Kính
gửi: Các đơn vị thuộc Bộ
Thực hiện Quyết định số
209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện
rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ,
cơ quan ngang Bộ (sau đây viết tắt là Quyết định số 209/QĐ-TTg), Công
văn số 432/BTP-KTrVb ngày 13/02/2020 của Bộ Tư pháp về việc triển khai Quyết định
số 209/QĐ-TTg, Quyết định số 534/QĐ-BNN-PC ngày 24/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy
phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (sau đây viết tắt là Kế hoạch số 534).
Để việc rà soát văn bản quy phạm
pháp luật được thực hiện bảo đảm chất lượng, thời hạn theo yêu cầu, đề nghị các
đơn vị trên cơ sở quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Kế hoạch số 534 tiến
hành rà soát văn bản và lưu ý một số công việc sau:
1. Xác định
và tập hợp đầy đủ, chính xác các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm
thực hiện rà soát văn bản
a) Các văn bản do đơn vị được
giao chủ trì soạn thảo, bao gồm:
- Văn bản do đơn vị chủ trì soạn
thảo để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cơ quan, người
có thẩm quyền ban hành (ví dụ: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ…);
- Văn bản do đơn vị chủ trì soạn
thảo để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn liên tịch ban hành (ví
dụ: Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;…);
- Văn bản do đơn vị chủ trì soạn
thảo để Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (ví dụ: Thông
tư do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành…).
b) Các văn bản khác điều chỉnh
những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, bao gồm:
- Văn bản do đơn vị được phân
công phối hợp với các đơn vị của các cơ quan khác xây dựng để Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn liên tịch với cơ quan đó ban hành (ví dụ: Thông
tư liên tịch số 88/2014/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020);
- Văn bản do đơn vị khác thuộc
Bộ chủ trì soạn thảo nhưng có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng,
nhiệm vụ của mình (ví dụ: Thông tư số 11/2019/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 do Cục Thú y chủ trì
xây dựng, có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Thủy sản).
c) Trường hợp văn bản được
rà soát có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thì đơn
vị được giao chủ trì soạn thảo làm đầu mối thực hiện việc rà soát và tổng hợp kết
quả rà soát của các đơn vị có liên quan (ví dụ: Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT
ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng
mã số HS đối Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn).1
d) Trường hợp có sự chuyển
giao chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị thuộc Bộ thì đơn vị tiếp nhận chức
năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ được chuyển giao.
2. Tập hợp
đầy đủ kết quả rà soát văn bản đã thực hiện
Tập hợp đầy đủ các kết quả rà
soát văn bản đã được thực hiện (bao gồm kết quả rà soát thường xuyên ngay khi
có căn cứ rà soát tại Điều 142 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP;
kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; kết quả rà soát văn
bản phục vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống hóa trong thời
gian vừa qua)2.
3. Thực hiện
rà soát chi tiết
a) Đơn vị thực hiện rà soát
theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (Mục 3 Chương IX),
trong đó lưu ý:
- Tập trung rà soát phát hiện
các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn,
gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, công
khai, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật như:
+ Các văn bản có nội dung chồng
chéo thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, nhà ở, kinh doanh bất
động sản, đấu thầu theo phản ánh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) (kèm theo Công văn số 3126/TTKQH-TH ngày 19/10/2019 của Tổng Thư ký
Quốc hội) (nếu có);
+ Các văn bản quy định liên
quan đến đầu tư, kinh doanh (như điều kiện đầu tư kinh doanh; thủ tục hành
chính; kiểm tra chuyên ngành trước và sau khi thông quan; các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh...);
+ Các vấn đề pháp lý đặt ra cho
việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tận dụng cơ hội, ứng phó với
các thách thức, chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá
trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số theo tinh thần Nghị quyết số
52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị.
- Đối chiếu các quy định của
văn bản thuộc trách nhiệm rà soát của mình với các văn bản điều chỉnh các vấn đề
có liên quan thuộc trách nhiệm rà soát của các đơn vị thuộc Bộ, các bộ, cơ quan
ngang bộ khác để phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo. Ví dụ: Luật Lâm
nghiệp với Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ môi trường….
b) Trường hợp nếu trước đó các
đơn vị đã thực hiện các hoạt động rà soát và có các kết quả rà soát như quy định
tại mục 2 công văn này:
- Đơn vị tiến hành kiểm tra lại
các kết quả rà soát văn bản để bảo đảm tính chính xác về kết quả rà soát tính
đến ngày 30/5/2020.
- Trong trường hợp kết quả rà
soát văn bản đã được tập hợp phản ánh chưa chính xác hoặc phát hiện văn bản
chưa được rà soát theo quy định tính đến ngày 30/5/2020, đơn vị thực hiện
rà soát bổ sung theo quy định tại mục 3.a Công văn này.
4. Xây dựng
dự thảo báo cáo kết quả rà soát văn bản và Phụ lục chi tiết kèm theo của đơn vị
thực hiện rà soát
a) Xây dựng báo cáo kết quả rà
soát văn bản (theo mẫu số 01) và Phụ lục chi tiết kèm theo Công văn này.
b) Gửi báo
cáo kết quả rà soát văn bản và Phụ lục chi tiết
kèm theo của đơn vị thực hiện rà soát về Vụ Pháp chế để tổng hợp.
