Công văn 1652/SGDĐT-GDTrH năm 2023 hướng dẫn triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 1652/SGDĐT-GDTrH
Ngày ban hành 10/04/2023
Ngày có hiệu lực 10/04/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Hiếu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1652/SGDĐT-GDTrH
V/v hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm học 2023 - 2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2023

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện;
- Hiệu trưởng các trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học (có cấp THPT).

Thực hiện Kế hoạch số 3308/KH-UBND ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông năm học 2023 - 2024 với nội dung như sau:

I. Triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông

1. Đánh giá việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Trong tháng 5 năm 2023, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục trung học tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022 - 2023 trong đó chú trọng đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CT GDPT 2018) đối với lớp 6, lớp 7, lớp 10 và Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CT GDPT 2006).

Phòng GD&ĐT các quận huyện và thành phố Thủ Đức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện việc tổ chức dạy học cho học sinh lớp 5 để học sinh được chuẩn bị học lớp 6 theo CT GDPT 2018 theo hướng dẫn tại Công văn số 3799/BGDĐT- GDTH ngày 01tháng 9 năm 2021 của Bộ GD&ĐT.

Các trường THCS thực hiện việc tổ chức dạy học cho học sinh lớp 9 để học sinh được chuẩn bị học lớp 10 theo CT GDPT 2018 theo Công văn số 3699/BGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2021 “V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2021 - 2022” của Bộ GD&ĐT.

Các cơ sở giáo dục đánh giá việc thực hiện Văn bản số 3995/SGDĐT- GDTrH ngày 20 tháng 10 năm 2022 về hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh trung học năm học 2022 - 2023.

Phòng GD&ĐT hướng dẫn các trường THCS tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ theo định hướng phát huy quyền tự chủ cơ sở; hiệu trưởng trường THCS, THPT thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện ma trận, đặc tả và đề kiểm tra, đánh giá định kì theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Đánh giá việc thực hiện rà soát, điều chỉnh các tiêu chí thi đua nhằm tránh việc đánh giá thi đua giáo viên dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh; tăng cường ứng dụng CNTT cho dạy học và quả lý; tổ chức xây dựng, phê duyệt học liệu số đảm bảo theo qui định của Bộ GD&ĐT.

Các Tổ/nhóm chuyên môn thảo luận, rút kinh nghiệm việc tổ chức kiểm tra, đánh giá theo mục tiêu cần đạt được qui định trong Chương trình; lãnh đạo các cơ sở giáo dục đánh giá rút kinh nghiệm việc điều chỉnh các quy chế, qui định kiểm tra, đánh giá nhằm đạt mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực; lưu ý kiểm tra, đánh giá không nặng về ghi nhớ gây áp lực đối cho học sinh mà hướng đến phát huy khả năng tự học, học tập với sự hỗ trợ của hệ thống quản lý học tập, với học liệu số; học tập trải nghiệm, học qua dự án học tập, …

2. Đối với hoạt động dạy học ở khối lớp 6, 7, 8 triển khai Chương trình GDPT 2018 năm học 2023 - 2024

2.1. Môn Lịch sử và Địa lí

a) Trường THCS, Phòng GD&ĐT cử giáo viên tham gia bồi dưỡng, tập huấn để giáo viên tự tin và đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học chương trình môn học; tăng cường sinh hoạt chuyên môn, tập huấn hỗ trợ đồng nghiệp để triển khai dạy học hiệu quả môn Lịch sử và Địa lí ở khối lớp 8 năm học 2023 - 2024; tăng cường xây dựng học liệu số, sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS để nâng cao hiệu quả dạy học.

b) Hiệu trưởng dự kiến phân công giáo viên có năng lực chuyên môn phù hợp để dạy học khối 8 theo CT GDPT 2018 năm học 2023 - 2024.

c) Tổ/nhóm chuyên môn thống nhất việc thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học theo định hướng, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn học thuộc CT GDPT 2018. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được tổ/nhóm chuyên môn phối hợp xây dựng ma trận, đặc tả phù hợp với chủ đề.

2.2. Môn Khoa học tự nhiên

a) Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng; đề cử giáo viên tham gia các chương trình bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

b) Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường.

c) Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên trong mỗi học kì được thực hiện trong quá trình dạy học môn học theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng gồm nội dung của các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỉ lệ phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

2.3. Nội dung giáo dục của địa phương

a) Căn cứ vào nội dung giáo dục của địa phương, hiệu trưởng phân công giáo viên, giao nhiệm vụ Tổ/nhóm chuyên môn phụ trách xây dựng kế hoạch dạy học; thảo luận, chia sẻ học liệu, tư liệu dạy học các chủ đề phù hợp.

b) Tăng cường ứng dụng CNTT, học liệu số, hệ thống quản lý học tập để xây dựng chủ đề phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường, tạo thuận lợi cho học sinh liên hệ, vận dụng những nội dung kiến thức đã học trong các môn học với thực tiễn tại địa phương.

2.4. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

a) Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp bao gồm các nội dung hoạt động được tổ chức trong và ngoài nhà trường với các hình thức hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và hoạt động câu lạc bộ. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng phân công cán bộ quản lí, giáo viên đảm nhận việc tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với năng lực của cán bộ quản lí, giáo viên.

b) Kế hoạch tổ chức các hoạt động được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường; tăng cường phối hợp với cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

c) Cán bộ quản lí, giáo viên phải thực hiện việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với hoạt động được phân công theo kế hoạch. Bài kiểm tra, đánh giá định kì được xây dựng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm nội dung các hoạt động đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra, đánh giá.

2.5. Môn Tin học và Ngoại ngữ 1

[...]