Công văn 1647/VKSTC-V7 năm 2016 về góp ý Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự sửa đổi do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 1647/VKSTC-V7
Ngày ban hành 06/05/2016
Ngày có hiệu lực 06/05/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Thị Yến
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1647/VKSTC-V7
V/v góp ý Quy chế công tác THQCT và KSXXHS sửa đổi

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2016

 

Kính gửi:

- Đ/c Vụ trưởng Vụ 1, Vụ 2, Vụ 3, Vụ 4, Vụ 5, Vụ 6, Vụ 14;
- Đ/c Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương;
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao 1, 2, 3;
- Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 

Thực hiện Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc sửa đổi, bổ sung các Quy chế nghiệp vụ phù hợp với quy định của Bộ luật ttụng hình sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan; Vụ 7 Viện kim sát nhân dân tối cao đã dự thảo Quy chế vcông tác thực hành quyn công t và kim sát xét xử các vụ án hình sự (sau đây gọi tắt là dự thảo quy chế) thay thế Quy chế về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự kèm theo Quyết đnh số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng VKSNDTC.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát NDTC về việc xin ý kiến của các đơn vị đi với dự thảo quy chế; Vụ 7 gửi tới Đồng chí dự thảo quy chế nói trên đchỉ đạo đơn vị nghiên cứu, góp ý kiến. Ý kiến của đơn vị xin gửi vVụ 7 VKSND ti cao trước ngày 18/5/2016 để tổng hợp báo cáo Viện trưởng VKSNDTC. Văn bản góp ý xin gửi về Vụ 7 VKSNDTC đồng thời gửi qua hộp thư điện tử: phamduc0102@gmail.com.

(Ngoài ra Dự thảo Quy chế còn được đăng tải trên Mục “Thông báo” của Trang thông tin điện tử của VKSND tối cao).

Xin trân trọng cám ơn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Đ/c VTVKSNDTC (b/c);
- Đ/c PVTVKSTC Lê Hữu Thể (b/c);
- Lưu V7./.

TL. VIỆN TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Yến

 

QUY CHẾ

CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

DỰ THẢO QUY CHẾ

CÔNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
(Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-VKSTC ngày   /5 /2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chức năng

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm:

1. Thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.

2. Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Chức năng

Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm:

1. Thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội.

2. Kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm bảo đảm việc xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Đọc cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung, nếu có; quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa;

2. Tham gia xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;

3. Thực hiện việc luận tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm, phát biểu quan Điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;

 

 

 

4. Tranh luận với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;

 

5. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án;

6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng;

7. Kiểm sát các bản án, biên bản phiên tòa và quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật;

8. Yêu cầu Tòa án cùng cấp và cấp dưới chuyển hồ sơ những vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;

9. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hoặc quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự;

10. Tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;

11. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa; ra các quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử

 

1. Công bố cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa;

2. Xét hỏi, xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ, bổ sung chứng cứ mới;

3. Luận tội, tranh luận với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa, rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố; kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp; trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị;

4. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội; bổ sung thay đổi kháng nghị, rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị;

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử vụ án hình sự của Tòa án;

2. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật;

3. Kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án;

4. Yêu cầu Tòa án cùng cấp, cấp dưới chuyển hồ sơ vụ án hình sự để xem xét, quyết định việc kháng nghị;

5. Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về thủ tục tố tụng;

6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong hoạt động tố tụng;

7. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý;

8. Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị, nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát xét xử vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 3. Phạm vi công tác

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự bắt đầu từ khi chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 4. Phạm vi công tác

Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự bắt đầu từ khi chuyển bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn cùng hồ sơ vụ án sang Tòa án để xét xử và kết thúc khi bản án và quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 4. Quan hệ công tác

1. Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các địa phương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ở Viện kiểm sát cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Kiểm sát viên còn chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị. Khi thực hiện nhiệm vụ giữa Kiểm sát viên với lãnh đạo đơn vị có ý kiến khác nhau thì Kiểm sát viên và lãnh đạo đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phối hợp với Văn phòng để thực hiện các chương trình công tác, cấp phát trang thiết bị, phương tiện và kinh phí cho hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; phối hợp với Vụ (hoặc phòng) tổ chức cán bộ về xây dựng bộ máy, về biên chế và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ; với Vụ (hoặc phòng) thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra để giải quyết những vụ án do Tòa án cấp giám đốc thẩm, tái thẩm hủy để Điều tra lại hoặc tham gia cùng giải quyết những vụ án khác từ giai đoạn Điều tra hoặc xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của lãnh đạo Viện; phối hợp với Vụ (hoặc phòng) khiếu tố để quản lý và giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền; với Viện khoa học trong việc hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; với Cục (hoặc phòng) thống kê tội phạm để khai thác các số liệu cần thiết cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự và với các đơn vị nghiệp vụ khác để thực hiện công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Khi phối hợp để thực hiện công việc nếu có ý kiến khác nhau thì đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phụ trách khối xem xét, quyết định.

Điều 5. Quan hệ công tác

1. Kiểm sát viên được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Khi thực hiện nhiệm vụ giữa Kiểm sát viên với lãnh đạo đơn vị có ý kiến khác nhau thì báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.

2. Quan hệ phối hợp

a. Các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phối hợp với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các đơn vị có liên quan để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành theo Chỉ thị công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về xây dựng các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật, sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự cho Viện kiểm sát cấp dưới;

b. Phối hợp với các Vụ (Phòng) Thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra và các đơn vị nghiệp vụ khác  giải quyết những vụ án mà Hội đồng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án cấp trên xử hủy án để Điều tra lại theo quy định của pháp luật hoặc các vụ án do lãnh đạo Viện yêu cầu;

c. Với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học trong việc hướng dẫn nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nghiên cứu những vướng mắc trong áp dụng pháp luật, đề xuất việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi pháp luật liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và xét xử hình sự;

d. Với Cục (Phòng) Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin để nắm các số liệu cần thiết phục vụ cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự;

e. Với Văn phòng để thực hiện tốt chương trình kế hoạch công tác, quản lý hành chính tư pháp, trang bị phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động của đơn vị;

f. Với Vụ (Phòng) Tổ chức cán bộ về xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế, Điều động và tiếp nhận cán bộ; quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và quản lý công chức, thực hiện chính sách cán bộ, đề nghị bổ nhiệm công chức của đơn vị;

g. Với Vụ (Phòng) Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, Thanh tra và các đơn vị có liên quan để giải quyết khiếu nại của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân và trong công tác thanh tra, kiểm tra có liên quan đến công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, công tác xây dựng Ngành;

h. Với Cục (Phòng) Kế hoạch – Tài chính trong thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước đối với người bị oan trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Ngành.

Khi phối hợp để thực hiện công việc nếu có ý kiến khác nhau thì đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự báo cáo Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phụ trách khối xem xét, quyết định.

Điều 5. Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa

1. Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa.

Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì 2 Kiểm sát viên có thể cùng tham gia phiên tòa. Trong trường hợp cần thiết có thể có Kiểm sát viên dự khuyết.

Trường hợp vụ án phức tạp mà địa phương thấy cần thiết hoặc những vụ án đối với người có chức sắc cao trong các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài; dự kiến xét xử hình phạt cao nhất thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phải trực tiếp tham gia phiên tòa.

Lãnh đạo Viện ủy quyền cho Trưởng phòng, Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực ký quyết định phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa phúc thẩm.

2. Tại phiên tòa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên cùng cấp tham gia phiên tòa.

3. Kiểm sát viên phải từ chối tham gia phiên tòa hoặc bị thay đổi khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 6. Sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa

1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên tham gia. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Trường hợp vụ án phức tạp, vụ án đối với người có chức sắc cao trong các tôn giáo, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi, người nước ngoài; vụ án dự kiến xét xử hình phạt cao nhất mà địa phương, đơn vị thấy cần thiết thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng phải trực tiếp tham gia phiên tòa.

Lãnh đạo Viện quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

 

2. Kiểm sát viên phải từ chối tham gia phiên tòa hoặc bị thay đổi khi có một trong các căn cứ quy định tại Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự.

 

Điều 6. Báo cáo án

Trước khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Kiểm sát viên và lãnh đạo đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ án.

Việc báo cáo án phải bằng văn bản ghi rõ lý lịch bị cáo, tóm tắt nội dung vụ án, hành vi phạm tội của từng bị cáo, hệ thống các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những mâu thuẫn của các tài liệu, phương án giải quyết, nội dung kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, nội dung bản án sơ thẩm, phúc thẩm và quan Điểm giải quyết vụ án của Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án; đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng các Điều, Khoản của Bộ luật Hình sự để đề nghị mức án cụ thể đối với từng bị cáo và giải quyết phần dân sự trong hình sự (nếu có).

Đối với các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, việc báo cáo án thực hiện theo quy chế này và quy chế của đơn vị.

 

 

Điều 7. Báo cáo án

Trước khi tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm Kiểm sát viên và lãnh đạo đơn vị phải báo cáo lãnh đạo Viện về việc giải quyết vụ án.

Báo cáo án bằng văn bản ghi rõ lý lịch bị cáo, tóm tắt nội dung vụ án, hành vi phạm tội của từng bị cáo, hệ thống các chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, những mâu thuẫn của các tài liệu chứng cứ nếu có, phương án giải quyết, nội dung kháng cáo, kháng nghị, khiếu nại, nội dung bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm (nếu có) quan Điểm của Viện kiểm sát đã giải quyết vụ án; đề xuất đường lối giải quyết vụ án, áp dụng Điều, Khoản của Bộ luật hình sự, mức bồi thường theo Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác liên quan.

Đối với Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự và các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, việc báo cáo án thực hiện theo quy chế này và quy chế của đơn vị.

Báo cáo án được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 7. Họp trù bị với Tòa án

1. Việc họp trù bị với Tòa án thực hiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tùy theo tính chất và nội dung họp trù bị mà lãnh đạo Viện hoặc Kiểm sát viên tham gia họp. Kiểm sát viên phải chuẩn bị trước nội dung, những vấn đề Tòa án đưa ra trao đổi hoặc Viện kiểm sát đưa ra trao đổi; phương án giải quyết; thời gian, địa Điểm xét xử; triệu tập người có liên quan; tình hình sức khỏe, tâm lý bị can, bị cáo; phương pháp tuyên truyền. Đối với vụ án phức tạp mà Viện kiểm sát chủ trì họp thì có thể mời lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác tham dự.

Điều 8. Phối hợp với Tòa án chuẩn bị xét xử

1. Việc họp với Tòa án chuẩn bị xét xử thực hiện theo quy định phối hợp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao.

