Công văn 2332/BNN-TCLN năm 2016 về triển khai thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 2332/BNN-TCLN
Ngày ban hành 24/03/2016
Ngày có hiệu lực 24/03/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hà Công Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2332/BNN-TCLN
Về việc triển khai thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phvề cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổng hợp, đề nghị Bộ Tài chính bố trí kinh phí thực hiện ngay từ năm 2016. Bộ Nông nghiệp và Phát triển, nông thôn hướng dẫn một snội dung vkhoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, hỗ trợ trồng rừng và trợ cp gạo trồng rừng thay thế nương ry, cụ thể như sau:

I. NỘI DUNG HỖ TRỢ

1. Khoán bảo vệ rừng

Việc khoán bảo vệ rừng được thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghip và Phát triển nông thôn tại văn bn số 4545/BNN-TCLN ngày 23 tháng 12 năm 2013 về việc khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, trong đó:

Bên giao khoán bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, UBND cấp xã; Bên nhận khoán bao gm: hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi (sau đây gọi chung là hộ gia đình); Cộng đng dân cư thôn tại các xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và min núi (sau đây gọi tt là cộng đng dân cư thôn).

Diện tích rừng giao khoán: Diện tích rừng được nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên được Nhà nưc giao cho Công ty lâm nghiệp quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do y ban nhân dân xã, phường, thtrấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý.

2. Hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung

a) Hỗ trợ bảo vệ rừng: thực hiện đối với hộ gia đình, cộng đồng dân có thôn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền, thực hiện bảo vệ diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao, được UBND cấp xã nghiệm thu kết quả hàng năm.

b) Hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung (sau đây viết tắt là KNTS): tiến hành trên cơ s kết quả KNTS của các hộ gia đình thực hiện KNTS trên diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ và rừng sản xuất, theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt, được UBND cấp xã nghiệm thu hàng năm. Cơ quan lập, phê duyệt thiết kế, dự toán địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) quy định.

Diện tích đưa vào KNTS cần đáp ứng các tiêu chí theo Quy phạm kỹ thuật số QPN 21-98 ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04 tháng 11 năm 1998 ca Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trng rừng phòng hộ

- Htrợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài g; trồng rừng phòng hộ được thực hiện thông qua Dự án bảo vệ và phát triển rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt:

+ Đối với hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát trin lâm sản ngoài g: thực hin theo quy định tại Mục 3 3 Phần II (Trình tự, thủ tục hỗ trợ đầu tư trồng rừng (hỗ trợ trước)), Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC ngày 05 tháng 6 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và Đu tư, Bộ Nông nghip và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và Quyết định 66/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

+ Đối với hỗ trợ trồng rừng phòng hộ: thực hiện theo Hợp đng trồng rừng và hồ sơ thiết kế, dự toán được phê duyệt.

- Các hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ; trồng rừng phòng hộ trên diện tích đt lâm nghiệp được giao (có giấy chng nhận quyền sdụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền), theo đúng thiết kế, dự toán được phê duyệt, được nghiệm thu kết quả hàng năm. Cơ quan lập, phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định.

- Căn cứ danh Mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và danh Mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17 tháng 11 năm 2014 ca Bộ trưng BNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định danh Mục loài cây, nhóm loài cây được hỗ trợ phù hợp với Điều kiện thực tế của địa phương.

4. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy

Việc trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy được tiến hành đi với các hộ gia đình thực hiện trng rừng sản xuất và phát triển lâm sn ngoài g, trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình (có giấy chứng nhận quyn sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyn).

UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản, trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP tchức cấp gạo cho từng hộ gia đình trong vùng dự án theo định kỳ tại mỗi thôn, bản nơi hộ gia đình cư trú. Tùy tình hình thực tế tại địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định số lần hỗ trợ, mức hỗ trợ từng ln, nhưng ti đa không quá 03 (ba) tháng một ln.

Căn cứ vào dự án được duyệt và hướng dẫn tại văn bản này, chđầu tư lập danh sách các hộ gia đình, số lượng gạo trợ cấp cho từng hộ gia đình trong thôn theo mẫu biểu số 05 kèm theo văn bản này.

Khi các hộ gia đình bắt đầu thực hiện trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng phòng hộ thì mới tiến hành trợ cấp gạo. Việc trợ cấp gạo phải có chữ ký của đại diện hộ gia đình nhận trợ cấp gạo theo mu biu số 06 kèm theo văn bản này.

II. NGHIỆM THU KẾT QUẢ

Thực hiện theo Quyết định số 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định nghiệm thu trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng trng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên; Quyết định s59/2007/QĐ-BNN ngày 19 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Điều Quyết định 06/2005/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2005.

III. LẬP KẾ HOẠCH ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND cấp tỉnh tng hợp nhu cu kinh phí khoán bo vrừng; hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng có trng bsung; trợ cp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy năm sau, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn tổng hợp kế hoạch chung toàn quốc, cụ thể:

1. Xác định diện tích, nhu cầu kinh phí khoán bảo vệ rừng cho từng đi tượng, loại rừng theo hướng dẫn tại Mục I và mẫu biểu số 01 kèm theo văn bản này.

2. Xác định diện tích, nhu cầu kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng; hỗ trợ khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng bổ sung cho từng đối tượng, từng loại rừng theo hướng dẫn tại Mục I và mẫu biểu số 02, 03 kèm theo văn bản này.

[...]