5. Thời hạn
gửi báo cáo rà soát
Các đơn vị thuộc Bộ gửi báo cáo
kết quả về Vụ Pháp chế chậm nhất là ngày 30/5/2020 (kèm theo file điện tử
đến địa chỉ email: thuhuongbnn@gmail.com).
Hồ sơ rà soát gửi Vụ Pháp chế,
gồm:
+ Báo
cáo kết quả rà soát văn bản của đơn vị;
+ Phụ lục kèm theo Báo cáo rà
soát.
6. Bổ sung
và cập nhật các văn bản thuộc đối tượng, phạm vi rà soát
Sau khi gửi báo cáo kết quả rà
soát văn bản, các đơn vị tiếp tục thực hiện bổ sung và cập nhật đầy đủ các văn
bản thuộc đối tượng, phạm vi rà soát và các thông tin liên quan đến kết quả rà
soát văn bản thuộc trách nhiệm rà soát của đơn vị mình tính đến hết ngày
30/6/2020 (nếu có). Thông tin cập nhật, bổ sung đơn vị được gửi thường
xuyên, kịp thời (ngay khi có sự thay đổi) về Vụ Pháp chế, chậm nhất là ngày
15/6/2020.
7. Tài liệu
rà soát
Bộ Tư pháp đã xây dựng Tài liệu
hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện rà soát văn bản, các đơn vị có
thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tham khảo:
(a) Cổng thông tin điện tử Bộ Tư
pháp (moj.gov.vn)/ Mục Hướng dẫn nghiệp vụ/ Lĩnh vực soạn thảo, thẩm định, kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa và hợp nhất VBQPPL.
(b) Trang thông tin về kiểm
tra, rà soát, hệ thống hóa và hợp nhất văn bản QPPL/Mục Rà soát và hệ thống hóa
VBQPPL (http://ktvb.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/ra-soat.aspx).
Trong quá trình thực hiện rà
soát văn bản, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị kịp thời phản ánh về Vụ Pháp chế
để tổng hợp, nghiên cứu, xem xét, giải quyết.
Rất mong nhận được sự quan tâm,
hợp tác của đơn vị./.
Trường hợp cần trao đổi thêm
chi tiết, đề nghị liên hệ: Chị Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên viên chính Vụ Pháp
chế, số điện thoại: 024.38438811; e-mail: thuhuongbnn@gmail.com./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để b/c);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ NNPTNT;
- Lưu: VT, PC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ PHÁP CHẾ
Nguyễn Thị Kim Anh
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT THUỘC
LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐƠN VỊ1..............
(Ban hành kèm theo Công văn số 1558/BNN-PC ngày 02/3/2020 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT)
TT
|
Tên loại văn bản
|
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn
bản3
|
Tên gọi của văn bản
|
Ghi chú
|
I. LUẬT, BỘ LUẬT, NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
II. PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
III. NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
IV. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
V. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
VI. THÔNG TƯ
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
VII. CÁC HÌNH THỨC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC (QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ, ……)
|
1.
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC II
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐƯỢC RÀ SOÁT CÓ NỘI DUNG MÂU
THUẪN, CHỒNG CHÉO, KHÔNG CÒN PHÙ HỢP THUỘC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA ĐƠN VỊ1..............
(Ban hành kèm theo Công văn số 1558/BNN-PC ngày 02/3/2020 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT)
STT
|
Tên loại văn bản
|
Số, ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành văn bản3
|
Tên gọi của văn bản
|
Nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp
thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển2
|
Kiến nghị (đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ)
|
Thời hạn xử lý hoặc kiến nghị xử lý
|
Ghi chú3
|
I. LUẬT, BỘ LUẬT, NGHỊ QUYẾT
CỦA QUỐC HỘI
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
II. PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
III. NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
V. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
VI. THÔNG TƯ
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. CÁC HÌNH THỨC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC (QUYẾT ĐỊNH, CHỈ THỊ, ……)
|
1.
|
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu
số 01: Báo cáo kết quả rà soát
(Ban hành kèm theo
Công văn số 1558 /BNN-PC ngày 02
/3/2020)
TÊN ĐƠN VỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ……………..
|
Hà Nội, ngày
tháng năm 2020
|
BÁO CÁO
Kết quả rà soát
văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị…………………..[1]
I. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trình bày ngắn gọn quá trình tổ chức thực hiện nhiệm
vụ, cụ thể như:
- Việc xây dựng Kế hoạch rà soát văn bản quy phạm
pháp luật (sau đây viết tắt là văn bản) tại đơn vị (nếu có);
- Việc tổ chức rà soát văn bản.