2. Tùy theo tính chất và nội dung họp mà lãnh đạo Viện hoặc Kiểm sát viên tham gia. Kiểm sát viên phải chuẩn bị trước nội dung, những vấn đề Tòa án đưa ra trao đổi hoặc Viện kiểm sát đưa ra trao đổi; phương án giải quyết; thời gian, địa Điểm xét xử; triệu tập người có liên quan; tình hình sức khỏe, tâm lý bị can, bị cáo; phương pháp tuyên truyền. Đối với vụ án phức tạp mà Viện kiểm sát chủ trì họp thì có thể mời lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng và một số cơ quan khác tham dự.

Điều 8. Báo cáo kết quả phiên tòa

1. Sau phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kết quả phiên tòa; đề xuất những vấn đề cần kháng nghị, kiến nghị, hướng giải quyết những vấn đề đó, nếu thấy cần thiết.

Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi đến Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát quân sự khu vực gửi đến Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

Báo cáo kết quả xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi đến Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực; báo cáo kết quả xét xử của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gửi đến Viện kiểm sát quân sự Trung ương.

Thông báo kết quả xét xử của các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm gửi đến Viện kiểm sát cấp tỉnh và Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; thông báo kết quả xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi đến Viện kiểm sát cấp huyện; thông báo kết quả xét xử của Viện kiểm sát quân sự Trung ương gửi đến Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

 

 

 

 

 

2. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm làm báo cáo kèm theo các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát sẽ xét xử phúc thẩm để giải quyết theo thẩm quyền.

3. Báo cáo kết quả phiên tòa thực hiện theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Kiểm sát viên phải gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.

4. Thông báo rút kinh nghiệm của Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự gửi cho Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử khu vực; Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực gửi Viện kiểm sát cấp tỉnh trong khu vực, nếu cần thiết thì gửi các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi cho Viện kiểm sát cấp huyện thuộc phạm vi quản lý.

Điều 9. Báo cáo kết quả phiên tòa

1. Sau phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kết quả phiên tòa; đề xuất những vấn đề cần kháng nghị, kiến nghị, hướng giải quyết những vấn đề đó nếu thấy cần thiết.

Báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi đến Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phúc thẩm cấp tỉnh; báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm của Viện kiểm sát quân sự khu vực gửi đến Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

Báo cáo kết quả xét xử của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi đến Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự đối với những vụ án được phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử  đồng gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; báo cáo kết quả xét xử của Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương gửi đến Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Báo cáo kết quả xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi đến Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Thông báo kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự gửi các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (nếu có); Thông báo kết quả xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Viện kiểm sát cấp tỉnh); thông báo kết quả xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi đến Viện kiểm sát cấp huyện; thông báo kết quả xét xử của Viện kiểm sát quân sự trung ương gửi đến Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương.

2. Đối với bản án hoặc quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Kiểm sát viên đã tham gia xét xử sơ thẩm làm báo cáo kèm theo các văn bản, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ án gửi Viện kiểm sát sẽ xét xử phúc thẩm để giải quyết theo thẩm quyền.

3. Báo cáo kết quả phiên tòa thực hiện theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án Kiểm sát viên phải gửi các báo cáo theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.

4. Thông báo rút kinh nghiệm nghiệp vụ của Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi các Viện kiểm sát cấp tỉnh trong toàn quốc, Viện kiểm sát quân sự trung ương; thông báo rút kinh nghiệm của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi cho Viện kiểm sát cấp huyện.

Điều 9. Tuyên truyền kết quả phiên tòa

Tùy từng vụ án Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện phối hợp với các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin đại chúng để đưa tin về kết quả xét xử theo quy định về cung cấp thông tin của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, góp phần tuyên truyền pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 10. Tuyên truyền kết quả phiên tòa

Tùy từng vụ án Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện phối hợp với các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin đại chúng để đưa tin về kết quả xét xử theo quy định về cung cấp thông tin của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, góp phần tuyên truyền pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Điều 10. Kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa tội phạm

1. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện Tòa án có vi phạm pháp luật trong việc xét xử vụ án thì tùy từng trường hợp, Kiểm sát viên tự mình hoặc báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện nguyên nhân, Điều kiện phát sinh tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện để xem xét kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khắc phục, áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

3. Các kiến nghị quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này phải gửi đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để theo dõi báo cáo lãnh đạo Viện.

Điều 11. Kiến nghị khắc phục vi phạm và phòng ngừa tội phạm

1. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện Tòa án có vi phạm pháp luật trong việc xét xử vụ án thì tùy từng trường hợp, Kiểm sát viên tự mình hoặc báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị với Tòa án khắc phục vi phạm.

2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, nếu phát hiện nguyên nhân, Điều kiện phát sinh tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện để xem xét kiến nghị với cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khắc phục, áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

3. Các kiến nghị quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này phải gửi đến Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Kiến nghị của Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Điều 11. Kiểm Điểm trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho người bị oan

1. Người bị Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử tuyên người đó không thực hiện hành vi phạm tội mà bản án đã có hiệu lực pháp luật thì lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị đã chỉ đạo giải quyết vụ án và Kiểm sát viên thực hành quyền công tố phải kiểm Điểm để làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân và trực tiếp gặp đương sự (có yêu cầu bồi thường) để xem xét việc bồi thường. Sau đó báo cáo lãnh đạo Viện, đề xuất việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.

2. Báo cáo kiểm Điểm tập thể, cá nhân của Viện kiểm sát cấp huyện gửi cho Viện kiểm sát cấp tỉnh, của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Viện kiểm sát cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp chung gửi Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự, Vụ tổ chức cán bộ; báo cáo giải quyết việc bồi thường thiệt hại gửi cho Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án kinh tế - chức vụ để theo dõi và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 12. Công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của ngành

1. Việc bồi thường, bồi hoàn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

2. Các đơn vị Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao báo cáo cụ thể danh sách và kết quả giải quyết các vụ việc bồi thường gửi Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để tổng hợp chung. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự) để được hướng dẫn.

3. Người bị Viện kiểm sát truy tố, Tòa án xét xử tuyên người đó không thực hiện hành vi phạm tội mà bản án đã có hiệu lực pháp luật thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, lãnh đạo Viện, đơn vị phải kiểm Điểm làm rõ tránh nhiệm để xem xét việc bồi thường, bồi hoàn nếu có.

Báo cáo kiểm Điểm tập thể, cá nhân của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi Viện kiểm sát cấp tỉnh; của Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Tổ chức cán bộ).

Điều 12. Giải quyết khiếu nại

Việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, theo hướng dẫn của Ngành và liên ngành.

Kết quả giải quyết khiếu nại, phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Điều 13. Giải quyết khiếu nại

Việc tiếp nhận và giải quyết khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, theo hướng dẫn của ngành và văn bản liên ngành.

Việc thông báo thụ lý đơn theo Khoản 3 Điều 375 Bộ luật tố tụng hình sự do Vụ (hoặc Phòng) Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thực hiện.

Kết quả giải quyết khiếu nại phải trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại biết.

Chương II

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM

Điều 13. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của vụ án để nắm vững: nội dung vụ án, hành vi phạm tội của các bị cáo; các chứng cứ buộc tội, gỡ tội; các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm dân sự (nếu có) trong vụ án; phân tích đánh giá tổng hợp vụ án; áp dụng các Điều, Khoản của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự để chuẩn bị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải trích cứu đầy đủ, trung thực lời khai của bị can, của những người tham gia tố tụng và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án.

 

 

2. Đối với những vụ án trọng Điểm, phức tạp của Viện kiểm sát cấp huyện phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp tỉnh; của Viện kiểm sát cấp tỉnh phải báo cáo cho Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực biết để cử Kiểm sát viên theo dõi, nghiên cứu nắm vững hồ sơ vụ án nhằm phục vụ cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Chương II

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ SƠ THẨM

Điều 14. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Kiểm sát viên trước khi tham gia phiên tòa phải trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ của vụ án để nắm vững nội dung vụ án, hành vi phạm tội của các bị cáo; hệ thống các chứng cứ xác định có tội, vô tội; các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; các yêu cầu về bồi thường thiệt hại hoặc trách nhiệm dân sự (nếu có) trong vụ án; phân tích đánh giá tổng hợp vụ án; áp dụng các Điều, Khoản của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự để chuẩn bị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải xây dựng hồ sơ kiểm sát theo Quyết định 590/QĐ-VKSTC-V3 ngày 05/12/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chế độ lập hồ sơ kiểm sát (sau đây gọi tắt là Quyết định 590).

2. Đối với những vụ án trọng Điểm, phức tạp, Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để cử Kiểm sát viên theo dõi, nghiên cứu nắm vững hồ sơ vụ án nhằm bảo đảm cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

Điều 14. Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án

Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời hạn chuẩn bị xét xử; về việc ra các quyết định: Quyết định áp dụng thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án và việc giao các quyết định này theo Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 15. Kiểm sát việc chuẩn bị xét xử của Tòa án

Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án về thẩm quyền xét xử; về việc chuyển vụ án; về thời hạn chuẩn bị xét xử; về việc ra các quyết định theo quy định tại Mục I, II Chương 21 Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì báo cáo lãnh đạo Viện kiến nghị, yêu cầu Tòa án khắc phục hoặc kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 15. Xác định yêu cầu của việc xét xử vụ án

Kiểm sát viên phải căn cứ vào tính chất, hậu quả của từng vụ án và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; báo cáo lãnh đạo Viện để chủ động phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa xét xử cho thiết thực, phù hợp với thực tế nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân.

Điều 16. Xác định yêu cầu của việc xét xử vụ án

Kiểm sát viên phải căn cứ vào tính chất, hậu quả của từng vụ án và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; báo cáo lãnh đạo Viện để chủ động phối hợp với Tòa án tổ chức phiên tòa xét xử cho thiết thực, phù hợp với thực tế nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức pháp luật cho quần chúng nhân dân.

Điều 16. Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ hoặc gặp bị cáo

1. Khi cần thiết Kiểm sát viên đến xem xét tại chỗ đối với những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được; xem xét nơi xảy ra tội phạm hoặc những địa Điểm khác có liên quan đến vụ án; gặp bị cáo để hỏi cung đối với những trường hợp: Vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược Điểm về tâm thần hoặc thể chất, vụ án có bị cáo mà Kiểm sát viên đề nghị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, lời khai của các bị cáo trong vụ án có mâu thuẫn, bị cáo kêu oan hoặc những trường hợp Viện kiểm sát thấy cần thiết.

2. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện tổ chức thực nghiệm Điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường diễn lại hành vi, tình huống. Khi thấy cần có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.

