Công văn 2250/TCT-TNCN năm 2018 về chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của nhóm cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu 2250/TCT-TNCN
Ngày ban hành 06/06/2018
Ngày có hiệu lực 06/06/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tổng cục Thuế
Người ký Tạ Thị Phương Lan
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

B TÀI CHÍNH
TNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2250/TCT-TNCN
V/v Chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của nhóm cá nhân.

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2018

 

Kính gửi: Ông Ngô Quang Huy
(Địa chỉ: số 655, Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh)

Tổng cục Thuế nhận được Thư của ông Ngô Quang Huy góp ý dự thảo quy định về Thuế Thu nhập cá nhân về chính sách thuế đối với hoạt động cho thuê tài sản của nhóm cá nhân. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Quy định trước năm 2015

- Tại Điều 10 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 có quy định:

“Điều 10. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh

1. Thu nhập chịu thuế từ kinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế.

2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

3. Chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập chịu thuế từ kinh doanh trong kỳ tính thuế bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các chi phí khác trả cho người lao động;

b) Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ mua ngoài;

c) Chi phí khấu hao, duy tu, bảo dưỡng tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh;

d) Chi trả lãi tiền vay;

đ) Chi phí quản lý;

e) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí;

g) Các khoản chi phí khác liên quan đến việc tạo ra thu nhập.

4. Việc xác định doanh thu, chi phí dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ kế toán theo quy định của pháp luật.

5. Trường hợp nhiều người cùng tham gia kinh doanh trong một đăng ký kinh doanh thì thu nhập chịu thuế của mỗi người được xác định theo một trong các nguyên tắc sau đây:

a) Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;

b) Tính theo thoả thuận giữa các cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh;

c) Tính bằng số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.

6. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được doanh thu, chi phí và thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu, tỷ lệ thu nhập chịu thuế để xác định thu nhập chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

- Tại khoản 1, Điều 21 Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 có quy định:

“Điều 21. Thu nhập tính thuế

1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

- Tại điểm c, khoản 1, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn:

c) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương tiền công từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau:

[...]