Công văn 14192/BTC-TCT năm 2018 về nội dung Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 14192/BTC-TCT
Ngày ban hành 15/11/2018
Ngày có hiệu lực 15/11/2018
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trần Xuân Hà
Lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14192/BTC-TCT
V/v một số nội dung Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2018

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 12/09/2018, Chính ph đã ban hành Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Việc thực hiện hóa đơn điện tử góp phần cải cách hành chính, hướng tới hoạt động quản lý hóa đơn thng nhất, nâng cao hiệu qu, hiệu lực công tác quản lý hóa đơn nhằm phòng, chống việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn để gian lận, trốn thuế. Để tạo điều kiện cho công tác tuyên truyền và phối hợp công tác, Bộ Tài chính giới thiệu một số nội dung của Nghị định và kiến nghị phối kết hợp với các Bộ, ngành, địa phương như sau:

1. Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 quy định một số nội dung mới về hóa đơn điện tử như hình thức hóa đơn điện tử và nguyên tắc sử dụng; các trường hợp áp dụng hóa đơn điện tử; tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra lưu thông trên thị trường; các trường hợp được cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tcó mã của cơ quan thuế không thu tiền; cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có thu tiền; hủy hóa đơn giấy khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử; thủ tục hành chính khi sử dụng hóa đơn điện tử; trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu; hiệu lực thi hành (chi tiết nội dung cụ thể theo Phụ lục đính kèm).

2. Căn cứ quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 37 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP nêu trên, Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trc thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc thực hiện Nghị định, tuyên truyền, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh và người dân hiểu lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử, thực hiện đầy đủ quy định của Chính phủ về hóa đơn điện tử. Cụ thể như sau:

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc hướng dẫn thực hiện Nghị định: Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn gửi các Bộ ngành, địa phương tham gia ý kiến; khi nhận được dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính, đề nghị các Bộ ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu tham gia ý kiến chi tiết.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đảm bảo ứng dụng công nghệ thông tin trong việc áp dụng hóa đơn điện tử: Bộ Tài chính sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai; các Bộ, ngành địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp để thực hiện với vai trò là đơn vị sử dụng hóa đơn, chứng từ.

- Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc tham gia tuyên truyền, trước mắt là tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử, các nội dung cơ bản của Nghị định.

Trên đây là các nội dung triển khai Nghị định hóa đơn điện tử, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương quan tâm phối hợp. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mc đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phtrực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Tài chính để được hướng dẫn thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);

- Vụ PC, CST-BTC;
- Các Vụ
, đơn vị thuộc TCT;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, TCT (VT, CS (3)).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần Xuân Hà

 

PHỤ LỤC

GIỚI THIỆU MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 119/2018/NĐ-CP NGÀY 12/09/2018 QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ KHI BÁN HÀNG HÓA, CUNG CẤP DỊCH VỤ
(Ban hành kèm theo công văn số 14192/BTC-TCT ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)

1. Lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử

Việc áp dụng hóa đơn điện tử giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội. Cụ thể:

(i) Đối với doanh nghiệp:

- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cn không gian lưu trữ hóa đơn..)

- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.

- Khắc phục rủi ro làm mt, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy. Việc sử dụng hóa đơn điện tử sẽ khắc phục được tình trạng này do hệ thống lưu trữ hóa đơn điện tđược sao lưu và thường xuyên cập nhật nên khả năng mất hoàn toàn dữ liệu hóa đơn là khó xảy ra.

- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế đbiết chính xác thông tin của hóa đơn người bán khai báo với cơ quan thuế và thông tin người bán cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, với việc hệ thống của cơ quan thuế ngừng không cho doanh nghiệp bỏ trn, mất tích được xuất hóa đơn sẽ hạn chế việc người mua sử dụng phải hóa đơn của các doanh nghiệp này.

(ii) Đối với cơ quan thuế và cơ quan khác của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình:

- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn.

- Cơ quan thuế và các cơ quan khác của nhà nước không tốn nhiều chi phí, thời gian đối chiếu hóa đơn như hiện nay.

- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích;

- Góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.

(iii) Đối với xã hội:

- Sử dụng hóa đơn điện tgóp phần khắc phục được tình trạng gian lận sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên).

- Sử dụng hóa đơn điện tử góp phần khắc phục tình trạng làm giả hóa đơn.

[...]