3. Việc xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ hoặc gặp bị cáo phải lập biên bản theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 17. Xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ hoặc gặp bị cáo

1. Khi cần thiết Kiểm sát viên đến xem xét tại chỗ đối với những vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được; xem xét nơi xảy ra tội phạm hoặc những địa Điểm khác có liên quan đến vụ án; gặp bị cáo để hỏi cung đối với những trường hợp: Vụ án có bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược Điểm về tâm thần hoặc thể chất, vụ án có bị cáo mà Kiểm sát viên đề nghị xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, lời khai của các bị cáo trong vụ án có mâu thuẫn, bị cáo kêu oan hoặc những trường hợp Viện kiểm sát thấy cần thiết.

2. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện tổ chức thực nghiệm Điều tra bằng cách cho dựng lại hiện trường diễn lại hành vi, tình huống. Khi thấy cần có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ.

3. Việc xem xét vật chứng, xem xét tại chỗ hoặc gặp bị cáo phải lập biên bản theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Khi nhận được chứng cứ, tài liệu do cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc Tòa án cung cấp thì trong thời hạn 03 ngày Kiểm sát viên phải xem xét báo cáo lãnh đạo và chuyển lại chứng cứ, tài liệu này cho Tòa án để đưa vào hồ sơ vụ án.

Điều 17. Giải quyết việc Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung

1. Khi Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các nội dung Tòa án yêu cầu Điều tra bổ sung. Nếu thấy có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo Viện để Viện kiểm sát trực tiếp Điều tra bổ sung hoặc ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra tiến hành Điều tra theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

 

 

 

Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung không có căn cứ hoặc không Điều tra bổ sung được những vấn đề Tòa án yêu cầu Điều tra bổ sung và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên truy tố ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì thực hiện theo Quy chế “công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc Điều tra các vụ án hình sự”.

 

2. Sau khi có kết luận Điều tra bổ sung của Cơ quan Điều tra, nếu có căn cứ đình chỉ vụ án thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện quyết định và thông báo bằng văn bản cho T.án biết.

3. Trường hợp Tòa án trả hồ sơ vì cho rằng bị cáo phạm một tội khác thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

Điều 18. Giải quyết việc trả hồ sơ để Điều tra bổ sung

1. Sau khi Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ các nội dung Tòa án yêu cầu Điều tra bổ sung hoặc trường hợp trước khi xét xử thấy có căn cứ trả hồ sơ để Điều tra bổ sung thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo và có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ (Khoản 2 Điều 280 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Nếu thấy có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo Viện để Viện kiểm sát trực tiếp Điều tra bổ sung hoặc ra quyết định trả hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra tiến hành Điều tra theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung không có căn cứ hoặc không Điều tra bổ sung được những vấn đề Tòa án yêu cầu Điều tra bổ sung mà vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

Trường hợp Tòa án trả hồ sơ để Điều tra bổ sung những vụ án do Viện kiểm sát cấp trên truy tố phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, thì thực hiện theo Quy chế về “công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc Điều tra các vụ án hình sự” của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Sau khi có kết luận Điều tra bổ sung của Cơ quan Điều tra, nếu có căn cứ đình chỉ vụ án thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện quyết định và thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết.

3. Trường hợp trả hồ sơ với lý do bị cáo phạm một tội khác thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

Điều 18. Giải quyết hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cấp trên chuyển cho Viện kiểm sát cấp dưới

Những hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cấp trên ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa sơ thẩm; những hồ sơ vụ án do Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử hủy bản án để Điều tra lại theo thẩm quyền thì đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định tại các Điều 252, 289, 300 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 19. Giải quyết hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cấp trên chuyển cho Viện kiểm sát cấp dưới

Những hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tại phiên tòa sơ thẩm; những hồ sơ vụ án do Tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm xét xử hủy bản án để Điều tra lại theo thẩm quyền thì đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra thụ lý, giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 19. Rút quyết định truy tố

1. Trước khi mở phiên tòa, nếu xét thấy có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án phải báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

Việc rút quyết định truy tố phải bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp rút toàn bộ quyết định truy tố thì đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.

2. Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố; có tình Tiết mới theo hướng có lợi cho bị cáo làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xử lý đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Trường hợp tình Tiết mới đưa ra tại phiên tòa có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa và báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

 

3. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, nếu tại phiên tòa xét xử có những tình Tiết mới khác với nội dung truy tố của Viện kiểm sát cấp trên thì Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa và báo cáo lãnh đạo Viện cấp mình để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

Trường hợp Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện cấp mình để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

Điều 20. Rút quyết định truy tố

1. Trước khi mở phiên tòa, nếu xét thấy có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án phải báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

Việc rút quyết định truy tố phải bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp rút toàn bộ quyết định truy tố thì đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.

2. Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi nếu có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; kết luận về Khoản khác nặng hơn trong cùng Điều luật làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xử lý đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để xem xét và báo cáo lãnh đạo Viện quyết định.

3. Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố, nếu tại phiên tòa xét xử có những tình Tiết khác với nội dung truy tố của Viện kiểm sát cấp trên thì Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa và báo cáo lãnh đạo Viện cấp mình để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

4. Trường hợp Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện cấp mình để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

Điều 20. Kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng tại phiên tòa

1. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc chấp hành các thủ tục tố tụng tại phiên tòa của Hội đồng xét xử, thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh đúng pháp luật.

2. Kiểm sát viên phải đề nghị hoãn phiên tòa trong các trường hợp sau:

a) Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng; người bào chữa vắng mặt theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự; người tham gia tố tụng khác vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc xét xử vụ án;

b) Thành phần Hội đồng xét xử không đúng với quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự;

c) Bị cáo yêu cầu hoãn phiên tòa, nếu việc giao nhận bản cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử không đúng quy định tại Khoản 2 Điều 49 và Khoản 1 Điều 182 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Trường hợp Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện cấp mình để xem xét, quyết định và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên.

3. Nếu phát hiện có vi phạm khác về thủ tục tố tụng thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời.

Điều 21. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa

1. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phiên tòa, nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, bảo đảm cho việc xét xử được công minh đúng pháp luật.

2. Kiểm sát viên phải đề nghị hoãn phiên tòa nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Khi phát hiện có vi phạm khác về thủ tục tố tụng thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời.

Điều 21. Đọc bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn

Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên đọc bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn và quyết định khác của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án và trình bày ý kiến bổ sung làm rõ thêm nội dung cáo trạng nếu có.

Điều 22. Công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn

Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn và quyết định khác của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án và trình bày ý kiến bổ sung làm rõ thêm nội dung cáo trạng hoặc quyết định truy tố nếu có. Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.

Điều 22. Tham gia xét hỏi

1. Việc tham gia xét hỏi là bắt buộc đối với Kiểm sát viên. Trước khi tham gia phiên tòa Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương tham gia xét hỏi và những nội dung cần làm sáng tỏ, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình Tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề xuất hình phạt. Chú ý các mâu thuẫn và cách xét hỏi để giải quyết các mâu thuẫn, để bác bỏ những lời chối tội không có cơ sở; dự kiến nội dung bào chữa và chuẩn bị các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề mà người bào chữa quan tâm.

Bản đề cương xét hỏi phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát.

 

2. Tại phiên tòa Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa và ý kiến trả lời của người được xét hỏi để chủ động tham gia xét hỏi làm sáng tỏ hành vi của bị cáo, xác định sự thật khách quan của vụ án.

3. Khi có người tham gia tố tụng xuất trình tài liệu mới tại phiên tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung tài liệu đó để có kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của tài liệu đó.

Trường hợp chưa đủ Điều kiện kết luận mà tài liệu mới đó có thể làm thay đổi nội dung, tính chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để xác minh.

4. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Điều 23. Tham gia xét hỏi

1. Việc tham gia xét hỏi là bắt buộc đối với Kiểm sát viên. Trước khi tham gia phiên tòa Kiểm sát viên phải chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi và những nội dung cần làm sáng tỏ, dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để tham gia xét hỏi nhằm xác định sự thật của vụ án và các tình Tiết khác có liên quan đến việc định tội và đề xuất hình phạt. Chú ý các mâu thuẫn và cách xét hỏi để giải quyết các mâu thuẫn và bác bỏ những lời chối tội không có cơ sở; dự kiến nội dung bào chữa và chuẩn bị các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề mà người bào chữa quan tâm.

Đề cương xét hỏi được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Tại phiên tòa Kiểm sát viên theo dõi, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa và ý kiến trả lời của người được xét hỏi để chủ động tham gia xét hỏi xác định sự thật khách quan của vụ án làm sáng tỏ hành vi phạm tội, tội danh của từng bị cáo.

3. Khi có người tham gia tố tụng xuất trình tài liệu mới tại phiên tòa, Kiểm sát viên cần kiểm tra và xét hỏi về nguồn gốc, nội dung tài liệu đó để có kết luận về tính hợp pháp và tính có căn cứ của tài liệu đó.

Trường hợp chưa đủ Điều kiện kết luận mà tài liệu mới đó có thể làm thay đổi nội dung, bản chất vụ án thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để xác minh.

4. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên phải đặt câu hỏi khách quan, rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Điều 23. Luận tội

1. Trước khi tham gia phiên tòa Kiểm sát viên phải viết bản dự thảo luận tội theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với vụ án trọng Điểm, phức tạp hoặc xét xử lưu động, bản dự thảo luận tội của Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện duyệt và cho ý kiến.

2. Tại phiên tòa Kiểm sát viên phải ghi chép những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác để bổ sung và sửa chữa bản dự thảo luận tội.

Sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên trình bày luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về Khoản khác với Khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một Điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Luận tội của Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa.

3. Bản luận tội phải đạt các yêu cầu sau đây:

a) Phải phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, hậu quả gây ra, vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đề xuất áp dụng pháp luật và vận dụng chính sách xử lý cho phù hợp; khi nêu hành vi phạm tội phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh bảo đảm lô-gíc và sắc bén.

b) Phải phân tích phê phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo; phân tích bác bỏ những quan Điểm không phù hợp với vụ án của những người tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ chính sách pháp luật, thể hiện tính đấu tranh và tính thuyết phục của luận tội.

Khi phân tích bác bỏ các quan Điểm không phù hợp phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh.

c) Phải xác định nguyên nhân và Điều kiện phạm tội, tuyên truyền giáo dục pháp luật góp phần đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật.

4. Việc đề nghị áp dụng về hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt hại (nếu có) phải chính xác theo Điều, Khoản, Điểm của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự.