II. KẾT QUẢ RÀ SOÁT VĂN BẢN
Báo cáo các số liệu thể hiện kết quả rà soát văn bản
như sau:
1. Tổng số văn bản thuộc đối tượng, phạm vi
rà soát của đơn vị:…….. văn bản
2. Tổng số văn bản đã được rà soát:…….. văn
bản
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật;
+ ….. Nghị quyết của Quốc hội;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
3. Tổng số văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo, không còn phù hợp: …….. văn bản (chi tiết các nội dung mâu thuẫn, chồng
chéo, không còn phù hợp thể hiện tại Phụ lục), trong đó:
3.1. ….. văn bản có nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, không còn phù hợp với luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội:
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật, Nghị quyết;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
3.2. ….. văn bản có nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, không còn phù hợp với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội:
Gồm: + ….. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường
vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
3.3. ….. văn bản có nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, không còn phù hợp với nghị định của Chính phủ:
Gồm: + ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
3.4. ….. văn bản có nội dung mâu thuẫn,
chồng chéo, không còn phù hợp với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Gồm: + ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn
bản quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
3.5. …..văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang Bộ ban hành có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo với nhau (phân loại
cụ thể).
3.6. Về các phản ánh về sự chồng chéo
trong các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường,
nhà ở, kinh doanh bất động sản, đấu thầu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) (Theo Công văn số 3126/TTKQH-TH ngày 19/10/2019 của Tổng Thư ký
Quốc hội về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật)
- Đề nghị trình bày ý kiến cụ thể của đơn vị đối với
phản ánh nêu trên của VCCI sau khi rà soát các văn bản thuộc trách nhiệm của
đơn vị (nếu có phản ánh có liên quan đến trách nhiệm quản lý của đơn vị).
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
1. Nhận xét, đánh giá
1.1. Về quá trình tổ chức thực hiện rà soát
văn bản
1.2. Về chất lượng rà soát văn bản
1.3. Về hệ thống văn bản đã được rà soát
Đề nghị có đánh giá cụ thể (ưu điểm,
hạn chế, nguyên nhân của hạn chế) đối với các nhóm văn bản sau:
- Về toàn bộ hệ thống văn bản đã được rà soát của
đơn vị;
- Về nhóm các văn bản quy định về đầu tư, kinh doanh
(bao gồm cả các văn bản theo phản ánh của VCCI) (Nêu tại Mục B.I.2.2 Tài liệu
hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp
luật của Bộ Tư pháp) (nếu có phản ánh có liên quan đến trách nhiệm quản lý của
đơn vị).
1.4. Khó khăn, vướng mắc
1.5. Nguyên nhân khó khăn, vướng mắc
2. Kiến nghị, đề xuất, giải pháp
2.1. Về việc xử lý văn bản có nội dung mâu
thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp[2] (chi tiết tại Phụ
lục)
- ….. văn bản có nội dung cần đình chỉ thi hành
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật;
+ ….. Nghị quyết của Quốc hội;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
- ….. văn bản có nội dung cần sửa đổi, bổ sung
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật;
+ ….. Nghị quyết của Quốc hội;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
- ….. văn bản có nội dung cần
thay thế
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật;
+ ….. Nghị quyết của Quốc hội;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
- ….. văn bản có nội dung cần
bãi bỏ
Gồm: + ….. Luật, Bộ luật;
+ ….. Nghị quyết của Quốc hội;
+ ….. Pháp lệnh;
+ ….. Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
+ ….. Nghị định của Chính phủ;
+ ….. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
+ ….. Thông tư liên tịch;
+ ….. Thông tư;
+ ….. văn bản là các hình thức văn bản
quy phạm pháp luật khác (có thể phân loại cụ thể).
- ….. văn bản có nội dung cần
ban hành mới (nếu có).
2.2. Giải pháp
Nêu một số giải pháp khắc phục các hạn chế trong việc
xây dựng pháp luật, hạn chế tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực
tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất,
công khai, minh bạch và khả thi của hệ thống pháp luật.
2.3. Các vấn đề khác
Lưu ý: Đơn vị có
thể bổ sung các thông tin khác vào nội dung báo cáo nếu thấy cần thiết./.
1 Ví dụ: Thông tư số
15/2018/TT-BNNPTNT do Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng có liên quan đến chức năng,
nhiệm vụ của nhiều đơn vị: Các đơn vị thực hiện rà soát gửi kết quả rà soát của
đơn vị về Vụ Pháp chế, Vụ Pháp chế là đơn vị đầu mối thực hiện tổng hợp kết quả
rà soát của các đơn vị.
2 Ví dụ: Kết quả hệ thống
hóa định kỳ 2014-2018; Kết quả rà soát văn bản về giống cây lâm nghiệp; Kết quả
rà soát văn bản về điều kiện đầu tư kinh doanh; Kết quả rà soát văn bản về đất
đai; các kết quả rà soát để xây dựng Luật Chăn nuôi, Luật Trồng trọt, Luật Lâm
nghiệp, Luật Thủy sản……
1 Ghi rõ Tên cơ quan ban
hành
1 Ghi rõ Tên cơ quan ban
hành
2 Nêu rõ điều, khoản, điểm
mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp (có căn cứ đối chiếu).
3 Trường hợp văn bản được
rà soát có nội dung quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh, thì tại cột “Ghi
chú” ghi: “Đầu tư, kinh doanh”
[2]
Thực hiện theo quy định tại Điều 143 (Các hình thức xử lý văn bản được rà soát)
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.