Công văn 1602/THPT về cấp phát bản sao văn bằng tốt nghiệp bậc Trung học (Phổ thông và Bổ túc) do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1602/THPT
Ngày ban hành 15/10/2004
Ngày có hiệu lực 15/10/2004
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Phạm Hồng Cường
Lĩnh vực Giáo dục

UBND TỈNH NINH THUẬN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1602/THPT
V/v: Cấp phát bản sao văn bằng tốt nghiệp bậc Trung học (Phổ thông và Bổ túc)

Phan Rang, ngày 15 tháng 10 năm 2004

 

Kính gửi:

- Các trường, trung tâm trực thuộc Sở;
- Các phòng GD-ĐT huyện, thị.

Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ GD&ĐT về việc quản lý và cấp phát văn bằng, chứng chỉ (bản chính, bản sao, bản chứng thực, bản công chứng…,) đồng thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương và giảm thiểu những tình huống có thể phát sinh các vấn đề tiêu cực trong quá trình sử dụng văn bằng, chứng chỉ; Sở đã có công văn số: 1.601/THPT ngày 15/10/2004 về hướng dẫn thực hiện việc cấp phát văn bằng tốt nghiệp bậc Trung học (Phổ thông, Bổ túc) và giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10 THPT; nay sở GD-ĐT hướng dẫn việc cấp phát bản sao văn bằng tốt nghiệp bậc Trung học (Phổ thông, Bổ túc) như sau:

I. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY:

1. Thông tư số: 20/2002/TT-BGD&ĐT ngày 12/4/2002 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ và xác nhận các giấy tờ khác trong lĩnh vực giáo dục.

2. Văn bản số: 6025/THPT ngày 17/7/2003 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn quản lý, cấp phát bằng THPT, THCS năm 2003.

3. Văn bản số: 6477/GDTX ngày 30/7/2003 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn quản lý, cấp phát bằng Bổ túc THPT, Bổ túc THCS năm 2003.

4. Văn bản số: 10453/GDTrH ngày 24/10/2003 của Bộ GD&ĐT về việc cấp bằng và bản sao bằng tốt nghiệp

II. QUY ĐỊNH:

1. Bản sao văn bằng tốt nghiệp có giá trị pháp lý tương đương với từng loại văn bằng tốt nghiệp.

2. Theo nội dung của điểm 1, mục IV, TỔ CHỨC THỰC HIỆN ở thông tư số: 20/2002/TT-BGD&ĐT ngày 12/4/2002 của Bộ GD&ĐT;

Những cá nhân đã có văn bằng tốt nghiệp kể từ năm 2002 trở lại đây đều có thể đề nghị được cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp. Những cá nhân đã có văn bằng tốt nghiệp từ năm 2001 trở về trước đều không được cấp bản sao khi còn đang giữ bản chính văn bằng tốt nghiệp.

3. Chỉ cấp bản sao cho cá nhân có nhu cầu sử dụng và còn lưu giữ bản chính văn bằng tốt nghiệp (kể cả những trường hợp chỉnh sửa các chi tiết hộ tịch, do sơ suất trong quá trình hoàn thiện văn bằng).

4. Theo nội dung văn bản số: 10453/GDTrH ngày 24/10/2003 của Bộ GD&ĐT.

Các trường hợp thất lạc và hư hỏng văn bằng tốt nghiệp; Chỉ cấp tại 01 bản sao văn bằng tốt nghiệp (có thể trước đó chưa yêu cầu cấp bản sao nào);

5. Số lượng bản sao văn bằng tốt nghiệp được cấp: Từ 01 - 03 bản văn bằng tốt nghiệp.

III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

Nhằm mục đích tạo sự chủ động cho các cơ sở giáo dục, các cấp quản lý giáo dục tại địa phương và tạo điều kiện thuận tiện cho gia đình học sinh có yêu cầu sử dụng bản sao văn bằng tốt nghiệp; Sở thống nhất các loại hồ sơ cần thiết để được cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp bậc Trung học (Phổ thông và Bổ túc) như sau:

1. Hồ sơ yêu cầu cấp bản sao khi còn lưu giữ bản chính văn bằng tốt nghiệp;

1.1. Phiếu yêu cầu cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp (mẫu đính kèm công văn này).

1.2. Bản chính văn bằng tốt nghiệp

1.3. Ảnh dán bản sao (quy cách như ảnh dán văn bằng tốt nghiệp).

2. Hồ sơ xin cấp lại bản sao do bị thất lạc hoặc bị hư hỏng văn bằng do cá nhân bảo quản:

2.1. Đơn xin cấp bản sao văn bằng tốt nghiệp (mẫu đính kèm công văn này).

2.2. Đơn trình bày nguyên nhân thất lạc hoặc hư hỏng văn bằng tốt nghiệp và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

a. Trường hợp hư hỏng, thất lạc do cá nhân bảo quản tại gia đình: Chính quyền địa phương xác nhận.

b. Trường hợp do cơ quan làm hư hỏng, thất lạc: Cơ quan nào làm hư hỏng, thất lạc thì cơ quan đó xác nhận (kể cả trường hợp chưa nhận văn bằng tốt nghiệp).

c. Trường hợp thất lạc khác: Do công an địa phương xác nhận.

2.3. Chứng minh nhân dân;

[...]