Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn Quyết định 147/2007/QĐ-TTg và 66/2011/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC
Ngày ban hành 05/06/2012
Ngày có hiệu lực 20/07/2012
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tài chính
Người ký Cao Viết Sinh,Nguyễn Đăng Khoa,Phạm Sỹ Danh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2012/TTLT-BKHĐT-BNNPTNT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 147/2007/QĐ-TTG VÀ QUYẾT ĐỊNH 66/2011/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 (sau đây gọi là Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg);

Căn cứ Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gi là: Quyết định 66/2011/QĐ-TTg);

Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này áp dụng các nội dung quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một s chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về về việc sửa đổi một số điều của Quyết định 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Những từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

a) Đất trống đồi núi trọc để trồng rừng được áp dụng trong Thông tư này là đất đã được quy hoạch cho rng sản xuất mà ít nhất 3 năm trở lại đây chưa có rừng (trạng thái la, Ib, Ic).

b) Tổ chức quốc doanh trong Thông tư này bao gồm: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng, Lâm trường quc doanh, Công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp do Nhà nước đang sở hữu từ 50% vn điều lệ trở lên và được Nhà nước giao, cho thuê đất lâm nghiệp.

c) Tổ chức ngoài quốc doanh trong Thông tư này bao gồm: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty c phn mà Nhà nước sở hữu dưới 50% vốn điều lệ, công ty hợp danh, cộng đồng dân cư.

d) Các hoạt động lâm sinh trong Thông tư này bao gồm: trồng rừng và chăm sóc rừng (bao gồm cả xây dựng rừng giống, vườn giống, rừng khảo nghiệm); xây dựng vườn ươm; hoạt động tư vấn lâm sinh (xây dựng dự án, thiết kế kỹ thuật lâm sinh; giao đất, giao rừng, khoán đất trồng rừng); xây dựng đường ranh cản lửa; xây dựng bản đồ trồng rừng.

đ) Khoán đất trồng rừng lâu dài: các tổ chức quốc doanh được giao đất, cho thuê đt khi khoán cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thì thời gian khoán là thời gian khoán còn lại của quyết định giao đất, hợp đồng cho thuê đất của tổ chức quốc doanh đó với cơ quan có thẩm quyền, nhưng không quá 50 năm.

e) Diện tích khu rừng tập trung là diện tích các lô rừng liền kề nhau hoặc gần kề nhau tạo thành một vùng rừng, trong đó diện tích đất không có rừng không quá 10% tổng diện tích khu rừng tập trung.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất

1.1. Xác định chủ đầu tư và phạm vi dự án: chủ đầu tư dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

a) Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân (sau đây gọi chung là hộ gia đình): căn cứ năng lực hiện có của tổ chức quốc doanh, Hạt Kiểm lâm, Đồn biên phòng (sau đây gọi chung là tổ chức quốc doanh) và căn cứ diện tích đất rừng sản xuất hiện có, ban chỉ đạo cấp huyện thống nhất giao cho mỗi đơn vị xây dựng dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất trên một số xã nhất định.

b) Các tổ chức ngoài quốc doanh có thể tự xây dựng dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất. Dự án này có thể nằm trùng vào xã của các dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất cho hộ gia đình nhưng không được trùng về vị trí trên thực địa.

c) Đi với việc hỗ trợ trồng rừng cho cá nhân hộ gia đình nằm trong các dự án được quy hoạch vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến gỗ cụ thể (sau đây gọi là nhà máy g) đã được cp giấy chứng nhận đu tư nhà máy và UBND tỉnh phê duyệt dự án vùng nguyên liệu cho nhà máy gỗ, UBND tỉnh yêu cầu Hạt kiểm lâm ủy quyền cho chủ đầu tư nhà máy gỗ và UBND các xã trong quy hoạch vùng nguyên liệu ký hợp đồng trồng rừng với hộ gia đình cá nhân. Cho phép chủ đầu tư nhà máy chế biến hỗ trợ thêm tiền đầu tư nhằm nâng cao chất lượng rng và ăn chia sản phẩm với dân theo nguyên tc tự nguyện.

d) Đi với tổ chức ngoài quốc doanh chưa có dự án nhưng có nhu cầu trồng rừng: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh cho phép xây dựng dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất, sau khi được duyệt dự án này là căn cứ để giao đất, cho thđất.

1.2. Nội dung xây dựng dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất:

a) Xác định diện tích, đối tượng trồng rừng đến năm định hình bao gồm:

- Trồng rừng mới trên đất trống đồi núi trọc được quy hoạch là đất rừng sản xut;

- Trồng rừng sau khai thác từ rừng đã trồng từ nguồn vốn 327 và nguồn vốn 661 nay được quy hoạch thành đất rừng sản xuất;

- Xác định đối tượng đất được hỗ trợ (xã đặc biệt khó khăn, biên giới, xã khác);

- Xác định sơ bộ chủ rừng được hỗ trợ (đồng bào dân tộc thiểu số hay đồng bào dân tộc kinh);

- Xác định tập đoàn cây trồng chủ yếu để khuyến cáo cho chủ rừng.

[...]
8
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