5. Sau phiên tòa bản luận tội của Kiểm sát viên phải được lưu hồ sơ kiểm sát án hình sự.

Điều 24. Luận tội

1. Trước khi tham gia phiên tòa Kiểm sát viên phải dự thảo bản luận tội theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đối với vụ án trọng Điểm, phức tạp hoặc xét xử lưu động, Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện cho ý kiến.


2. Tại phiên tòa Kiểm sát viên phải ghi chép những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và những người tham gia tố tụng khác để chỉnh sửa bản dự thảo luận tội.

Sau khi kết thúc việc xét hỏi Kiểm sát viên trình bày luận tội, đề nghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung cáo trạng hoặc kết luận về Khoản khác với Khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một Điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn nếu có căn cứ. Luận tội của Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên tòa.


3. Bản luận tội phải đạt các yêu cầu sau đây:

a) Phân tích đánh giá các chứng cứ của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ; đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, hậu quả gây ra, vai trò trách nhiệm và nhân thân của bị cáo, các tình Tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đề xuất áp dụng pháp luật và vận dụng chính sách xử lý cho phù hợp; khi nêu hành vi phạm tội phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh bảo đảm lô-gíc và sắc bén.

b) Phân tích phê phán thủ đoạn phạm tội của bị cáo; phân tích bác bỏ những quan Điểm không phù hợp với vụ án của những người tham gia tố tụng khác để làm sáng tỏ sự thật, bảo vệ chính sách pháp luật, thể hiện tính đấu tranh và tính thuyết phục của luận tội.

Khi phân tích bác bỏ các quan Điểm không phù hợp phải viện dẫn các chứng cứ để chứng minh.

c) Xác định nguyên nhân và Điều kiện phạm tội, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.


4. Việc đề nghị áp dụng về hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các biện pháp tư pháp, bồi thường thiệt hại (nếu có), xử lý vật chứng chính xác cụ thể theo Điều, Khoản, Điểm của Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác.

5. Bản luận tội của Kiểm sát viên phải lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 24. Tranh luận

1. Việc tranh luận tại phiên tòa là yêu cầu bắt buộc đối với Kiểm sát viên; Kiểm sát viên phải chuẩn bị và dự kiến được những vấn đề cần tranh luận mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên và đưa ra đề nghị của mình thì Kiểm sát viên phải ghi lại những ý kiến đó. Khi tranh luận Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ án mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đã nêu ra.

Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo, họ có cùng ý kiến về một nội dung bào chữa thì Kiểm sát viên tổng hợp để đối đáp chung một lần cho các ý kiến đó.

2. Trường hợp chủ toạ phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ toạ phiên tòa tiếp tục tranh luận, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.

Kế hoạch tranh luận và những ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên phải được ghi và lưu hồ sơ kiểm sát.

 

3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

4. Khi tranh luận Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng.

 

5. Đối với vụ án phức tạp có 2 Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải phân công cụ thể việc chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận để trả lời từng ý kiến có liên quan.

Điều 25. Tranh luận

1. Việc tranh luận tại phiên tòa là yêu cầu bắt buộc đối với Kiểm sát viên.

Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận. Tại phiên tòa phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị đối đáp tranh luận. Khi đối đáp tranh luận Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.

Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo, có cùng ý kiến về một nội dung bào chữa thì Kiểm sát viên tổng hợp để đối đáp chung cho các ý kiến đó.

2. Trường hợp chủ toạ phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác chưa được tranh luận thì Kiểm sát viên thực hiện theo đề nghị của chủ toạ phiên tòa tiếp tục tranh luận, nếu đã tranh luận một phần thì Kiểm sát viên tranh luận bổ sung cho đầy đủ, không lặp lại những nội dung đã tranh luận trước.

Đề cương tranh luận được dự thảo theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên phải được ghi lại đầy đủ và các tài liệu này phải lưu hồ sơ kiểm sát.

3. Trường hợp cần xem xét thêm chứng cứ, Hội đồng xét xử quyết định trở lại việc xét hỏi thì sau khi xét hỏi xong Kiểm sát viên phải tiếp tục tranh luận như quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.

4. Khi tranh luận Kiểm sát viên phải bình tĩnh, khách quan và tôn trọng ý kiến của những người tham gia tố tụng, ghi nhận ý kiến đúng đắn của họ.

5. Đối với vụ án phức tạp có nhiều Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải phân công cụ thể việc chuẩn bị các nội dung, chứng cứ, lập luận để trả lời từng ý kiến có liên quan.

Điều 25. Kiểm sát việc tuyên án

1. Khi chủ toạ phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án, Kiểm sát viên phải chú ý ghi lại những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án sơ thẩm và chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị, nếu cần thiết.

2. Ngay sau khi tuyên án, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (nếu có).

Điều 26. Kiểm sát việc tuyên án

1. Khi chủ toạ phiên tòa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét xử đọc bản án, Kiểm sát viên phải chú ý ghi lại những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án sơ thẩm và chuẩn bị nội dung báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị, nếu cần thiết.

2. Ngay sau khi tuyên án, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử trả tự do cho bị cáo hoặc bắt tạm giam bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (nếu có).

Điều 26. Kiểm tra biên bản phiên tòa

Sau khi kết thúc phiên tòa Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đầy đủ hoặc không chính xác thì yêu cầu Hội đồng xét xử xem xét sửa chữa bổ sung vào biên bản phiên tòa.

Điều 27. Kiểm tra biên bản phiên tòa

Sau khi kết thúc phiên tòa Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa, nếu phát hiện biên bản phiên tòa ghi không đầy đủ hoặc không chính xác thì yêu cầu Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung vào cuối biên bản phiên tòa và yêu cầu chủ tọa phiên tòa ký xác nhận. Việc kiểm tra biên bản phiên tòa được lập theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 27. Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án

1. Kiểm sát viên phải kiểm tra bản án hoặc quyết định của Tòa án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án hoặc quyết định.

2. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc giao bản án, các quyết định của Tòa án và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

3. Sau khi nhận được bản án hoặc quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp để kiểm tra xem xét việc kháng nghị phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm (cấp huyện gửi cho Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; cấp tỉnh nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì gửi cho Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự).

Điều 28. Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án

1. Kiểm sát viên phải kiểm tra bản án hoặc quyết định của Tòa án nhằm phát hiện những sai sót và vi phạm của Tòa án trong việc ra bản án hoặc quyết định.

2. Kiểm sát viên phải kiểm sát việc giao bản án, các quyết định của Tòa án và việc gửi hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Việc sao gửi bản án cho Viện kiểm sát cấp trên thực hiện như sau:

Viện kiểm sát cấp huyện gửi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện tới Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự và Viện kiểm sát cấp cao theo khu vực.

Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra, xét xử sơ thẩm án hình sự cấp tỉnh gửi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm hình sự gửi bản án phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh tới Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao sao gửi bản án phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao tới Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Điều 28. Kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án

Khi phát hiện bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nếu quá thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự mới phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình Tiết mới thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện cấp mình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm kèm theo các tài liệu có liên quan như bản án, biên bản phiên tòa. Khi nhận được đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phân công Kiểm sát viên nghiên cứu để báo cáo Viện trưởng thực hiện việc kháng nghị, nếu có căn cứ.

Điều 29. Kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm

Khi phát hiện bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án có vi phạm pháp luật, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nếu quá thời hạn kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mới phát hiện vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình Tiết mới thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện cấp mình đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm kèm theo các tài liệu có liên quan như bản án, biên bản phiên tòa. Khi nhận được đề nghị kháng nghị của Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát cấp trên phân công Kiểm sát viên nghiên cứu để báo cáo Viện trưởng thực hiện việc kháng nghị, nếu có căn cứ.

Điều 29. Xem xét việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa của Viện kiểm sát cấp dưới

1. Tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận và tuyên bố bị cáo không phạm tội thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án có kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về việc Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa không có căn cứ thì Phòng hoặc Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự phải thụ lý, nghiên cứu, báo cáo lãnh đạo Viện cấp mình quyết định.

Nếu việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án đã tạm đình chỉ vụ án đó biết. Nếu kiến nghị của Tòa án có căn cứ thì ra quyết định hủy việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát cấp dưới và chuyển hồ sơ vụ án cho T.án đã tạm đình chỉ vụ án để xét xử lại.

Điều 30. Xem xét việc rút quyết định truy tố tại phiên tòa của Viện kiểm sát cấp dưới

1. Tại phiên tòa, nếu xác định Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố không có căn cứ nhưng Hội đồng xét xử vẫn chấp nhận và tuyên bố bị cáo không phạm tội thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

2. Trường hợp Tòa án có kiến nghị với Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp về việc Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố tại phiên tòa không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhận được kiến nghị, nghiên cứu và quyết định.


Nếu việc rút quyết định truy tố của Kiểm sát viên có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án đã tạm đình chỉ vụ án đó biết. Nếu kiến nghị của Tòa án có căn cứ thì ra quyết định hủy việc rút quyết định truy tố của Viện kiểm sát cấp dưới và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án đã tạm đình chỉ vụ án để xét xử lại.

Điều 30. Rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự sau phiên tòa

Tùy từng vụ án, Kiểm sát viên đề nghị lãnh đạo Viện tổ chức rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ, đánh giá ưu Điểm, khuyết Điểm và tìm nguyên nhân để phát huy mặt tốt, khắc phục sửa chữa thiếu sót nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Điều 31. Rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự sau phiên tòa

Sau phiên tòa, Kiểm sát viên đề nghị lãnh đạo Viện tổ chức rút kinh nghiệm về công tác nghiệp vụ, đánh giá ưu Điểm, khuyết Điểm và tìm nguyên nhân để phát huy mặt tốt, khắc phục sửa chữa thiếu sót nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.

Điều 31. Theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Nếu bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm để kiểm tra lại nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm. Trường hợp không nhất trí với bản án hoặc quyết định phúc thẩm thì Kiểm sát viên báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện cấp mình ký văn bản đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để báo cáo lãnh đạo Viện và thủ trưởng đơn vị.

Điều 32. Theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Nếu bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm. Trường hợp không nhất trí với bản án hoặc quyết định phúc thẩm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện kiểm sát cấp trên xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.


 

2. Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để báo cáo lãnh đạo Viện và thủ trưởng đơn vị.

Chương III

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM

Điều 32. Thẩm quyền kháng nghị

1. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện.

2. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện.

 

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh.

Đối với vụ án lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra hoặc xét xử sơ thẩm nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

Chương III

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ PHÚC THẨM

Điều 33. Thẩm quyền kháng nghị

1. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện.

2. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện.

 

3. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.


