Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Công văn 1372/HC-VP năm 2017 về trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định 113/2017/NĐ-CP do Cục Hóa chất ban hành

Số hiệu 1372/HC-VP
Ngày ban hành 08/12/2017
Ngày có hiệu lực 08/12/2017
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Hóa chất
Người ký Nguyễn Văn Thanh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG THƯƠNG
CỤC HÓA CHẤT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1372/HC-VP
V/v trả lời vướng mắc khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2017

 

Kính gửi: Tổng cục Hải quan

Tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL ngày 22 tháng 11 năm 2017, Tổng cục Hải quan nêu một số kiến nghị, vướng mắc dự kiến phát sinh khi thực hiện Nghị định số 113/2017/NĐ-CP (sau đây viết tắt là NĐ113). Thực hiện phân công của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Hóa chất có ý kiến làm rõ, trao đổi như sau:

1. Thống nhất cách hiểu một số từ ngữ được sử dụng trong NĐ113

Trong NĐ113, ngoài một số từ ngữ đã được giải thích tại Điều 3 của Nghị định, còn có một số từ ngữ đã được giải thích tại Điều 4 của Luật Hóa chất như sau:

- Hóa chất là đơn chất, hợp chất, hỗn hp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

- Chất là đơn chất, hp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.

- Hỗn hợp chất là tập hợp của hai hoặc nhiều chất mà giữa chúng không xảy ra phản ứng hóa học trong điều kiện bình thường.

- Hoạt động hóa chất là hoạt động đầu tư, sản xuất, sang chai, đóng gói, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển, cất giữ, bảo quản, sử dụng, nghiên cứu, thử nghiệm hóa chất, xử lý hóa chất thải bỏ, xử lý chất thải hóa chất.

2. Về tiền chất công nghiệp (ý kiến tại mục 1, 3.3 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

2.1 Đối với hỗn hp chứa tiền chất công nghiệp

Theo quy định tại Luật Phòng, Chống ma túy: Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Theo Luật Hóa chất: Hóa chất là đơn chất, hp chất, hỗn hp chất được con người khai thác hoặc tạo ra từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

Mặt khác, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2003/NĐ-CP: “Đơn xin phép phải thể hiện các nội dung sau: Tên, địa chỉ tổ chức nhập khẩu, xuất khẩu; mục đích nhập khẩu, xuất khẩu; tên, địa chỉ nơi sản xuất, tên gọi, số lượng, hàm lượng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần cần nhập khẩu, xuất khẩu; phương tiện và điều kiện bảo đảm an toàn vận chuyển; thời gian và tên cửa khẩu hàng nhập khẩu, xuất khẩu sẽ đi qua”. Vì vậy, nội dung quy định về “hàm lượng” nêu trên đã thể hiện cho các hỗn hợp chất.

Các danh mục hóa chất chỉ xác định tên chất kèm theo mã số CAS và mã số HS tương ứng với chất ở dạng đơn lập. Trên thực tế, hầu hết các hóa chất nói chung và tiền chất công nghiệp nói riêng đều tồn tại ở dạng các hỗn hp có nhiều thành phần, hàm lượng khác nhau, đặc tính hóa lý và tính chất nguy hiểm khác nhau và có thể thuộc các mã HS khác với mã HS của các chất là thành phần trong hỗn hợp đó. Về mặt chuyên môn, và theo thông lệ quốc tế, tất cả các hóa chất bao gồm chất và hỗn hợp chất nguy hiểm đều phải được quản lý, kiểm soát.

Việc áp mã số HS đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan, do đó tại văn bản pháp luật chuyên ngành như NĐ113, mã số HS tại các danh mục được sử dụng với mục đích tham khảo (theo chú thích tại các danh mục) để định danh các chất.

2.2. Đối với sản phẩm, hàng hóa chứa tiền chất công nghiệp

Về trách nhiệm của Bộ Công Thương được quy định tại Luật Phòng, chống ma túy: Bộ Công nghiệp có trách nhiệm ban hành danh mục, quy chế quản lý tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện quy chế đó (Điểm a Khoản 1 Điều 41). Mặt khác, Theo Luật Hóa chất, Bộ Công Thương thực hiện quản lý hóa chất sử dụng trong công nghiệp, hóa chất là tiền chất sử dụng trong công nghiệp (Điểm c Khoản 1 Điều 63).

