Công văn 2162/BTP-KHTC năm 2017 về xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2162/BTP-KHTC
Ngày ban hành 26/06/2017
Ngày có hiệu lực 26/06/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Huy Hùng
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2162/BTP-KHTC
V/v xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2017

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các đơn vị dự toán thuộc Bộ;
- Các Chủ dự án viện trợ nước ngoài.

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Để chủ động tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018 của Bộ Tư pháp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề nghị các đơn vị dự toán xây dựng dự toán NSNN năm 2018 theo các nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2017

1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2017

- Đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện các nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-BTP ngày 10/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các nhóm nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2017 của Bộ Tư pháp.

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, các nhiệm vụ quan trọng, các Chương trình, Đề án lớn được giao, đơn vị cần đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

2.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu

Đánh giá nguyên nhân, các yếu tố tác động đến số thu năm 2017; kết quả thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, dự kiến tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước cả năm 2017. Khi đánh giá cần chú trọng đánh giá tình hình triển khai, kết quả thực hiện các biện pháp về thu theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi thường xuyên

a) Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến chi cả năm 2017 theo từng mục tiêu, nhiệm vụ, các chương trình, dự án được được giao cho đơn vị trong năm 2017.

b) Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu; các khoản chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, dự án và đi công tác nước ngoài… từ ngân sách nhà nước tại đơn vị (dự toán đã bố trí, kinh phí đã phân bổ, kinh phí đã sử dụng, số lượng đoàn đi công tác nước ngoài); những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.

c) Các đơn vị quản lý hành chính đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ.

- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện đánh giá tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo các Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006; Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015).

d) Các cơ sở đào tạo đánh giá kết quả thực hiện chính sách miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ, hỗ trợ chi phí học tập theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg và chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp theo Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg.

- Các đơn vị tổng hợp báo cáo Bộ (Vụ Kế hoạch-Tài chính) tình hình sử dụng số kinh phí đã được cấp trong dự toán ngân sách năm 2017 và số kinh phí chưa sử dụng năm 2016 chuyển sang năm 2017, nhu cầu kinh phí năm 2018 (kèm danh sách học viên, đối với số đối tượng của học kỳ I năm 2017-2018, chỉ tổng hợp báo cáo đề nghị bổ sung kinh phí năm 2017 sau khi đã thực hiện tuyển sinh).

- Căn cứ danh sách đối tượng được miễn học phí, giảm học phí; mức thu học phí của từng ngành, nghề đào tạo được cấp có thẩm quyền quyết định và số kinh phí cấp bù học phí năm 2017 chưa sử dụng hết (nếu có) để dự kiến số kinh phí miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập năm 2018.

- Đánh giá cụ thể tình hình thực hiện đối với một số khoản chi triển khai một số Đề án lớn gồm: Đề án xây dựng Học viện Tư pháp thành trường trọng điểm đào tạo chức danh tư pháp theo Quyết định số 2083/QĐ-TTg (Học viện Tư pháp); Đề án đào tạo trọng điểm cán bộ về pháp luật theo Quyết định số 549/QĐ-TTg (Trường Đại học Luật Hà Nội), Đề án đào tạo luật sư hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2010 – 2020 theo Quyết định số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Học viện Tư pháp, Cục Bổ trợ Tư pháp).

e) Đánh giá tình hình thực hiện các Chương trình, Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tình hình thực hiện dự toán chi; thuận lợi, khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong triển khai.

f) Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học: đánh giá tình hình triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ, tiến độ thực hiện các dự án, đề tài, số lượng các đề tài còn tồn đọng, đã quá hạn, nêu rõ nguyên nhân và hướng xử lý dứt điểm. Đồng thời, nêu rõ những vướng mắc khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, cơ chế, chính sách về khoa học công nghệ.

- Đánh giá tình hình thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016.

g) Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường, sự nghiệp đảm bảo xã hội, sự nghiệp kinh tế: đánh giá tiến độ thực hiện theo từng dự án, hiệu quả sử dụng kinh phí và tác động tích cực của việc thực hiện dự án; các dự án còn tồn đọng, chưa quyết toán, nêu rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục.

h) Đánh giá kết quả thực hiện chế độ cải cách tiền lương

- Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp tài chính tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương từ: Tiết kiệm chi thường xuyên (không kể tiền lương, các khoản có tính chất lương và chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương); từ nguồn thu được để lại theo chế độ quy định; xác định các nguồn năm trước theo quy định chưa sử dụng chuyển sang năm 2017 (nếu có) để tiếp tục tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương.

- Báo cáo về biên chế, quỹ lương, nguồn đảm bảo mức tiền lương cơ sở 1.300.000 đồng/tháng và xác định nguồn cải cách tiền lương còn dư chuyển sang năm 2018 (nếu có).

[...]