Đối với vụ án lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên đã có ý kiến chỉ đạo trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra hoặc xét xử sơ thẩm nếu kháng nghị phải báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định.

Điều 33. Căn cứ và thời hạn kháng nghị

1. Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Việc Điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ;

b) Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình Tiết khách quan của vụ án;

c) Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự;

d) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

2. Thời hạn kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo quy định tại Điều 234, 239 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 34. Căn cứ và thời hạn kháng nghị

1. Bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Việc Điều tra, xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm hoặc không đầy đủ dẫn đến đánh giá không đúng tính chất của vụ án;

b) Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình Tiết khách quan của vụ án;

c) Có vi phạm trong việc áp dụng Bộ luật hình sự;


d) Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng luật định hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng.

2. Thời hạn kháng nghị bản án hoặc quyết định của Tòa án theo quy định tại Điều 337 Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 34. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị phải nêu rõ và cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật hoặc về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

 

2. Quyết định kháng nghị phải bằng văn bản theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 35. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị phải có nội dung chính quy định tại Điều 336 Bộ luật tố tụng hình sự, nêu rõ và cụ thể những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định về đánh giá chứng cứ, về vận dụng chính sách pháp luật hoặc về áp dụng thủ tục tố tụng và nêu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2. Quyết định kháng nghị xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 35. Gửi kháng nghị

Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát được gửi đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm để Tòa án thông báo cho những người tham gia tố tụng biết đồng gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và gửi Viện kiểm sát cấp sơ thẩm, nếu là kháng nghị trên một cấp. Kháng nghị cùng cấp của Viện kiểm sát tỉnh đồng gửi Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm khu vực, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự cấp trên trực tiếp. Kháng nghị của các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm gửi lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách khối; gửi Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự để theo dõi.

Điều 36. Gửi kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát được gửi đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm, bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và gửi Viện kiểm sát cấp sơ thẩm nếu là kháng nghị trên một cấp.

2. Kháng nghị cùng cấp của Viện kiểm sát cấp tỉnh gửi Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

3. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gửi lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách khối, đồng gửi Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Điều 36. Nghiên cứu hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên kiểm tra xem xét lý do yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và thủ tục kháng cáo, kháng nghị; nghiên cứu kỹ chứng cứ, tình Tiết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Chú ý nghiên cứu kỹ cáo trạng, biên bản nghị án, bản án, ý kiến của Kiểm sát viên, biên bản phiên tòa, dư luận báo chí sau xét xử sơ thẩm. Phát hiện và đề xuất những vấn đề cần Điều tra xác minh bổ sung; đề xuất triệu tập những người tham gia phiên tòa; nếu thấy cần thiết thì xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên phải trích cứu đầy đủ các lời khai của bị cáo, của những người tham gia tố tụng và các tài liệu liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị.

2. Phải kiểm tra biện pháp ngăn chặn để đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 37. Nghiên cứu hồ sơ vụ án bị kháng cáo, kháng nghị

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử phúc thẩm phải trực tiếp nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét lý do yêu cầu của kháng cáo, kháng nghị và thủ tục kháng cáo, kháng nghị; nghiên cứu kỹ các chứng cứ xác định có tội, các chứng cứ xác định vô tội, tình Tiết khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị; nghiên cứu kỹ cáo trạng, biên bản nghị án, bản án, ý kiến của Kiểm sát viên, biên bản phiên tòa, dư luận báo chí sau xét xử sơ thẩm. Phát hiện và đề xuất những vấn đề cần Điều tra xác minh bổ sung; đề xuất triệu tập những người tham gia phiên tòa; nếu thấy cần thiết thì xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

Việc xây dựng hồ sơ kiểm sát thực hiện theo đúng Quyết định 590 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


2. Kiểm tra biện pháp ngăn chặn để đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 37. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc của Viện kiểm sát cấp dưới nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phải do lãnh đạo Viện quyết định.

Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh do Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp tỉnh không nhất trí thì Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp huyện không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Việc bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phải bằng văn bản nêu rõ lý do gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm và các đơn vị như quy định tại Điều 35 Quy chế này.

2. Tại phiên tòa việc bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên tòa quyết định, nhưng phải có căn cứ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Điều 38. Bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị của mình hoặc của Viện kiểm sát cấp dưới nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phải do lãnh đạo Viện quyết định.

Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp tỉnh đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp tỉnh không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Việc rút kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát cấp huyện do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định, nhưng phải trao đổi trước với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp huyện đã kháng nghị. Nếu Viện kiểm sát cấp huyện không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh thực hiện quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Việc bổ sung, thay đổi và rút kháng nghị phải bằng văn bản nêu rõ lý do gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm và các đơn vị như quy định tại Điều 36 Quy chế này.

 

2. Tại phiên tòa, việc bổ sung thay đổi và rút kháng nghị do Kiểm sát viên tham gia phiên tòa quyết định, nhưng phải có căn cứ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Điều 38. Xác minh ở cấp phúc thẩm

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh quyết định việc xác minh theo thủ tục phúc thẩm của cấp mình.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm quyết định việc xác minh theo thủ tục phúc thẩm của cấp mình.

2. Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới Điều tra xác minh bổ sung những chứng cứ mới như: hỏi cung bị cáo, lấy lời khai của người có liên quan, tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường để làm rõ những tình Tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thẩm, việc xác minh phải được Kiểm sát viên ghi biên bản, trong trường hợp thấy cần thiết có thể ghi âm, chụp ảnh, ghi hình để lưu hồ sơ vụ án.

 


Đối với những vấn đề không thể Điều tra xác minh bổ sung được thì Kiểm sát viên kết luận đề nghị hủy án giao về cấp sơ thẩm để Điều tra lại theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 39. Xác minh ở cấp phúc thẩm

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao quyết định việc xác minh theo thẩm quyền.

 

 

 

2. Khi có quyết định xác minh của lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên có thể tự mình hoặc yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới xác minh bổ sung những chứng cứ theo các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự như: hỏi cung bị cáo, lấy lời khai của người có liên quan, tổ chức đối chất, xem xét lại hiện trường và những biện pháp Điều tra khác theo quy định của pháp luật để làm rõ những tình Tiết của vụ án trong thời hạn xét xử phúc thẩm, việc xác minh phải được Kiểm sát viên ghi biên bản, trường hợp cần thiết thì ghi âm, chụp ảnh, ghi hình để lưu hồ sơ vụ án.

Đối với những vấn đề không thể Điều tra xác minh bổ sung được thì Kiểm sát viên kết luận đề nghị hủy án giao về cấp sơ thẩm để Điều tra lại theo quy định tại Điều 358 Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 39. Tham gia xét hỏi

1. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương xét hỏi, tập trung vào những vấn đề và những tình Tiết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Đề cương xét hỏi phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phải theo dõi và ghi chép nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa và ý kiến của người được xét hỏi để chủ động tham gia xét hỏi nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm đối với những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị.


3. Khi có người tham gia tố tụng bổ sung tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa thì việc xem xét và giải quyết thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 22 Quy chế này.

4. Kiểm sát viên xét hỏi phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Điều 40. Tham gia xét hỏi

1. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phải dự thảo đề cương xét hỏi, tập trung vào những vấn đề và những tình Tiết liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.

Dự thảo đề cương xét hỏi được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Tại phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phải chủ động tham gia xét hỏi, theo dõi và ghi chép nội dung xét hỏi của Hội đồng xét xử, của người bào chữa và ý kiến của người tham gia tố tụng khác để xét hỏi, tránh trùng lặp, nhằm kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của bản án hoặc quyết định sơ thẩm đối với những vấn đề có kháng cáo, kháng nghị.

3. Khi có người tham gia tố tụng bổ sung tài liệu, đồ vật mới tại phiên tòa thì việc xem xét và giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Quy chế này.

4. Kiểm sát viên xét hỏi phải đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, tránh giải thích, kết luận ngay.

Điều 40. Quan Điểm của Viện kiểm sát tại phiên tòa

1. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên phải viết bản dự thảo quan Điểm của Viện kiểm sát về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng cáo, kháng nghị; phân tích làm sáng tỏ quan Điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định sơ thẩm; phân tích, kết luận những phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo đã được phát hiện qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Đề xuất quan Điểm giải quyết đối với bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xét hỏi tại phiên tòa để bổ sung và sửa chữa bản dự thảo quan Điểm của Viện kiểm sát.

Sau khi kết thúc xét hỏi, Kiểm sát viên phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Khi trình bày quan Điểm, Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét tại phiên tòa.

3. Trường hợp tại phiên tòa có những tình Tiết mới làm thay đổi quan Điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện cấp mình cho ý kiến mà không có Điều kiện báo cáo lại thì Kiểm sát viên quyết định cho phù hợp với thực tế vụ án và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Dự thảo quan Điểm của Viện kiểm sát phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát xét xử phúc thẩm.

Điều 41. Phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án

1. Trước khi tham gia phiên tòa phúc thẩm Kiểm sát viên dự thảo quan Điểm của Viện kiểm sát về tính hợp pháp, tính có căn cứ của kháng cáo, kháng nghị; phân tích làm sáng tỏ quan Điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với những vi phạm pháp luật của bản án hoặc quyết định sơ thẩm; phân tích, kết luận những phần không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo đã được phát hiện qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Đề xuất quan Điểm giải quyết đối với bản án hoặc quyết định bị kháng cáo, kháng nghị theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xét hỏi để bổ sung và sửa chữa bản dự thảo quan Điểm của Viện kiểm sát.

Sau khi kết thúc xét hỏi, Kiểm sát viên phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Khi trình bày quan Điểm, Kiểm sát viên chỉ căn cứ vào những chứng cứ đã được thẩm tra, xem xét tại phiên tòa.

3. Trường hợp tại phiên tòa có những tình Tiết mới làm thay đổi quan Điểm giải quyết vụ án đã được lãnh đạo Viện cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định cho phù hợp với thực tế vụ án và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó. Sau phiên tòa phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

Dự thảo bài phát biểu của Viện kiểm sát được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 41. Tranh luận

Khi bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan Điểm của Viện kiểm sát và đưa ra đề nghị thì Kiểm sát viên phải ghi lại tất cả những ý kiến đó để tranh luận. Kiểm sát viên phải tranh luận lại tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, bác bỏ ý kiến không đúng của họ.

Kế hoạch tranh luận và những ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên phải được ghi và lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 42. Tranh luận

Khi bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến của họ về quan Điểm của Viện kiểm sát và đưa ra đề nghị thì Kiểm sát viên phải ghi lại tất cả những ý kiến đó để tranh luận. Kiểm sát viên phải đối đáp tranh luận tất cả những ý kiến có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị mà người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác nêu ra nhằm làm sáng tỏ sự thật, bác bỏ ý kiến không đúng của họ, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến.

