Công văn 1749/LĐTBXH-VPQGGN năm 2018 về tổ chức đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1749/LĐTBXH-VPQGGN
Ngày ban hành 10/05/2018
Ngày có hiệu lực 10/05/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Lê Tấn Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1749/LĐTBXH-VPQGGN

V/v tổ chức đánh giá giữa kỳ Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nhằm đánh giá kết quả đạt được so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo tiến độ thực hiện tại Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội làm cơ sở đề xuất các giải pháp chỉ đạo thực hiện đến năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức đánh giá giữa kỳ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. Mục đích

1. Đánh giá giữa kỳ những kết quả đạt được so với tiến độ, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi là Chương trình) và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13;

2. Phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các chính sách giảm nghèo;

3. Đề xuất, kiến nghị về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo; giải pháp huy động, bố trí và sử dụng nguồn lực; giải pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo từ nay đến năm 2020;

4. Qua đánh giá giữa kỳ, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung chiều, chỉ số đo lường nghèo đa chiều cho giai đoạn tiếp theo nhằm phản ánh tốt hơn thực trạng nghèo, hướng tác động nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

II. Yêu cầu

1. Đánh giá giữa kỳ được thực hiện trong phạm vi cả nước; được tổ chức thực hiện từ cơ sở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên, có sự tham gia của người dân;

2. Đánh giá giữa kỳ bao gồm đánh giá của các Bộ, ngành được phân công nhiệm vụ thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động của Chương trình, đánh giá của các cấp chính quyền địa phương trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo thông qua Chương trình; đánh giá độc lập của các tổ chức phát triển (bao gồm có các tổ chức tài trợ song phương/đa phương và tổ chức phi Chính phủ (NGOs);

3. Đánh giá tổng thể bao gồm: đánh giá thực hiện các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình; đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo và đánh giá hiệu quả tác động tới đối tượng thụ hưởng; đánh giá thực hiện các chính sách giảm nghèo và tiến độ rà soát sửa đổi hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành;

4. Qua đánh giá giữa kỳ, cần rút ra những kiến nghị, đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và cho giai đoạn tiếp theo.

III. Tiêu chí đánh giá

Đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13, cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

1. Tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách giảm nghèo; các văn bản hướng dẫn và bố trí vốn để thực hiện Chương trình.

2. Tính phù hợp của cơ chế, chính sách, các Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình trong triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Sự phù hợp cần được xem xét trên các phương diện phù hợp về đối tượng thụ hưởng, đặc điểm vùng miền (dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, an toàn khu, bãi ngang ven biển, thôn nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng kinh tế-sinh thái ...), phù hợp với nguồn lực và năng lực thực thi Chương trình của địa phương.

3. Tính đồng bộ và hệ thống của cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo hiện hành. Tiêu chí này thể hiện ở chỗ hệ thống cơ chế chính sách của các Bộ, ngành và sự triển khai của các cấp là có xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thụ hưởng, thống nhất, không mâu thuẫn, tạo điều kiện để thực hiện tốt được mục tiêu giảm nghèo đa chiều ở các địa phương.

4. Tính đầy đủ thể hiện ở mức độ bố trí nguồn lực đảm bảo tính đầy đủ và kịp thời cho thực hiện các chính sách, Dự án, Tiểu dự án, hoạt động thuộc Chương trình.

5. Tính hiệu lực và hiệu quả thực thi chính sách và giải pháp giảm nghèo thể hiện ở các lĩnh vực sau: (i) cụ thể hóa của địa phương trong việc đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện chính sách, Chương trình tới đối tượng thụ hưởng, ban hành các chính sách đặc thù trên địa bàn; (ii) sự phối kết hợp các ngành, các cấp liên quan ở Trung ương và địa phương để thực hiện chính sách và giải pháp thực hiện Chương trình đã ban hành; (iii) bố trí và sử dụng nguồn lực; (iiii) tác động của việc thực hiện chính sách và giải pháp giảm nghèo đến đối tượng thụ hưởng.

IV. Nội dung đánh giá

Để đạt được mục tiêu trên, đánh giá giữa kỳ Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và kết quả rà soát, tích hợp hệ thống chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau:

1. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 76/2014/QH13

1.1. Kết quả triển khai thực hiện theo quy định tại Quyết định 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 và Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 22/8/2017

a) Đối với các Bộ, ngành Trung ương

Đánh giá tiến độ và kết quả rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách giảm nghèo theo nhiệm vụ được giao, cụ thể:

- Đánh giá kết quả đã hoàn thành so với tiến độ, nhiệm vụ được giao;

- Đánh giá mức độ bao phủ của chính sách đối với đối tượng thụ hưởng (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, mức độ phù hợp, còn bỏ sót hay trùng đối tượng);

- Đánh giá tính kịp thời trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo;

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