Công văn 1356/BGDĐT-CSVCTBTH hướng dẫn mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cấp Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu | 1356/BGDĐT-CSVCTBTH |
Ngày ban hành | 19/03/2010 |
Ngày có hiệu lực | 19/03/2010 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký | Nguyễn Vinh Hiển |
Lĩnh vực | Giáo dục |
BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1356/BGDĐT-CSVCTBTH |
Hà Nội, ngày 19 tháng 03 năm 2010 |
Kính gửi: Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh, thành phố
Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và Chỉ thị 14/2001/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, từ năm học 2006 – 2007 đến 2008 – 2009, các lớp ở cấp Trung học phổ thông được cung cấp mới và cung cấp bổ sung thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu bằng nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.
Từ năm học 2009 – 2010, việc mua sắm bổ sung thiết bị dạy học cho các đơn vị trường học được thực hiện chủ yếu bằng kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục và bằng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo.
Để việc mua sắm và sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo mua sắm, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học cấp Trung học phổ thông, cụ thể như sau:
I. CÁC CĂN CỨ
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông;
Thông tư liên tịch số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22/12/2008 của liên Bộ Tài chính – Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.
Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông.
II. MUA SẮM THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu về số lượng, chất lượng (mô tả chi tiết) của các thiết bị mà mỗi đơn vị trường học cần phải có. Khi lập kế hoạch mua sắm thiết bị dạy học, mỗi đơn vị trường học phải tổ chức rà soát các thiết bị dạy học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học hiện có, đối chiếu với Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, số lớp học, số học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị hiện có của trường để mua sắm đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng để phục vụ giảng dạy và tránh lãng phí.
2. Đối với mỗi nội dung dạy học có thể lựa chọn thiết bị thuộc một trong các chủng loại khác nhau để mua sắm như: tranh ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu vật, tiêu bản, các phần mềm dạy học, bản trong, thiết bị dạy học điện tử …. Khuyến khích các trường mua sắm các thiết bị tiên tiến, có tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cao hoặc tổ chức tự làm thiết bị dạy học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về tính khoa học và tính sư phạm để phục vụ giảng dạy.
3. Các đơn vị trường học đã trang bị đủ thiết bị dạy học theo Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu của cấp học, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ giáo viên, viên chức làm công tác thiết bị, có thể mua sắm thêm các thiết bị dạy học khác (ngoài Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu) để nâng cao chất lượng phục vụ đổi mới phương pháp dạy học.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị trường học phối hợp với các Công ty Sách – Thiết bị trường học để tổ chức việc mua sắm thiết bị, vật tư tiêu hao và sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị dạy học đã trang bị.
5. Việc tổ chức mua sắm thiết bị dạy học cần thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của Nhà nước.
6. Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông và Giám đốc các Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức nghiệm thu, bàn giao và chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học tại mỗi đơn vị trường học.
7. Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chỉ đạo mua sắm, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học cho các trường đảm bảo số lượng, chất lượng và kịp tiến độ phục vụ cho mỗi năm học.
III. TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN – SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên
Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức tập huấn việc nghiệm thu thiết bị dạy học và bồi dưỡng để giáo viên đứng lớp, viên chức làm công tác thiết bị dạy học sử dụng được thiết bị dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.
Trong quá trình tập huấn, nghiệm thu có thể tham khảo thêm các thiết bị dạy học mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành trong các năm trước để đánh giá chất lượng thiết bị sẽ mua sắm hoặc tự làm.
2. Sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học
Để việc bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, các sở giáo dục và đào tạo cần tổ chức thực hiện các công việc sau:
2.1. Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố để chỉ đạo, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, đồng thời huy động các nguồn kinh phí để xây mới, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất (phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn …) để bảo quản và triển khai sử dụng thiết bị dạy học phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập ở các nhà trường.
2.2. Giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng các trường, Giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng kế hoạch, tổ chức mua sắm, bảo quản và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí.
2.3. Chỉ đạo, tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
2.4. Chỉ đạo các đơn vị trường học tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự làm viên chức thiết bị dạy học và tạo điều kiện để viên chức làm công tác thiết bị dạy học được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo Chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007.
IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA
1. Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và điều kiện thực tế của cấp học, sở giáo dục và đào tạo chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành chức năng tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra việc mua sắm thiết bị dạy học về số lượng, chất lượng, tiến độ và công tác tập huấn, bảo quản, sử dụng thiết bị dạy học trong các đơn vị trường học.