Dự thảo đề cương tranh luận được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 42. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án

1. Trước khi xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm về thời hạn xét xử phúc thẩm, về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo, về việc thông báo cho những người tham gia tố tụng biết thời gian, địa Điểm xét xử phúc thẩm.

2. Khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử về thủ tục phiên tòa; về thành phần Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa; về việc bổ sung và xem xét chứng cứ mới tại phiên tòa; về việc tuyên án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử.

Ngay sau khi tuyên án Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo tại phiên tòa theo quy định tại Khoản 2 Điều 243 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

3. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử phải ghi chép đầy đủ, có thể ghi âm (nếu xét thấy cần thiết) diễn biến của phiên tòa, những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án hoặc quyết định phúc thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án hoặc quyết định phúc thẩm và chuẩn bị nội dung để báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, nếu thấy cần thiết.

Điều 43. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án

1. Trước khi xét xử phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án cấp phúc thẩm về thời hạn xét xử phúc thẩm, về việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo, về việc thông báo cho những người tham gia tố tụng biết thời gian, địa Điểm xét xử phúc thẩm.

2. Khi tham gia phiên tòa phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử về thủ tục phiên tòa; về thành phần Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa; về việc bổ sung và xem xét chứng cứ mới tại phiên tòa; về việc tuyên án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử.

Ngay sau khi tuyên án Kiểm sát viên phải kiểm sát việc Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo tại phiên tòa theo quy định tại Khoản 2 Điều 347 Bộ luật tố tụng hình sự.

3. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử phải ghi chép đầy đủ, nếu cần thiết thì ghi âm, ghi hình diễn biến của phiên tòa, những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án hoặc quyết định phúc thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa, bản án hoặc quyết định phúc thẩm và chuẩn bị nội dung để báo cáo lãnh đạo Viện đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm khi có căn cứ.

Điều 43. Những việc làm sau phiên tòa

Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa và bản án hoặc quyết định của Tòa án; báo cáo kết quả phiên tòa; sao chụp bản án hoặc quyết định phúc thẩm gửi Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; tổ chức rút kinh nghiệm sau phiên tòa; tuyên truyền kết quả phiên tòa; đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm, nếu thấy cần thiết; kiến nghị vi phạm và phòng ngừa tội phạm được thực hiện tương tự như các Điều 8, 9, 10, 26, 27, 30 của Quy chế này.

Điều 44. Những việc làm sau phiên tòa

Kiểm sát viên phải kiểm tra biên bản phiên tòa và bản án hoặc quyết định của Tòa án; báo cáo kết quả phiên tòa; sao chụp bản án hoặc quyết định phúc thẩm gửi Viện kiểm sát cấp trên, tổ chức rút kinh nghiệm sau phiên tòa; tuyên truyền kết quả phiên tòa; đề xuất kháng nghị giám đốc thẩm và tái thẩm khi có căn cứ; kiến nghị vi phạm và phòng ngừa tội phạm được thực hiện tương tự như Điều 9, 10, 11, 27, 28, 31 của Quy chế này.

Điều 44. Hướng dẫn Viện kiểm sát cấp sơ thẩm giải quyết vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án

Những bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để Điều tra lại hoặc xét xử lại, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử phúc thẩm phải làm văn bản báo cáo lãnh đạo Viện để hướng dẫn Viện kiểm sát cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Điều 45. Hướng dẫn Viện kiểm sát cấp sơ thẩm giải quyết vụ án bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án

Những bản án sơ thẩm bị Tòa án cấp phúc thẩm hủy án để Điều tra lại hoặc xét xử lại, Kiểm sát viên đã tham gia xét xử phúc thẩm làm văn bản báo cáo lãnh đạo Viện để hướng dẫn Viện kiểm sát cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án.

Điều 45. Theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Đối với những bản án hoặc quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án phải theo dõi kết quả xét xử để báo cáo lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

2. Đối với những bản án hoặc quyết định phúc thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm xét xử hủy án để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm tra hồ sơ vụ án, chứng cứ để chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án.

Điều 46. Theo dõi kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm

1. Đối với những bản án hoặc quyết định phúc thẩm của Tòa án cùng cấp bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Kiểm sát viên đã giải quyết vụ án theo dõi kết quả xét xử để báo cáo lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị.

 

2. Đối với những bản án hoặc quyết định phúc thẩm bị Tòa án cấp giám đốc thẩm xét xử hủy án để xét xử lại ở cấp phúc thẩm, Kiểm sát viên phải kiểm tra hồ sơ vụ án, chứng cứ để chuẩn bị tham gia phiên tòa phúc thẩm xét xử lại vụ án.

Chương IV

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM

Điều 46. Nguồn phát hiện vi phạm pháp luật

Kiểm sát viên nghiên cứu phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật căn cứ vào những nguồn sau đây.

1. Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp;

2. Đơn đề nghị của người bị kết án và của mọi công dân hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức;

3. Các tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ.

Chương IV

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM

Điều 47. Nguồn phát hiện vi phạm pháp luật

Kiểm sát viên nghiên cứu phát hiện vi phạm pháp luật trong các bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật căn cứ vào những nguồn sau đây:

1. Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp;

2. Đơn của người bị kết án và của công dân hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức;


3. Tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến vụ án;

4. Kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ, kiểm sát bản án.

 

Điều 48. Trách nhiệm kiểm sát bản án

Viện kiểm sát cấp tỉnh, huyện thực hiện việc kiểm sát bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cùng cấp và cấp dưới để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao xem xét kháng nghị.

Viện kiểm sát cấp tỉnh, huyện nếu không đồng ý với quan Điểm không kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì có văn bản kiến nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét.

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kiểm sát bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới và bản án của Tòa án nhân dân cấp cao để phát hiện vi phạm, thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị, đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật.

Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm sát bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cùng cấp và cấp dưới để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương xem xét kháng nghị.

Điều 47. Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án

Sau khi phát hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, Kiểm sát viên làm văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định đó chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 49. Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án

Khi phát hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, Kiểm sát viên báo cáo Lãnh đạo làm văn bản yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 376 Bộ luật tố tụng hình sự để Viện kiểm sát xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét các nguồn phát hiện vi phạm pháp luật có hợp pháp và có căn cứ hay không. Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Kiểm sát viên phải ghi đầy đủ lời khai của bị cáo, người bị hại, của những người tham gia tố tụng khác, ý kiến của Kiểm sát viên, biên bản phiên tòa, dư luận báo chí và các chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc xem xét kháng nghị.

Nếu có căn cứ xác định bản án hoặc quyết định của Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Trường hợp có căn cứ xác định bản án hoặc quyết định không có vi phạm pháp luật hoặc có vi phạm pháp luật nhưng ít nghiêm trọng không phải kháng nghị thì thông báo cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.

ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trả lời cho người hoặc cơ quan tổ chức biết, nếu họ tiếp tục khiếu nại thì báo cáo lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

ở Viện kiểm sát cấp tỉnh ủy quyền cho phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm trả lời cho người hoặc cơ quan tổ chức biết, nếu họ tiếp tục khiếu nại thì báo cáo lãnh đạo Viện xem xét và quyết định.

Thời hạn trả lời việc không kháng nghị thực hiện theo quy định tại Điều 277 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

3. Đối với bản án hoặc quyết định do Tòa án kháng nghị, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ quyết định kháng nghị, kiểm tra bản án hoặc quyết định và hồ sơ vụ án, đề xuất quan Điểm nhất trí hoặc không nhất trí với kháng nghị; nêu rõ những Điểm mới phát hiện theo hướng có lợi cho bị cáo cần đề nghị Tòa án xem xét thêm để báo cáo lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo Viện.

Điều 50. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ kiểm sát và báo cáo án theo Điều 7 của Quy chế này.

Khi có căn cứ xác định bản án hoặc quyết định của Tòa án vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định có vi phạm nhưng chưa đến mức kháng nghị thì Kiểm sát viên đề xuất kiến nghị để rút kinh nghiệm.


2. Trường hợp không có căn cứ kháng nghị thì trả lời bằng văn bản cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị. Văn bản trả lời theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Đối với bản án hoặc quyết định do Tòa án kháng nghị, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ quyết định kháng nghị, kiểm tra bản án hoặc quyết định và hồ sơ vụ án, đề xuất quan Điểm nhất trí toàn bộ, một phần hoặc không nhất trí với kháng nghị.

Điều 49. Căn cứ kháng nghị

Bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Việc Điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;


2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình Tiết khách quan của vụ án;

3. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi Điều tra, truy tố hoặc xét xử;

4. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.

Điều 51. Căn cứ kháng nghị

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ sau:

1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình Tiết khách quan của vụ án;

2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong Điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;

3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Điều 50. Thẩm quyền kháng nghị

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Viện trưởng phụ trách khối ký kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới.

Điều 52. Thẩm quyền kháng nghị

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 51. Thời hạn kháng nghị

1. Kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 53. Thời hạn kháng nghị

1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 52. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và hướng giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


2. Quyết định kháng nghị bằng văn bản theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thực hiện theo Điều 276 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 54. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính:

a. Số, ngày, tháng, năm của quyết định;

b. Người có thẩm quyền ra quyết định;

c. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;

d. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;

e. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;

f. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;

g. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;

h. Yêu cầu của người kháng nghị.

2. Quyết định kháng nghị theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp xét thấy cần thiết tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thực hiện theo Điều 377 Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 53. Gửi kháng nghị

Kháng nghị được gửi cho:

1. Tòa án sẽ xét xử giám đốc thẩm cùng hồ sơ vụ án;

2. Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;

3. Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị;

4. Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo và Viện kiểm sát cấp dưới, Viện kiểm sát đã đề nghị kháng nghị, Vụ (hoặc phòng) kiểm sát giam giữ cải tạo và Vụ (hoặc phòng) kiểm sát thi hành án để theo dõi.

5. Đối với kháng nghị quy định tại đoạn 2 Khoản 1 Điều 50 Quy chế này phải gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để báo cáo.

Điều 55. Gửi kháng nghị

Kháng nghị được gửi cho:

1. Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm cùng hồ sơ vụ án và Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;

2. Người bị kết án và những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc kháng nghị;

3. Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo và Viện kiểm sát cấp dưới có liên quan đến bản án bị kháng nghị, Viện kiểm sát đã đề nghị kháng nghị, trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án thì gửi cho cơ quan thi hành án hình sự hoặc cơ quan thi hành án dân sự có liên quan.

