Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 38/2021/TT-BGDĐT
Ngày ban hành 30/12/2021
Ngày có hiệu lực 14/02/2022
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phạm Ngọc Thưởng
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2021/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2021

 

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, bao gồm: Môn Ngữ văn; môn Toán; môn Ngoại ngữ; môn Giáo dục công dân; môn Lịch sử và Địa lí; môn Khoa học tự nhiên; môn Công nghệ; môn Tin học; môn Giáo dục thể chất; môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và Thiết bị dùng chung.

Điều 2. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở ban hành kèm theo Thông tư này, các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, bảo quản và sử dụng thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học cơ sở.

Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2022.

1. Thông tư này thay thế Thông tư số 44/2020/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 6.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 19/2009/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở theo lộ trình như sau:

a) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 7 từ năm học 2022 - 2023;

b) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 8 từ năm học 2023 - 2024;

c) Thay thế Danh mục thiết bị dạy học lớp 9 từ năm học 2024 - 2025.

3. Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng;
- Như Điều 4 (để thực hiện);
- Công báo;
- Cổng TTĐT của Chính phủ;
- Cổng TTĐT của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục CSVC, Vụ GDTrH, Vụ PC (10b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

DANH MỤC

THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ - MÔN NGỮ VĂN
(Kèm theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT

Chủ đề dạy học

Tên thiết bị

Mục đích sử dụng

Mô tả chi tiết thiết bị

Đối tượng sử dụng

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

GV

HS

I

TRANH ẢNH

 

Chủ đề 1. Đọc

1

Dạy đọc hiểu văn bản văn học

a. Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu các thể loại truyện

Bộ tranh minh họa hình ảnh một số truyện tiêu biểu gồm: truyện hiện đại, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện đồng thoại. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa về một số nhân vật nổi tiếng trong các truyện truyền thuyết và cổ tích (Thánh Gióng; Thạch Sanh);

- 01 tranh minh họa một số nhân vật truyện đồng thoại như: Dế Mèn, Bọ Ngựa, Rùa Đá; hoặc tranh minh họa cho các truyện hiện đại như: Bức tranh em gái tôi, Điều không tính trước.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

 

 

b. Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu.

Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của văn bản truyện: mô hình cốt truyện và các thành tố của truyện đề tài, chủ đề, chi tiết, nhân vật); mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ); mô hình lời người kể chuyện (kể theo ngôi thứ nhất và kể theo ngôi thứ ba) và lời nhân vật Bộ tranh gồm 03 tờ:

- 01 tranh vẽ các thành phần của một cốt truyện thông thường;

- 01 tranh vẽ mô hình đặc điểm nhân vật (hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ);

- 01 tranh minh họa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3; lời nhân vật và lời người kể chuyện.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

2

Dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Bộ tranh mô hình hóa các thành tố của các loại văn bản thơ

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại thơ.

Bộ tranh dạy các tác phẩm thơ, thơ lục bát, thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (số tiếng, số dòng, vần, nhịp của thơ lục bát). Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh mô hình hóa các yếu tố tạo nên bài thơ nói chung: số tiếng, vần, nhịp, khổ, dòng thơ;

- 01 tranh minh họa cho mô bình bài thơ lục bát và bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả (có thể tích hợp tranh đấu luôn cho 1 trong 2 loại bài thơ này).

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

3

Dạy các tác phẩm Hồi kí hoặc Du kí

Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại kí.

Bộ tranh bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa bìa sách một số cuốn Hồi kí và Du kí nổi tiếng và tiêu biểu;

- 01 tranh minh họa cho các hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của tác phẩm kí.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

4

Dạy các văn bản nghị luận

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu thể loại nghị luận.

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài; Bảng nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (kiểm chúng được và không kiểm chứng được) và mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa bố cục bài văn nghị luận (mở bài, thân bài, kết bài, các ý lớn);

- 01 tranh minh họa cho ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của các yếu tố đó.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

5

Dạy các văn bản thông tin.

Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy học đọc hiểu loại văn bản thông tin.

Tranh một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng. Tranh mô hình hóa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin. Bộ tranh gồm 02 tờ:

- 01 tranh minh họa một số dạng/loại văn bản thông tin thông dụng;

- 01 tranh minh họa các yếu tố hình thức của văn bản thông tin như: nhan đề, sa pô, đề mục, chữ đậm, số thứ tự và dấu đầu dòng trong văn bản.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

 

Chủ đề 2: Viết

6

Dạy quy trình, cách viết chung

Tranh minh họa: Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản và Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết.

