Công văn 1892/VPCP-KSTT năm 2024 hướng dẫn thực hiện rà soát thủ tục hành chính và tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1892/VPCP-KSTT
Ngày ban hành 23/03/2024
Ngày có hiệu lực 23/03/2024
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Trần Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1892/VPCP-KSTT
V/v hướng dẫn thực hiện rà soát TTHC và tái cấu trúc quy trình TTHC

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2024

 

Kính gửi:

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao[1]; để việc rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh và tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2024 hiệu quả, chất lượng, Văn phòng Chính phủ trân trọng đề nghị Đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên môn tập trung triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Khẩn trương tổ chức triển khai rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa các giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh tại Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng dẫn tại Phụ lục I công văn này, bảo đảm đáp ứng đúng tiến độ, chất lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tập trung thực hiện rà soát và cấu trúc lại quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở liên thông điện tử và tái sử dụng dữ liệu theo hướng dẫn tại Phụ lục II công văn này để xây dựng hoặc hoàn thiện, tích hợp, cung cấp các nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2024.

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp của Đồng chí./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, PTTg Trần Lưu Quang (để b/c);
- VPCP: BTCN
Vụ TH, TTĐTCP;
- Lưu: VT, KSTT (2).

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM




Trần Văn Sơn

 

PHỤ LỤC I

HƯỚNG DẪN RÀ SOÁT, CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA GIẤY PHÉP LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
(Kèm theo Công văn số 1892/VPCP-KSTT ngày 23 tháng 3 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ)

Việc rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1. Thống kê quy định, thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép

Ngoài các bộ phận cấu thành của thủ tục hành chính (TTHC) đã được thống kê, công bố, cập nhật, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, các bộ, cơ quan thống kê bổ sung một số nội dung sau:

a) Thống kê thủ tục hành chính liên quan đến giấy phép

Xác định các TTHC cụ thể cần thực hiện trước và sau khi có giấy phép, cụ thể: (1) Các TTHC trước khi cấp giấy phép là các TTHC cung cấp các kết quả hoặc giúp đáp ứng yêu cầu, điều kiện đầu vào để thực hiện việc cấp giấy phép; (2) Các TTHC sau khi có giấy phép là các TTHC mà cá nhân, tổ chức phải tiếp tục thực hiện sau khi có giấy phép để được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ: Căn cứ quy định thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm (mã số 1.002483), ta có kết quả như sau:

- Các TTHC phải thực hiện trước, là đầu vào của TTHC này như: (1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài; (2) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (TTHC: Cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu; Cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước); (3) Chấp thuận về mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền.

- Các TTHC thực hiện sau khi có giấy phép như: (1) Thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo hoặc kịch bản quảng cáo đã được duyệt cho Sở Y tế nơi tổ chức quảng cáo; (2) Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn.

b) Thống kê đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Xác định cụ thể các đối tượng thực hiện TTHC, gồm: (1) Liệt kê chi tiết các cá nhân, tổ chức phải thực hiện TTHC; (2) Các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải kiểm tra, đánh giá, thẩm định của TTHC (nếu có).

Ví dụ: Căn cứ quy định thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng (mã số 2.001123), ta có kết quả như sau:

- Các doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.

- Danh mục các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép tại phụ lục 1 Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT ngày 20 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trên cơ sở kết quả thống kê nêu trên, thực hiện phân loại mức độ rủi ro liên quan đến vấn đề quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, môi trường, sức khỏe của cộng đồng của từng đối tượng thực hiện thủ tục hành chính theo các mức độ: (1) Cao (có thể gây thiệt hại cho nhiều người về tài sản, tính mạng và phá hủy môi trường ở diện rộng,...); (2) Trung bình (có thể gây thiệt hại cho nhiều người về tài sản ở mức tương đối lớn, không gây thiệt về tính mạng, không phá hủy môi trường ở diện rộng,…); (3) Thấp (không gây thiệt hại đang kể về sức khỏe, tài sản, môi trường,…).

Ví dụ: Căn cứ kết quả thống kê đối với thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng (mã số 2.001123), giả sử ta có thể có kết quả phân loại mức độ rủi ro đối với một loại sản phẩm trong Danh mục các sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép tại phụ lục 1 Thông tư số 10/2022/TT-BTTTT như sau:

TT

Tên sản phẩm, hàng hóa

Mô tả hàng hóa

Phân loại rủi ro

Lý do

I

Sản phẩm an toàn cho thiết bị đầu cuối

 

 

 

1

Bảo vệ máy tính cá nhân/máy chủ

Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác gồm:

- Loại khác của hàng hóa Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình. (ghi rõ mã số HS nếu có, ví dụ: 8471.30.90)

- Loại khác của hàng hóa chứa trong cùng một vỏ có ít nhất một đơn vị xử lý trung tâm, một đơn vị nhập và một đơn vị xuất, kết hợp hoặc không kết hợp với nhau. (Ghi rõ mã số HS nếu có)

- Loại khác, ở dạng hệ thống. (Ghi rõ mã số HS nếu có)

Thấp

- Cá nhân, tổ chức tự chịu trách nhiệm về an toàn cho máy tính cá nhân và máy chủ của tổ chức. Đối với các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước đã quy định về cấp độ an toàn và đánh giá, kiểm tra an toàn, an ninh thông tin.

- Được nhập khẩu bởi doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng.

- Được sản xuất bởi các nhà sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, thế giới.

Thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng) gồm:

- Bộ điều khiển và bộ thích ứng (adaptor), kể cả cổng nối, cầu nối, bộ định tuyến và các thiết bị tương tự khác được thiết kế để chỉ kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động thuộc nhóm 84.71 của hàng hóa Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến. (Ghi rõ mã số HS nếu có)

- Loại khác của hàng hóa Máy thu, đổi và truyền hoặc tái tạo âm thanh, hình ảnh hoặc dạng dữ liệu khác, kể cả thiết bị chuyển mạch và thiết bị định tuyến. (Ghi rõ mã số HS nếu có)

c) Thống kê chi tiết về yêu cầu, điều kiện

Trường hợp TTHC có yêu cầu, điều kiện, thực hiện thống kê, xác định các yêu cầu, điều kiện kinh doanh theo các nhóm sau:

[...]