Công văn 11969/NHNN-TĐKT về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Số hiệu 11969/NHNN-TĐKT
Ngày ban hành 13/11/2007
Ngày có hiệu lực 13/11/2007
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Nguyễn Văn Khách
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 11969/NHNN-TĐKT
Về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế TĐKT ngành Ngân hàng

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2007

 

Kính gửi:

- Các đơn vị thuộc NHNN, Đảng uỷ NHTW, Công đoàn NHVN; Đoàn TNCSHCM;
- Các Tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh;
- Các doanh nghiệp trực thuộc NHNN;
- Cơ quan thường trực các Hiệp hội trong ngành Ngân hàng.

 

Để thực hiện thống nhất các quy định của Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-NHNN ngày 17/8/2006 của Thống đốc NHNN và công văn số 1688/BTĐKT-VP ngày 28/8/2007 của Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương Hướng dẫn thực nhiện báo cáo thành tích, giấy chứng nhận, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể một số nội dung sau:

I. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG (ĐIỀU 2 VÀ ĐIỀU 3)

Đối tượng khen thưởng là các tập thể đã được quy định rõ tại Điều 2 và Điều 3 của Quy chế. Riêng đối với một số tập thể mang tính đặc thù như Bộ phận Kiểm soát tại NHNN Chi nhánh các tỉnh, thành phố (trừ Chi nhánh Hà Nội và Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) hay Bộ phận (Tổ) chuyên viên độc lập tại các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN có số lượng cán bộ ít và sinh hoạt Đảng, Công đoàn…đều chung với các Phòng, Ban khác, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành thống nhất ghép việc khen thưởng vào chung với một Phòng (Ban) khác thuộc đơn vị (Nghị quyết của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành tại cuộc họp ngày 11/5/2007). Do đó, các Bộ phận đặc thù này không được xác định là tập thể để xét khen thưởng.

II. CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG (ĐIỀU 5)

Việc xét tặng các hình thức khen thưởng được thực hiện thường xuyên, đột xuất, chuyên đề và theo niên hạn.

1. Khen thưởng thường xuyên

Đây là hình thức khen thưởng được thực hiện hàng năm. Khi kết thúc năm công tác, căn cứ kết quả hoạt động (kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng và nhiệm vụ được giao) các đơn vị tổ chức bình bầu, xét chọn tập thể, cá nhân đạt được nhiều thành tích, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.

2. Khen thưởng đột xuất

- Đây là hình thức khen thưởng được thực hiện khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có tác dụng nêu gương trong toàn đơn vị, toàn hệ thống hoặc toàn Ngành, như: trả lại tiền thừa cho khách hàng, có biện pháp thiết thực làm tăng nhanh nguồn vốn huy động, thu nợ đạt hiệu quả (đặc biệt là giảm nợ xấu), tiết kiệm chi phí cho cơ quan, phòng chống tiền giả hoặc có phát minh, sáng kiến đem lại hiệu quả cho đơn vị, cho ngành Ngân hàng .v.v..

- Ngay sau khi lập được thành tích đột xuất, đơn vị quản lý tập thể, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để kịp thời khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng, không đợi đến kỳ tổng kết năm. Căn cứ vào mức độ của thành tích để có hình thức khen thưởng phù hợp.

* Hình thức khen thưởng đột xuất được tính là yếu tố gia tăng vào thành tích chung khi xét khen thưởng thường xuyên hàng năm.

3. Khen thưởng chuyên đề

- Đây là hình thức khen thưởng được thực hiện khi tập thể, cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện một chuyên đề, một chương trình công tác hoặc một đợt phát động phong trào thi đua trong một Khoảng thời gian cụ thể theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Khi kết thúc một chuyên đề, một chương trình công tác hoặc một đợt thi đua, Thủ trưởng đơn vị có hình thức khen thưởng phù hợp hoặc trình cấp trên khen thưởng cho tập thể, cá nhân lập được thành tích mà không nhất thiết phải đợi đến kỳ tổng kết hoạt động hàng năm. Căn cứ vào mức độ của thành tích lập được để có hình thức khen thưởng phù hợp.

* Hình thức khen thưởng chuyên đề được tính là yếu tố gia tăng vào thành tích chung khi xét khen thưởng thường xuyên hàng năm.

4. Khen thưởng theo niên hạn

- Đối tượng khen thưởng theo niên hạn quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 5 Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng chỉ áp dụng khen thưởng đối với tập thể. Hình thức khen thưởng chủ yếu là Bằng khen của Thống đốc để ghi nhận quá trình đóng góp cho hoạt động Ngân hàng. Trường hợp tập thể lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị khen thưởng bậc cao (từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên) đã được xem xét khen thưởng thường xuyên hàng năm, chuyên đề hoặc khen thưởng đột xuất theo quy định. Đối với các đơn vị có quy mô và phạm vị hoạt động rộng lớn (có nhiều đơn vị thành viên trực thuộc) theo quy định tại Điều 4 Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ sẽ được NHNN xem xét trình khen thưởng bậc cao theo niên hạn.

- Thời Điểm khen thưởng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập những năm chẵn như 5 năm, 10 năm...của đơn vị.

- Riêng việc xem xét đề nghị khen thưởng có quá trình cống hiến lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Dân tộc và của ngành Ngân hàng, chỉ áp dụng đối với cá nhân và thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của NHNN. Hình thức khen thưởng này chủ yếu là Huân chương các loại và các hạng.

III. TIÊU CHUẨN CÁC DANH HIỆU THI ĐUA VÀ CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG (MỤc 2 Chương II và Chương III)

Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua và tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng đã được quy định tại Mục 2 Chương II và Chương III của Quy chế Thi đua - Khen thưởng ngành Ngân hàng. Khi thực hiện cần lưu ý các Điểm sau:

1. Về tiêu chuẩn “Thời gian làm việc đủ 10 tháng trong một năm” (Khoản 5 Điều 11)

Thời gian làm việc trong năm là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đóng góp trực tiếp của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, đồng thời cũng đánh giá tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị (gọi chung là cá nhân). Cá nhân được xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến phải có thời gian làm việc thực tế từ đủ 10 tháng trở lên trong năm. Không bình bầu khen thưởng đối với cá nhân có thời gian nghỉ làm việc từ 02 tháng liên tục trở lên trong 1 năm (40 ngày trở lên theo chế độ làm việc).

Khi xét khen thưởng, căn cứ vào bảng chấm công (hoặc hình thức theo dõi thời gian làm việc khác) để xác định thời gian làm việc (lao động) thực tế tại đơn vị của cá nhân.

Thời gian được tính là thời gian công tác bao gồm:

- Thời gian tập sự, thử việc;

[...]