Công văn 1377/BNV-CTTN năm 2014 hướng dẫn tuyển chọn trí thức trẻ tham gia Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu 1377/BNV-CTTN
Ngày ban hành 26/04/2014
Ngày có hiệu lực 26/04/2014
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ
Người ký Nguyễn Tiến Dĩnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1377/BNV-CTTN
V/v hướng dẫn tuyển chọn trí thức trẻ tham gia Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020

Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2014

 

Kính gửi:

……………………………………………………………..
……………………………………………………………..

Thực hiện Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm tuyn chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020; căn cứ Quyết định số 1152/QĐ-BNV ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, đ thực hiện tốt công tác tuyển chọn Đội viên Đề án, Bộ Nội vụ hướng dẫn việc tuyển chọn trí thức trẻ tham gia Đề án (sau đây gọi tắt là ứng viên) như sau:

I. TIẾP NHẬN HỒ SƠ, TỔNG HỢP KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA ỨNG VIÊN

1. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ của ứng viên đăng ký tham gia Đề án.

a) Thành phần hồ sơ, địa điểm nhận hồ sơ thực hiện theo Thông báo số 890/TB-BNV ngày 18/3/2014 của Bộ Nội vụ về việc tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;

b) Thời gian kết thúc nhận hồ sơ của ứng viên trước 30 ngày kể từ ngày tổ chức phỏng vấn tuyển chọn.

2. Phân loại hồ sơ đăng ký theo chức danh công chức xã và theo huyện nơi ứng viên đăng ký tình nguyện về công tác.

Sở Nội vụ các tỉnh có trách nhiệm đối chiếu với Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã Bộ Nội vụ đ thống nhất chốt số lượng và danh sách ứng viên trước khi tổng hợp kết quả học tập trình Hội đồng tuyển chọn của tỉnh.

3. Tổng hợp kết quả học tập của ứng viên:

a) Đối với ứng viên học theo hệ niên chế điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập hệ đại học của ứng viên (bao gồm cả điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ đồ án, khóa luận). Kết quả học tập được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

b) Đối với ứng viên học tập theo hệ tín chỉ kết quả học tập và tốt nghiệp được quy đổi theo thang điểm 100 như sau:

Đim theo tín chỉ

Điểm quy đi

Điểm theo chữ

Điểm theo số

Thang điểm 10

Thang điểm 100

A+

4,0

Từ 9,0 đến 10

Từ 90 đến 100

A

4,0

Từ 8,5 đến 8,9

Từ 85 đến 89

B+

3,5

Từ 8,0 đến 8,4

Từ 80 đến 84

B

3,0

Từ 7,0 đến 7,9

Từ 70 đến 79

C+

2,5

Từ 6,5 đến 6,9

Từ 65 đến 69

C

2,0

Từ 5,5 đến 6,4

Từ 55 đến 64

D+

1,5

Từ 5,0 đến 5,4

Từ 50 đến 54

4. Lựa chọn danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia phỏng vn

Trên cơ sở xét duyệt hồ sơ và tổng hợp kết quả học tập, Hội đồng tuyển chọn quyết định danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia phỏng vấn.

II. TỔ CHỨC PHỎNG VẤN TUYỂN CHỌN

1. Nội dung phỏng vấn

Hội đồng tuyển chọn trực tiếp hỏi, trao đổi và đối thoại với ứng viên để phát hiện, tuyển chọn được những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Đề án. Cụ thể như sau:

a) Kiểm tra nhận thức, hiểu biết chung của ứng viên về những vấn đề liên quan đến vị trí cần tuyển chọn gồm:

- Kiến thức chung về hệ thống chính trị ở cơ sở;

- Nhà nước và bộ máy nhà nước ở cơ sở;

- Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã;

- Nội dung quản lý nhà nước ở xã đối với lĩnh vực đăng ký tuyn chọn;

- Hiểu biết chung về tình hình kinh tế - xã hội của huyện nơi tình nguyện đến công tác.

b) Trao đổi để nắm được mục đích, lý tưởng, quyết tâm và khả năng khắc phục khó khăn khi tham gia Đề án của ứng viên gồm:

- Lý do ứng viên đăng ký tham gia Đề án (như để tìm việc làm hoặc có việc làm nhưng muốn thay đi vị trí đ phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm bản thân; muốn có cơ hội thăng tiến, hoặc muốn được trải nghiệm và cống hiến,...);

- Những trải nghiệm thực tế của ứng viên trước khi đăng ký tham gia Đề án (như đã có thời gian tham gia các đội tình nguyện ở những nơi khó khăn, gian khổ hoặc các hoạt động xã hội khác có tính chất tình nguyện khác,...cần nêu cụ thể chương trình, công việc đảm nhận và kết quả thu được);

- Sự sẵn sàng của ứng viên khi tham gia Đề án (như tinh thần xung kích, tình nguyện, khả năng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ,...);

Đối với nội dung này người phỏng vấn cần nghiên cứu kỹ hồ sơ để đưa ra các câu hỏi phù hợp với từng ứng viên nhằm đánh giá và lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia Đề án.

[...]