Công văn số 235/Pg-KTTH ngày 16 tháng 07 năm 2003 của Vụ Kinh tế Tổng hợp về thông tin một số nội dung chủ yếu của Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi.

Số hiệu 235/Pg-KTTH
Ngày ban hành 16/07/2003
Ngày có hiệu lực 16/07/2003
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Vụ Kinh tế Tổng hợp
Người ký Phạm Văn Phượng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

VỤ KINH TẾ TỔNG HỢP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 235/Pg-KTTH
V/v thông tin một số nội dung chủ yếu của Luật ngân sách nhà nước sửa đổi

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2003

 

Kính gửi:

- Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPVP
- Các đồng chí Phó Chủ nhiệm VPVP
- Các vụ, cục, đơn vị trực thuộc VPVP

 

Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 11 năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi (Luật số 01/2002/QH11) và ngày 06 tháng 06 năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi nêu trên, Luật Ngân sách nhà nước lần này có nhiều nội dung thay đổi so với Luật Ngân sách nhà nước ban hành năm 1997, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm (bao gồm cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương).

Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, Vụ Kinh tế Tổng hợp xin được thông tin tới các đồng chí một số nội dung chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác của Văn phòng Chính phủ, cụ thể như sau:

1. Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi quy định;

Ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, Ngân sách

địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân (ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã)

2. Điều 30 Luật Ngân sách nhà nước quy định:

a) Nguồn thu của Ngân sách nhà nước bao gồm 3 loại:

a.1) Loại ngân sách trung ương được hưởng 100% gồm: Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu; thuế Xuất khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch  toán toàn ngành: Các khoản thuế và thu khác từ dầu khí theo quy định của Chính phủ Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi) thu từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương, thu nhập từ vốn góp của Nhà nước;Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương, thu kết dự án ngân sách trung ương và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

a.2) Loại Ngân sách địa phương (3 cấp có Hội đồng nhân dân) được hưởng 100%, gồm, Thuế nhà , đất; Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ dầu khí; Thuế môn bài; Thuế chuyển quyền sử dụng đất;Thuế sử dụng đất nông nghiệp; Tiền sử dụng đất; Tiên cho thuê đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà  ở thuộc sở hữu nhà nước; lệ phí trước bạ; Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu từ quỹ dự trữ tài chính của địa phương, thu nhập từ vốn góp của địa phương; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước  ngoài trực tiếp cho địa phương, các khoản phí, lệ phí  thu từ các hoạt động từ các tổ chức, các nhân ở trong và ngoài nước;Thu khoản thu khác theo quy định của pháp luật quy định tại Điều 63 của Luật này; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; Thu bổ sung từ ngân sách trung ương, Thứ tự huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 luật này.

a.3) Các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (tỷ lệ % phân chia đối với các khoản thu dưới đây do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định và được giữ ổn định từ 3 đến 5 năm – quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 4 của Luật), bao gồm: thuế giá trị gia tăng, không kể thuế Giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điểm a.1 nêu trên; Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; Thuế chuyển lợi nhuận  ra nước ngoài, không kể thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài từ lĩnh vực dầu khí quy định tại Điểm a.1 nêu trên; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá, dịch vụ trong nước;Phí xăng, dầu.

3. Tại Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi quy định nhiệm vụ quyền hạn của Quốc hội:

a) Quyết định dự toán ngân sách nhà nước: Tổng số thu, bao gồm: thu nội địa, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu, thu viện trợ không hoàn lại; tổng số chi, bao gồm chi ngân sách trung ương, chi ngân sách địa phương, chi tiết theo từng lĩnh vực, mức bội chi ngân sách nhà nước và nguồn bù đắp.

b) Quyết định phân bổ ngân sách trung ương, Tổng sô và mức chi từng lĩnh vực; dự toán chi của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương theo từng lĩnh vực; mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách từng địa phương, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; bãi bỏ văn bản cảu Chủ tịch  nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... Về lĩnh vực tài chính ngân sách nhà nước trái với Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội.

4. Điều 20 Luật ngân sách nhà nước sửa đổi quy định  nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ

a) Lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương; Dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết;

b) Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở Trung ương, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ  Nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội, giao tỷ lệ phần trăm(%) phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách từng địa phương đối với khoản thu phân chia, quy định nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện  dự toán ngân sách địa phương đối với một sô lĩnh vực chỉ được Quốc hội Quyết định

c) Tổ chức, điều hành và kiểm tra việc thực hiện ngân sách nhà nước được quốc hội,. UB Thường vụ Quốc hội tình hình thực hiện ngân sách  nhà nước, cá dự án, công trình quan trọng quốc gia;

d) Quyết định việc sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước theo đúng mục tiêu đã quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật ngân sách nhà nước sửa đổi (và Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ) bao gồm các nhiệm vụ: phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Định kỳ hàng quý Chính phủ báo cáo UB Thường vụ Quốc hội và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương.

e) Theo quy định tại Điều 59 Luật ngân sách nhà nước sửa đổi (và Điều 54 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ), trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, nếu có sự thay đổi về thu, chi so với dự toán được giao thì

Trường hợp có phát sinh tăng thu, tiết Kiệm chi so với dự toán được giao, số tăng thu, tiết kiệm chi sử dụng đến giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư và phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Chính phủ dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, báo cáo UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với địa phương, UBND báo cáo HĐND trước khi thực hiện.

Trường hợp số thu không đạt dự toán được Quốc hội. hđ nghị định Quyết định , Chính phủ báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, UBND báo cáo Thường trực hđ nghị định điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng.

g) Quy định hoặc phân cấp cho cơ quan có thẩm quyền quy định các định mức phân bổ và các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước; đối với nhiệm vụ chi  quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, báo cáo UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bằng văn bản trước khi ban hành.

h) Lập và trình Quốc hội quyết toán ngân sách nhà nước, quyết toán các dự án công trình quan trọng quốc gia cho Quốc hội Quyết định.

5. Về cơ chế để lại các khoản thu ngân sách Trung ương được hưởng hàng năm hoặc trong một số năm cho địa phương.

Theo Khoản 4 Điều 15 Luật số 01/2002/QH11 thì: Quốc hội Quyết định phân bổ ngân sách trung ương, Như vậy, từ năm ngân sách 2004 trở đi, nếu các địa phương có nhu cầu để lại các khoản thu phần ngân sách trung ương được hưởng(thuế XNK, thuế Tiêu thụ đặc biệt hàng NK, thuế thu nhập doanh nghiệp...) hoặc được sử dụng số thu phần ngân sách địa phương được hưởng để thực hiện mục tiêu của các địa phương (thuế tài nguyên, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết...) thì các địa phương phải làm việc trực tiếp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để xem xét xử lý việc bổ sung có mục tiêu theo đúng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 29 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

6. Về thẩm quyền quyết định sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương.

[...]