Công văn 165/TANDTC-HTQT năm 2021 tổng kết thực tiễn công tác tương trợ tư pháp về dân sự do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 165/TANDTC-HTQT
Ngày ban hành 25/11/2021
Ngày có hiệu lực 25/11/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tòa án nhân dân tối cao
Người ký Lê Mạnh Hùng
Lĩnh vực Quyền dân sự

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/TANDTC-HTQT
V/v tổng kết thực tiễn công tác tương trợ tư pháp về dân sự

Hà Nội, 25 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân cấp cao;
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong thời gian vừa qua, theo sự phản ánh của một số Tòa án, công tác tương trợ tư pháp về dân sự đã gặp một số khó khăn, cần phải được hướng dẫn để thực hiện thống nhất. Trên tinh thần đó, để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ việc hướng dẫn, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ tương trợ tư pháp về dân sự dự kiến tổ chức vào trung tuần của tháng 12/2021, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các Tòa án báo cáo tình hình và kết quả thực hiện công tác này trong năm 2021 như sau:

I. Công tác ủy thác tư pháp ra nước ngoài của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp cao

1. Tình hình và kết quả:

1.1. Số lượng vụ việc có ủy thác tư pháp ra nước ngoài; Loại vụ việc chủ yếu có ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

1.2. Các nước được Tòa án ủy thác để tống đạt văn bản tố tụng, thu thập chứng cứ.

1.3. Số lượng hồ sơ ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

1.4. Số lượng hồ sơ nhận được thông báo kết quả (đã thực hiện được, không thực hiện được, bị từ chối thực hiện và lý do).

1.5. Thời gian trung bình tính từ khi gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho Bộ Tư pháp đến khi nhận được thông báo kết quả từ Bộ Tư pháp.

2. Khó khăn:

2.1. Lập hồ sơ, dịch hồ sơ ra tiếng nước ngoài.

2.2. Chi phí, thanh toán chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

2.3. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

3. Kiến nghị, đề xuất

3.1. Những vấn đề mới phát sinh cần được hướng dẫn hoặc cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.

3.2. Các vấn đề khác (nếu có).

II. Công tác thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh

I. Tình hình và kết quả:

1.1. Số lượng hồ sơ được Bộ Tư pháp chuyển đến; Các nước có yêu cầu ủy thác tư pháp; Yêu cầu ủy thác chủ yếu: tống đạt văn bản hay thu thập chứng cứ.

1.2. Số lượng hồ sơ thực hiện được; không thực hiện được; từ chối thực hiện.

1.3. Cách thức thực hiện chủ yếu: tống đạt trực tiếp tại địa chỉ hoặc yêu cầu đến trụ sở Tòa án nhận hồ sơ, lấy lời khai hoặc gửi theo đường bưu chính.

1.4. Thời gian trung bình thực hiện tính từ khi nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp gửi đến và gửi thông báo kết quả thực hiện cho Bộ Tư pháp.

2. Khó khăn:

2.1. Hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài.

2.2. Cách thức thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài:

a) Xác minh địa chỉ của đương sự, bao gồm công tác phối hợp vơi chính quyền địa phương để xác minh địa chỉ của đương sự;

b) Nhân sự, nguồn kinh phí thực hiện;

c) Sự hợp tác của đương sự.

[...]