Điều 54. Bổ sung hoặc rút kháng nghị

1. Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm Viện trưởng Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 51 của Quy chế này hoặc rút kháng nghị.

Quyết định bổ sung hoặc rút kháng nghị phải bằng văn bản nêu rõ lý do. Việc gửi quyết định kháng nghị bổ sung hoặc quyết định rút kháng nghị thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Quy chế này.

2. Đối với bản án hoặc quyết định do Tòa án kháng nghị, nếu phát hiện có các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác cần phải kháng nghị thì trao đổi với Tòa án để Tòa án kháng nghị bổ sung. Nếu Tòa án không kháng nghị thì Viện kiểm sát kháng nghị theo quy định tại Điều 275 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 56. Bổ sung hoặc rút kháng nghị

1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định theo mẫu và được gửi theo quy định tại Điều 55 của Quy chế này.

 

 

2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, nếu xét thấy có căn cứ rút kháng nghị thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để báo cáo Viện trưởng.

Điều 55. Xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm trong những trường hợp cần thiết để làm rõ thêm những căn cứ kháng nghị hoặc kết luận kháng nghị. Việc xác minh do lãnh đạo đơn vị báo cáo để trình lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.

2. Khi tiến hành xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm tùy từng trường hợp Kiểm sát viên có thể: lấy lời khai của người bị kết án hoặc những người tham gia tố tụng khác, trưng cầu giám định, thu thập vật chứng, chụp ảnh, ghi âm, đo đạc, vẽ sơ đồ hiện trường…

Điều 57. Xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Trường hợp cần thiết để làm rõ thêm những căn cứ kháng nghị hoặc kết luận kháng nghị thì Kiểm sát viên đề xuất với lãnh đạo Viện việc xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm.

 

2. Khi tiến hành xác minh theo thủ tục giám đốc thẩm, Kiểm sát viên được áp dụng các biện pháp Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 56. Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm cùng cấp.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án. Đối với kháng nghị của Tòa án phải nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kháng nghị.

Phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về kháng nghị của Tòa án phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát xét xử giám đốc thẩm

 

 



2. Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên tham gia phiên tòa chỉ phát biểu quan Điểm về những vấn đề đã được Viện trưởng cho ý kiến. Nếu phải thay đổi cơ bản quan Điểm đã được Viện trưởng cho ý kiến thì đề nghị hoãn phiên tòa để báo cáo Viện trưởng xem xét và quyết định.

Điều 58. Tham gia phiên tòa giám đốc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm cùng cấp.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát cùng cấp trình bày nội dung kháng nghị, phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, tranh luận về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án với người tham gia tố tụng (nếu có). Đối với kháng nghị của Tòa án phải nêu rõ lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kháng nghị.

Dự thảo đề cương xét hỏi, đề cương tranh luận, bài phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án được xây dựng theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kiểm sát viên phải ghi chép diễn biến phiên tòa, các tài liệu này phải lưu hồ sơ kiểm sát.

2. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa chỉ phát biểu quan Điểm về những vấn đề đã được Viện trưởng cho ý kiến. Nếu phải thay đổi cơ bản quan Điểm đã được Viện trưởng cho ý kiến thì đề nghị hoãn phiên tòa để báo cáo Viện trưởng.

Điều 57. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục giám đốc thẩm

Kiểm sát viên được giao giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án xét xử giám đốc thẩm về thời hạn xét xử; về việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị (nếu có). Thành phần Hội đồng xét xử giám đốc thẩm; thủ tục xét hỏi những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa (nếu có); việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm biểu quyết và áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo; việc ra và gửi các quyết định giám đốc thẩm; việc chuyển hồ sơ vụ án bị hủy để Điều tra, xét xử lại.

Điều 59. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục giám đốc thẩm

Kiểm sát viên được giao giải quyết vụ án trong thủ tục giám đốc thẩm phải kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án xét xử giám đốc thẩm về thời hạn xét xử; về việc triệu tập người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị (nếu có). Thành phần Hội đồng xét xử giám đốc thẩm; thủ tục xét hỏi những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa (nếu có); việc Hội đồng xét xử giám đốc thẩm biểu quyết và áp dụng hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo; việc ban hành và gửi các quyết định giám đốc thẩm; việc chuyển hồ sơ vụ án bị hủy để Điều tra, xét xử lại.

Điều 58. Những việc làm sau phiên tòa giám đốc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải báo cáo lãnh đạo Viện và lãnh đạo đơn vị về kết quả xét xử và đề xuất những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết; phải làm thông báo kết quả xét xử gửi cho các Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án biết.

2. Đối với bản án hoặc quyết định bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án để Điều tra lại thì Kiểm sát viên đã tham gia phiên tòa làm thủ tục chuyển ngay hồ sơ vụ án đến đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra cùng cấp để giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 60. Những việc làm sau phiên tòa giám đốc thẩm

1. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa báo cáo kết quả xét xử với Viện trưởng cấp mình và Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên, đề xuất những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết; thông báo kết quả xét xử gửi các Viện kiểm sát đã tham gia xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm biết.

2. Đối với bản án hoặc quyết định bị Tòa án cấp giám đốc thẩm hủy án để Điều tra lại chuyển đến thì Kiểm sát viên chuyển ngay hồ sơ vụ án đến đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra cùng cấp để giải quyết theo thẩm quyền.

3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi phát hiện có vi phạm thì việc nghiên cứu hồ sơ, báo cáo án, tham mưu cho Viện trưởng được thực hiện theo quy định chung.

Chương V

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ TÁI THẨM

Điều 59. Nguồn phát hiện tình Tiết mới

Kiểm sát viên nghiên cứu phát hiện những tình Tiết mới của vụ án qua các nguồn sau đây:

1. Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp;

2. Đơn đề nghị của người bị kết án, của mọi công dân hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức;

3. Tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ.

Chương V

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT XÉT XỬ TÁI THẨM

Điều 61. Nguồn phát hiện tình Tiết mới

Kiểm sát viên nghiên cứu phát hiện những tình Tiết mới của vụ án qua các nguồn sau đây:

1. Báo cáo đề xuất kháng nghị của Viện kiểm sát các cấp;

2. Đơn của người bị kết án, của công dân hoặc kiến nghị của các cơ quan, tổ chức;

3. Tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến vụ án;

4. Kết quả kiểm tra công tác nghiệp vụ.

Điều 60. Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án

Sau khi kiểm tra các nguồn phát hiện thấy những tình Tiết mới của vụ án Kiểm sát viên làm văn bản yêu cầu Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng HS.

Điều 62. Yêu cầu chuyển hồ sơ vụ án

Khi phát hiện thấy tình Tiết mới của vụ án, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Điều 61. Xác minh tình Tiết mới theo thủ tục tái thẩm

1. Khi phát hiện có tình Tiết mới của vụ án có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện ra quyết định xác minh những tình Tiết đó.

2. Sau khi có quyết định của lãnh đạo Viện, Kiểm sát viên tiến hành xác minh thu thập chứng cứ để có cơ sở kết luận về những tình Tiết mới đó.

Quá trình xác minh thu thập chứng cứ, tùy từng trường hợp cụ thể, Kiểm sát viên có thể: lấy lời khai của người bị kết án và những người tham gia tố tụng khác; thu thập vật chứng, dựng lại hiện trường, trưng cầu giám định, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình và phải được đưa vào hồ sơ vụ án và sao lưu hồ sơ kiểm sát án hình sự.

Điều 63. Xác minh tình Tiết mới theo thủ tục tái thẩm

1. Khi phát hiện có tình Tiết mới của vụ án có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì Kiểm sát viên báo cáo Viện trưởng ra quyết định xác minh những tình Tiết đó.

2. Sau khi có quyết định của Viện trưởng, Kiểm sát viên tiến hành xác minh thu thập chứng cứ để có cơ sở kết luận về những tình Tiết mới đó.

Quá trình xác minh thu thập chứng cứ về tình Tiết mới, Kiểm sát viên áp dụng các biện pháp Điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan Điều tra có thẩm quyền xác minh tình Tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát. Các tài liệu Điều tra, xác minh phải được đưa vào hồ sơ vụ án và lưu hồ sơ kiểm sát.

Điều 62. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét những tình Tiết mới được xác minh có được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm không. Nếu những tình Tiết mới làm thay đổi nội dung bản án hoặc quyết định thì báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị tái thẩm theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

Nếu không có căn cứ kháng nghị tái thẩm thì Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do không kháng nghị.

2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết, nếu họ tiếp tục đề nghị thì báo cáo lãnh đạo Viện xem xét, quyết định.

3. Ở VKS cấp tỉnh ủy quyền cho Phòng THQCT và KSXX phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết, nếu họ tiếp tục đề nghị thì báo cáo lãnh đạo Viện xem xét, quyết định.

Điều 64. Nghiên cứu hồ sơ vụ án

1. Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ kiểm sát, báo cáo án theo quy định tại Điều 7 Quy chế này. Khi có căn cứ thì báo cáo lãnh đạo Viện kháng nghị tái thẩm theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

2. Nếu không có căn cứ kháng nghị tái thẩm thì Viện kiểm sát trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do không kháng nghị.

Điều 63. Căn cứ kháng nghị

Những tình Tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:


1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những Điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;


2. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;

 


3. Vật chứng, biên bản Điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

 

4. Những tình Tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.

Điều 65. Căn cứ kháng nghị

Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:

1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những Điểm quan trọng không đúng sự thật;

2. Có tình Tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;

3. Vật chứng, biên bản về hoạt động Điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;

4. Những tình Tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.

Điều 64. Thẩm quyền kháng nghị

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ủy quyền cho Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phụ trách khối ký kháng nghị theo thủ tục tái thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.

Điều 66. Thẩm quyền kháng nghị

1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Điều 65. Thời hạn kháng nghị

1. Thời hạn kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật Hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 1 năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình Tiết mới được phát hiện.

2. Thời hạn kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 67. Thời hạn kháng nghị

1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình Tiết mới được phát hiện.

2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.

3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Điều 66. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và hướng giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2. Kháng nghị bằng văn bản theo mẫu hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp cần thiết tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thực hiện theo Điều 294 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Điều 68. Quyết định kháng nghị

1. Quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do và hướng giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

2. Kháng nghị bằng văn bản theo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

3. Trường hợp cần thiết tạm đình chỉ thi hành bản án hoặc quyết định đã bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thực hiện theo Điều 377 Bộ luật tố tụng hình sự.