01 tranh minh họa về:

- Mô hình hóa quy trình viết 1 văn bản: chuẩn bị trước khi viết; tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm;

- Sơ đồ tóm tắt nội dung chính của một số văn bản đơn giản dưới dạng sơ đồ tư duy.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

7

Dạy về quy trình, cách viết theo kiểu văn bản

Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản có trong chương trình

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy viết

Bộ tranh minh họa về Sơ đồ mô hình một số kiểu văn bản tiêu biểu có trong chương trình gồm: văn bản tự sự, văn bản miêu tả, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận, văn bản thuyết minh; Biên bản cuộc họp. Bộ tranh gồm 5 tờ:

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn tự sự kể lại một trải nghiệm hoặc kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn miêu tả một cảnh sinh hoạt;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện;

- 01 tranh minh họa mô hình bố cục một biên bản cuộc họp.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6

II

VIDEO/CLIP/PHIM
(Tư liệu dạy học điện tử)

1

 

Bộ học liệu điện tử hỗ trợ giáo viên

Giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học (giáo án) điện tử phù hợp với Chương trình Ngữ văn ở mỗi lớp.

Bộ học liệu điện tử được xây dựng theo Chương trình môn Ngữ văn mới (CTGDPT 2018), có hệ thống học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, video, các câu hỏi, đề kiểm tra) đi kèm và được tổ chức, quản lý thành hệ thống thư viện điện tử, thuận lợi cho tra cứu và sử dụng. Bộ học liệu sử dụng được trên PC trong môi trường không kết nối internet. Phải đảm bảo tối thiểu các chức năng:

- Chức năng hỗ trợ soạn giáo án điện tử;

- Chức năng hướng dẫn chuẩn bị bài giảng điện tử;

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị và sử dụng học liệu điện tử (hình ảnh, bản đồ, sơ đồ, lược đồ, âm thanh, hình ảnh);

- Chức năng hướng dẫn và chuẩn bị các bài tập;

- Chức năng hỗ trợ chuẩn bị công tác đánh giá.

x

x

 

01/GV

Dùng chung cho các lớp 6, 7, 8, 9

2

Tác phẩm Nam quốc sơn hà (Thời Lý)

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Nam quốc sơn hà

Minh họa và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Nam quốc sơn hà.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Nam quốc sơn hà, gồm:

- Giới thiệu triều đại nhà Lý, đặc biệt là công cuộc chống quân Tống, bảo vệ chủ quyền đất nước;

- Hình ảnh trang sách có in bài thơ Nam quốc sơn hà (nguyên tác và bản dịch) có kèm giọng đọc bài thơ (cả phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ) kèm lời bình luận về tác phẩm;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về ý nghĩa và giá trị của bài thơ trong lịch sử Việt Nam.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

3

Tác phẩm Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Hịch tướng sĩ

Minh họa và phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác phẩm Hịch tướng sĩ.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Hịch tướng sĩ, bao gồm:

- Giới thiệu về triều đại nhà Trần và 3 lần chống giặc Nguyên Mông;

- Giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn (danh tướng kiệt xuất của dân tộc, chỉ huy quân đội đánh tan 2 cuộc xâm lược của quân Nguyên - Mông);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Hịch tướng sĩ và lời bình luận tác phẩm.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

4

Tác phẩm

- Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

- Thơ Nguyễn Trãi

Video/clip/ phim tư liệu về các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu các tác phẩm Bình Ngô đại cáo và thơ Nôm của Nguyễn Trãi.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Bình Ngô đại cáo, bao gồm:

- Giới thiệu về vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn;

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi (nhà chính trị, nhà thơ, nhà văn lớn nhất ở triều đại nhà Lê);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định, đánh giá về và tác phẩm Bình Ngô đại cáo (hoàn cảnh sáng tác, thể loại, giá trị nội dung và nghệ thuật);

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học về thơ Nguyễn Trãi;

- Giọng đọc diễn cảm một số trích đoạn tiêu biểu trong bài Bình Ngô đại cáo; giọng đọc/lời bình luận một số bài thơ Nôm tiêu biểu.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

5

Truyện dân gian

Video/clip/ phim tư liệu về Văn học dân gian Việt Nam

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu Văn học dân gian Việt Nam.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu các thể loại truyện dân gian:

- Lời thuyết minh hoặc ý kiến phân tích của các nhà nghiên cứu văn học dân gian về một số yếu tố của truyện truyền thuyết, cổ tích, như: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật (có xen hình ảnh Minh họa từ các truyện tranh hoặc các trích đoạn phim hoạt hình được chuyển thể từ:

+ Truyện truyền thuyết;

+ Truyện cổ tích;

+ Truyện ngụ ngôn;

+ Truyện cười;

- Một số ý kiến đánh giá chung của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học về kho tàng truyện dân gian Việt Nam.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8

6

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Video/clip/ phim tư liệu về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Minh họa, phục vụ cho hoạt động dạy đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm Truyện Kiều, bao gồm:

- Giới thiệu về bối cảnh xã hội ở triều đại cuối nhà Hậu Lê - đầu nhà Tây Sơn (hoặc triều đại Gia Long);

- Giới thiệu khái quát cuộc đời, sự nghiệp, tài năng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du;

- Ý kiến phát biểu của một số nhà phê bình văn học nhận định giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

7

Tác giả Hồ Xuân Hương

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Hồ Xuân Hương:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương phản ánh thời cuộc và thân phận người phụ nữ;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nghệ thuật thơ Nôm của Hồ Xuân Hương.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

8

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX;

- Tư liệu về quê hương Nguyễn Đình Chiểu, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ phản ánh thời cuộc, cốt cách Nguyễn Đình Chiểu ở mỗi chặng đường đời;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

9

Tác giả Nguyễn Khuyến

Video/clip/ phim tư liệu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Nôm của Nguyễn Khuyến:

- Tư liệu về bối cảnh thời đại xã Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX;

- Tư liệu về quê hương Hà Nam của Nguyễn Khuyến, về thân thế và sự nghiệp Nguyễn Khuyến, kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ Nôm phản ánh cảnh vật làng quê Bắc bộ, cảnh nước mất nhà tan, cốt cách, tâm sự của Nguyễn Khuyến;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật thơ Nôm của Nguyễn Khuyến.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

10

Tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Video/clip/ phim tư liệu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh:

- Tư liệu về thời đại, cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

- Tư liệu về sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ văn Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (quan điểm sáng tác, thể loại, tư tưởng và nghệ thuật), kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số bài thơ, đoạn văn trong các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

11

Tác giả Nam Cao

Video/clip/ phim tư liệu tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu truyện ngắn của Nam Cao

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu truyện ngắn Nam Cao:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về nhà văn Nam Cao (một trong những cây bút hiện thực xuất sắc nhất của văn học hiện thực trước Cách mạng), ý kiến bình luận về giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao;

- Tư liệu/trích đoạn một số bộ phim chuyển thể từ truyện ngắn Nam Cao.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

12

Tác giả Xuân Diệu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Xuân Diệu:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám và phong trào Thơ mới;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/ bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Xuân Diệu.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

13

Tác giả Tố Hữu

Video/clip/ phim tư liệu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu thơ Tố Hữu:

- Tư liệu về bối cảnh xã hội Việt Nam giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám và thơ văn Cách mạng;

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về thơ Tố Hữu; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc/bình luận một số câu thơ/bài thơ đặc trưng cho phong cách thơ Tố Hữu.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7, 8, 9

14

Tác giả Nguyễn Tuân

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Tuan

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân.

Cung cấp tư liệu dạy học đọc hiểu tác phẩm (kí) của Nguyễn Tuân:

- Ý kiến của một số nhà nghiên cứu, phê bình văn học về một số nét đặc sắc trong tác phẩm kí của nhà văn Nguyễn Tuân; kết hợp phụ đề hoặc giọng đọc một số trích đoạn kí;

- Tư liệu những hình ảnh về địa danh, sự vật xuất hiện trong kí của Nguyễn Tuân kèm lời thuyết minh

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 6, 7

15

Tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Video/clip/ phim tư liệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng

Minh họa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng.

Những đoạn phim tư liệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và những vấn đề được nêu ra trong kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

x

 

Bộ

01/GV

Dùng cho lớp 8, 9

Ghi chú:

- Giáo viên có thể khai thác các thiết bị, tranh ảnh, tư liệu khác phục vụ cho môn học;

- Các tranh/ảnh dùng cho giáo viên có thể thay thế bằng tranh/ảnh điện tử hoặc phần mềm mô phỏng; Tranh ảnh có kích thước (540x790) mm, dung sai 10mm, in trên giấy couché, định lượng 200g/m2, cán láng OPP mờ. Các tranh dành cho GV có thể thay thế bằng tranh điện tử hoặc phần mềm;

- Mỗi Video/Clip/Phim (tài liệu/tư liệu/mô phỏng) có thời lượng không quá 3 phút, độ phân giải HD (tối thiểu 1280x720) hình ảnh và âm thanh rõ nét, có thuyết minh (hoặc phụ đề) bằng tiếng Việt;

- Đối với các thiết bị được tính cho đơn vị “trường”, “lớp”, “GV”, “HS”, căn cứ thực tế của các trường về: số điểm trường, số lớp, số HS/lớp để tính toán số lượng trang bị cho phù hợp, đảm bảo đủ thiết bị cho HS thực hành;

- Ngoài danh mục thiết bị như trên, giáo viên có thể sử dụng thiết bị dạy học của môn học khác và thiết bị dạy học tự làm;

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