trí kinh phí theo kế hoạch ngân sách hằng năm để thực hiện
các nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
5. Trường bồi dưỡng cán bộ các Bộ, Sở Thông tin và
Truyền thông các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với Trường Đào tạo, Bồi dưỡng
cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển
đổi số trong đào tạo bồi dưỡng của Bộ, ngành, địa phương.
VI. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM
VỤ CHUYỂN ĐỔI SỐ
TT
|
Nhiệm vụ
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Thời gian thực
hiện
|
I
|
Xây dựng thể chế, quy định
|
1
|
Xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng
dẫn kỹ thuật, quy chế vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến và đơn giá định mức
|
Trường ĐTBDCB đề
xuất
|
Vụ TCCB, Vụ CNTT, Vụ KHTC và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2023
|
II
|
Phát triển hạ tầng số
|
1
|
Đầu tư, xây dựng hệ thống Trường đào tạo, bồi dưỡng
số
|
Trường ĐTBDCB
|
Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2024
|
2
|
Đầu tư, xây dựng hệ thống Thư viện số
|
Trường ĐTBDCB
|
Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2024
|
3
|
Xây dựng nền tảng phần mềm đào tạo, bồi dưỡng
|
Trường ĐTBDCB
|
Cục Tin học hóa và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2023
|
4
|
Biên soạn chương trình, tài liệu mới và số hóa chương
trình, tài liệu hiện có, tạo lập các ấn phẩm số khác
|
Trường ĐTBDCB
|
Vụ TCCB và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2025
|
5
|
Triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng về chuyển
đổi số (Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số, đô thị thông minh...)
|
Trường ĐTBDCB
|
Vụ TCCB và các đơn vị liên quan
|
2022 - 2025
|