Đối tượng áp dụng của NĐ113 được quy định tại Điều 2 của Nghị định: “Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Như vậy, NĐ113 chỉ áp dụng với các hoạt động liên quan đến hóa chất bao gồm các đơn chất, hp chất và hỗn hp chất.

Do đó, các loại hàng hóa là sản phẩm tiêu dùng có chứa hóa chất như: Axit sulfuric có trong bình ắc quy chì, axit phenylacetic là một auxin (một loại hoocmon thực vật) trong trái cây, axit phenylacetic được sử dụng trong một số loại nước hoa, axit acetic (thực phẩm) dùng làm dung môi hữu cơ, dược phẩm, cao su, sơn, thuốc nhuộm, thực phẩm, tẩy vải..., acetone có chứa trong các chất ty rửa, dụng cụ làm sạch, dùng để pha keo epoxy 2 thành phần, sơn và vecni, axit tartaric có trong thực vật, sản phẩm sơn, mực in có chứa tiền chất... (đã nêu tại Công văn số 7678/TCHQ-GSQL) không thuộc đối tượng áp dụng của NĐ113.

Quy định miễn trừ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp tại Khoản 1 Điều 13 của NĐ113 áp dụng cho các hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hóa chất chứa tiền chất công nghiệp nhằm mục tiêu cắt giảm các thủ tục hành chính theo tinh thần Nghị quyết 19 của Chính phủ.

3. Về việc quy định khai báo hóa chất nhập khẩu (ý kiến tại mục 2, 3.5 Công văn số 7678/TCHQ-GSQL)

3.1. Về việc khai báo hóa chất nhập khẩu đối với hỗn hp chất

Khoản 2 Điều 25 của NĐ113 quy định: “Hóa chất phải khai báo bao gồm các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo và các hỗn hp chứa các chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo được phân loại theo quy định tại Điều 23 của Nghị định này là hóa chất nguy hiểm trừ trường hợp được miễn trừ theo quy định tại Điều 28 Nghị định này.”

Như vậy các hỗn hp chất trong thành phần có chứa hóa chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo (quy định tại Phụ lục V của NĐ113) nếu được phân loại là hóa chất nguy hiểm, thì tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu phải thực hiện khai báo hóa chất và khi thực hiện, tổ chức, cá nhân chỉ phải khai báo các thành phần có tên trong Phụ lục V của NĐ113.

Việc quy định giới hạn hàm lượng hóa chất phải khai báo trong hỗn hp là không khả thi do một chất có thể tồn tại trong rất nhiều hỗn hp. Các hỗn hp có thể khác nhau về thành phần, hàm lượng, tính chất nguy hiểm của hỗn hp thay đổi theo thành phần và hàm lượng các chất trong hỗn hp. Do đó, việc xác định một hỗn hp chất có nguy hiểm và phải được quản lý hay không cần căn cứ theo kết quả phân loại đối với từng hỗn hp. Đối với hóa chất nhập khẩu, các đơn vị có liên quan có thể tham khảo thông tin về phân loại hóa chất trên phiếu An toàn hóa chất do nhà sản xuất cung cấp.

3.2. Về đề nghị khai báo số lượng hóa chất nhập khẩu theo nhu cầu trong 1 thời gian nhất định, không cần theo hóa đơn

Thủ tục khai báo hóa chất nhập khẩu theo quy định tại NĐ113 đã được đơn giản hóa đến tối đa, kết quả được phản hồi tự động qua hệ thống điện tử gần như ngay sau khi tổ chức, cá nhân gửi thông tin khai báo. Do đó, việc khai báo hóa chất theo từng lần nhập khẩu không gây tốn nhiều công sức, thời gian của doanh nghiệp và giúp cơ quan quản lý có được số liệu chính xác về số lượng hóa chất được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.

3.3. Về trường hợp miễn trừ khai báo quy định tại khoản 3 Điều 28

[...]