Điều 67. Gửi kháng nghị

Kháng nghị được gửi cho:

1. Tòa án sẽ xét xử tái thẩm cùng hồ sơ vụ án và các tài liệu mới Điều tra xác minh;

2. Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định bị kháng nghị;

3. Người bị kết án và người có quyền và lợi ích liên quan đến việc bị kháng nghị;

4. Viện kiểm sát cấp trên để báo cáo và Viện kiểm sát cấp dưới để theo dõi rút kinh nghiệm;

5. Đối với kháng nghị quy định tại đoạn 2 Khoản 1 Điều 64 Quy chế này phải gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao để báo cáo.

Điều 69. Các thủ tục khác về tái thẩm

Các thủ tục khác về tái thẩm bao gồm: việc gửi kháng nghị, bổ sung hoặc rút kháng nghị, tham gia phiên tòa tái thẩm, kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục tái thẩm và những việc làm sau phiên tòa tái thẩm được thực hiện như Điều 55, 56, 58, 59, 60 của Quy chế này.

Điều 68. Tham gia phiên tòa tái thẩm

Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa tái thẩm cùng cấp.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát phát biểu quan Điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Phó Viện trưởng và Kiểm sát viên chỉ phát biểu quan Điểm về những vấn đề đã được Viện trưởng cho ý kiến. Nếu phải thay đổi cơ bản quan Điểm đã được Viện trưởng cho ý kiến thì phải đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để báo cáo Viện trưởng quyết định.

 

Điều 69. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật ở thủ tục tái thẩm

Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa tái thẩm phải kiểm sát việc tuân theo các thủ tục tố tụng tại phiên tòa. Chú ý thành phần Hội đồng xét xử, thời hạn xét xử, thủ tục xét hỏi những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa (nếu có) và việc biểu quyết của Hội đồng xét xử.

 

Điều 70. Những việc làm sau phiên tòa tái thẩm

Những việc làm của Kiểm sát viên sau phiên tòa tái thẩm được thực hiện tương tự như Điều 58 của Quy chế này.

 

Chương VI

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

Điều 71. Quản lý chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự

1. Viện kiểm sát các cấp phải quản lý toàn bộ tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình; Viện kiểm sát cấp trên phải quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý toàn bộ tình hình và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong ngành.

2. Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự, Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm cấp tỉnh có trách nhiệm giúp lãnh đạo Viện theo dõi, quản lý hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình và cấp dưới.

3. Các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý án có kháng cáo, kháng nghị và thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm phát hiện, tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm trong khu vực.

4. Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát địa phương về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm mà Vụ được phân công làm nhiệm vụ kiểm sát Điều tra.

5. Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Viện kiểm sát địa phương về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong toàn ngành.

Chương VI

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

Điều 70. Quản lý chỉ đạo công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự

1. Viện kiểm sát các cấp phải quản lý toàn bộ tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình; Viện kiểm sát cấp trên phải quản lý tình hình, hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện kiểm sát nhân dân tối cao quản lý toàn bộ tình hình và hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự trong Ngành.

2. Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự, Phòng Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự có trách nhiệm giúp lãnh đạo Viện theo dõi, quản lý hướng dẫn và chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của cấp mình và cấp dưới.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát cấp tỉnh, cấp huyện; quản lý án có kháng cáo, kháng nghị và thực hiện việc kháng nghị theo thẩm quyền. Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm phát hiện, tổng hợp tình hình, tổ chức rút kinh nghiệm công tác kiểm sát xét xử trong khu vực.

4. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát Điều tra án hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đối với Viện kiểm sát cấp dưới về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về các tội phạm được phân công kiểm sát Điều tra.

5. Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo dõi, quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra trong toàn ngành về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự.

Điều 72. Thỉnh thị và trả lời thỉnh thị

Việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị án hình sự thực hiện theo Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Nội dung văn bản báo cáo thỉnh thị án hình sự phải ghi rõ quan Điểm đã được thảo luận trong tập thể lãnh đạo và Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp huyện hoặc Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Báo cáo thỉnh thị phải đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu cả ý kiến của cấp ủy địa phương (nếu có) về việc giải quyết vụ án.

Điều 71. Thỉnh thị và trả lời thỉnh thị

1. Việc thỉnh thị và trả lời thỉnh thị án hình sự thực hiện theo Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Nội dung báo cáo thỉnh thị phải ghi rõ quan Điểm đã được thảo luận trong tập thể lãnh đạo Viện, lãnh đạo đơn vị hoặc Ủy ban kiểm sát (nếu có); đề xuất cụ thể các phương án giải quyết, nêu ý kiến của cấp ủy địa phương (nếu có) về việc giải quyết vụ án.

2. Báo cáo thỉnh thị những vướng mắc về áp dụng pháp luật trong các vụ án cụ thể thì Viện kiểm sát cấp huyện thỉnh thị Viện kiểm sát cấp tỉnh, nếu không nhất trí với quan Điểm của Viện kiểm sát cấp tỉnh thì báo cáo Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hoặc Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (nếu không nhất trí với quan Điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao); Viện kiểm sát cấp tỉnh thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, nếu không nhất trí với quan Điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thì báo cáo Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thỉnh thị lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự).

3. Đối với những vướng mắc về nhận thức áp dụng pháp luật nói chung thì Viện kiểm sát các cấp gửi Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học.

4. Đối với những vướng mắc về giải quyết vụ việc bồi thường cho người bị oan trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của ngành thì Viện kiểm sát cấp huyện thỉnh thị Viện kiểm sát cấp tỉnh giải quyết. Viện kiểm sát cấp tỉnh thỉnh thị Viện kiểm sát nhân dân tối cao (thông qua Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự).

Điều 73. Chế độ báo cáo

Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tháng, 6 tháng, tổng kết năm theo Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Đối với các báo cáo nghiệp vụ khác như thông báo rút kinh nghiệm, án Điểm, kiểm tra hướng dẫn cấp dưới, kiến nghị vi phạm của Tòa án và những báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu phải được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên.

Điều 72. Chế độ báo cáo

Viện kiểm sát các cấp thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự tháng, 6 tháng, tổng kết năm theo Quy chế về thông tin, báo cáo, quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Đối với các báo cáo nghiệp vụ khác như thông báo rút kinh nghiệm, án Tòa tuyên không phạm tội, án trọng Điểm, phức tạp, tài liệu kiểm tra hướng dẫn cấp dưới, kiến nghị vi phạm và những báo cáo khác theo yêu cầu phải được gửi cho Viện kiểm sát cấp trên.

Điều 74. Chế độ kiểm tra

Viện kiểm sát cấp trên phải có kế hoạch định kỳ hoặc bất thường kiểm tra đột xuất công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và chỉ đạo hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho cán bộ.

Điều 73. Chế độ kiểm tra

Viện kiểm sát cấp trên có kế hoạch kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát cấp dưới để rút kinh nghiệm và chỉ đạo hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ. Việc kiểm tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự với các khâu công tác khác.

Điều 75. Chế độ lập, sử dụng, quản lý và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự

Việc lập, sử dụng, quản lý và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự ở các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự.

Trường hợp cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm sử dụng hồ sơ kiểm sát án hình sự của cấp dưới, khi sử dụng xong phải trả hồ sơ đó cho cấp dưới để quản lý.

Điều 74. Chế độ lập, sử dụng, quản lý và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự

Việc lập, sử dụng, quản lý và lưu trữ hồ sơ kiểm sát án hình sự ở các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thực hiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự theo đúng Quyết định số 590 về lập hồ sơ kiểm sát án hình sự và Quyết định số 190/QĐ-VKSTC-VP ngày 06/4/2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về chế độ công tác hồ sơ nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân.

Trường hợp Viện kiểm sát cấp trên sử dụng hồ sơ kiểm sát án hình sự của cấp dưới, khi sử dụng xong phải trả hồ sơ đó cho cấp dưới để quản lý.

Điều 76. Chế độ bảo vệ bí mật tài liệu

1. Các hồ sơ vụ án hình sự và hồ sơ kiểm sát án hình sự phải được quản lý chặt chẽ không được để mất tài liệu trong hồ sơ. Khi giao nhận phải làm đúng thủ tục hành chính.

Phải giữ bí mật ý kiến của lãnh đạo đơn vị, của lãnh đạo Viện đã chỉ đạo giải quyết vụ án, không để lộ cho người không có trách nhiệm biết.

2. Các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ đối với vụ án hình sự của Viện kiểm sát cấp trên phải lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự không được đưa vào hồ sơ của vụ án.

Báo cáo về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự chỉ gửi tới các đơn vị có liên quan trong nội bộ ngành, không được gửi cho các cơ quan khác.

3. Không được tiếp bị can, bị cáo tại ngoại, người bị hại và đương sự có liên quan đến vụ án ngoài trụ sở làm việc của cơ quan.

Điều 75. Chế độ bảo vệ bí mật tài liệu

1. Các hồ sơ vụ án hình sự và hồ sơ kiểm sát án hình sự phải được quản lý chặt chẽ không được để mất tài liệu trong hồ sơ. Khi giao nhận phải làm đúng thủ tục hành chính.

Phải giữ bí mật ý kiến của lãnh đạo đơn vị, của lãnh đạo Viện đã chỉ đạo giải quyết vụ án, không để lộ cho người không có trách nhiệm biết.

2. Các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ đối với vụ án hình sự của Viện kiểm sát cấp trên phải lưu vào hồ sơ kiểm sát án hình sự không được đưa vào hồ sơ của vụ án.

Báo cáo về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự chỉ gửi tới các đơn vị có liên quan trong nội bộ ngành, không được gửi cho các cơ quan khác.

3. Cán bộ, Kiểm tra viên, Kiểm sát viên thực hiện nghiêm túc Điều 84 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định về những Điều Kiểm sát viên không được làm.

Điều 77. Kinh phí xác minh theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Kinh phí chi cho hoạt động xác minh theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là Khoản chi đặc thù trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự. Việc lập dự toán, chi tiêu và quyết toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.

Điều 76. Kinh phí xác minh theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Kinh phí chi cho hoạt động xác minh theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm là Khoản chi đặc thù trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự. Việc lập dự toán, chi tiêu và quyết toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 78. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Đơn vị, Kiểm sát viên và cán bộ có thành tích trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Kiểm sát viên và cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý không thực hiện đúng các quy định về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 77. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thì được khen thưởng theo chế độ hiện hành của Nhà nước và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nếu lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý không thực hiện đúng các quy định trong thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 79. Hiệu lực của quy chế

1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

2. Quy chế này thay thế Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 121/2004/QĐ-VKSNDTC ngày 16/9/2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao).

Điều 78. Hiệu lực của quy chế

1. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần sửa đổi bổ sung cho phù hợp thì báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

2. Quy chế này thay thế Quy chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

 

7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