Công văn 2025/SNV-VTLT năm 2015 về hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ do Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 2025/SNV-VTLT
Ngày ban hành 16/09/2015
Ngày có hiệu lực 16/09/2015
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Phạm Thị Tuyết
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UBND TỈNH HÒA BÌNH
SỞ NỘI VỤ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2025/SNV-VTLT
V/v hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ

Hòa Bình, ngày 16 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi:

- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố.

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 14/7/2015 của y ban nhân dân tỉnh về việc giải quyết tài liệu tồn đọng tích đống của các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ và tài liệu lưu trữ trên địa bàn tỉnh, Sở Nội vụ hướng dẫn tổ chức chỉnh lý hồ sơ tài liệu lưu trữ, để các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh thống nhất thực hiện, như sau:

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

- Hưng dẫn này được áp dụng để chỉnh lý các phông hoặc khối tài liệu hành chính tiếng Việt được hình thành trong quá trình hoạt động ca các cơ quan nhà nước, tchức xã hội, tổ chức xã hộinghnghiệp, tổ chc kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh tại Quyết định số 487/QĐ-UBND ngày 08/4/2013 của UBND tnh.

- Tài liệu phim, ảnh, băng hình, đĩa hình, băng âm thanh, đĩa âm thanh và tài liệu trên các vật mang tin khác không thuộc phạm vi áp dụng của hướng dẫn này.

2. Khái niệm, mục đích, yêu cầu chỉnh lý

a) Khái niệm:

Chnh lý tài liệu là tchức lại tài liệu theo một phương án phân loại khoa học, trong đó tiến hành chỉnh sửa hoàn thiện, phục hi hoặc lập mới hồ sơ; xác định giá trị; hệ thng hóa h sơ, tài liệu và m các công cụ tra cứu đi với phông hoặc khi tài liệu đưa ra chỉnh lý.

b) Mục đích:

- Tổ chức sắp xếp hồ sơ, tài liệu ca phông hoặc khối tài liệu đưa ra chỉnh lý một cách khoa học tạo điu kiện thuận lợi cho công tác quản bảo qun và khai thác, sử dụng tài liệu;

- Loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy qua đó, góp phần nâng cao hiệu qusử dụng kho tàng và trang thiết bị, phương tin bảo quản.

c) Yêu cầu:

Tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, tổ chức (kinh phí, thời gian, nhân lực, trình độ cán bộ, cơ sở vật cht) và tình hình khối tài liệu đưa ra chỉnh lý (mức độ phân loại, lập hsơ) mà thực hiện chỉnh lý hoàn chỉnh hoặc một scông đoạn của quy trình chỉnh lý (chỉnh lý sơ bộ).

Tài liệu sau khi chỉnh lý hoàn chỉnh phải đạt được các yêu cầu sau:

- Phân loại và lập thành hồ sơ hoàn chỉnh;

- Xác định thời hạn bảo qun cho hồ sơ, tài liệu được tính bằng năm và hồ sơ tài liệu có giá trị vĩnh viễn, tài liệu hết giá trị để tiêu hủy theo quy định;

- Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu;

- Lập các công cụ tra cứu: mục lục hồ sơ, tài liệu; cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu khác phục vụ cho việc quản lý, tra cứu sử dụng;

- Lập danh mục tài liệu hết giá trị loại ra để tiêu hủy.

3. Nguyên tắc chỉnh lý:

- Không phân tán phông lưu trữ. Tài liệu của từng đơn vị hình thành phông phải được chỉnh lý và sắp xếp riêng biệt;

- Khi phân loại, lập hồ sơ (chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ), phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công việc.

- Tài liệu sau khi chỉnh lý phải phản ánh được các hoạt động của cơ quan, tổ chức hình thành tài liệu; sự liên hệ lôgíc và lịch sử của tài liệu.

II. CHUẨN BỊ CHỈNH LÝ

1. Giao nhận tài liệu

- Đi với lưu trữ cơ quan (Lưu trữ hiện hành) có cán bộ quản lý kho lưu trữ và bộ phận chỉnh lý tài liệu riêng thì khi xuất tài liệu ra khỏi kho để chỉnh lý phi tiến hành giao nhận tài liệu, số lượng tài liệu giao nhận được tính bằng mét giá; riêng đối với các phông hoặc khối tài liệu đã được lập hồ sơ sơ bộ, phải ghi rõ số lượng cặp, hộp và số lượng hồ sơ hoặc đơn vị bảo quản.

[...]