TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 11939/CT-TTHT
V/v thuế TNDN khi Quỹ đầu tư
chứng khoán giải thể
|
Hà
Nội, ngày 27 tháng 03
năm 2019
|
Kính
gửi: Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Vietnam
Partners
(Đ/c: Tầng 18, tòa nhà VCCI,
số 9 Đào Duy Anh, phường
Phương Liên,
quận Đống Đa, TP Hà Nội)
MST: 0101897033
Trả lời công văn số 46/BVIM/2018 ngày
29/8/2018, công văn bổ sung thông tin, tài liệu số 50/BVIM/2018 ngày 28/09/2018
và số 55/BVIM ngày 11/10/2018, công văn số 82/BVIM/2018 ngày 24/12/2018, công
văn số 06/BVIM/2019 đề ngày 31/01/2018 của Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV-Vietnam
Partners hỏi về chính sách thuế TNDN của Quỹ đầu tư chứng khoán khi giải thể.
Sau khi báo cáo Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Khoản 27 Điều 6 và Khoản 4
Điều 87 Luật chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc hội:
“Điều 6. Giải thích từ ngữ:
...27. Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi
nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả
bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với
việc ra quyết định đầu tư của quỹ.”
“Điều 87. Giải thể quỹ đầu tư
chứng khoán
...4. Tiền thu được từ thanh lý
tài sản quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản còn lại khi giải thể được thanh
toán theo thứ tự sau đây:
a) Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước;
b) Các khoản phải trả cho công ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác và chi phí
giải thể quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Phần còn lại được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu
tư trong quỹ.”
- Căn cứ Điều 11 và Điều 19 Thông tư
số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản
lý quỹ đóng, quỹ thành viên:
“Điều 11. Phân chia lợi tức của quỹ
1. Nhà đầu tư được nhận lợi tức từ
quỹ theo chính sách phân phối lợi nhuận quy định tại
điều lệ quỹ và theo phương án phân chia đã được đại hội nhà đầu tư gần nhất thông
qua. Lợi tức chi trả cho nhà đầu tư được trích từ lợi
nhuận trong kỳ, hoặc lợi nhuận lũy kế sau khi
trích lập đầy đủ các quỹ (nếu có) theo quy định tại điều lệ quỹ và hoàn tất mọi
nghĩa vụ thuế, tài chính (nếu có) theo quy định của pháp luật.
...3. Việc chi trả lợi tức quỹ bảo
đảm nguyên tắc:
a) Phù hợp với chính sách phân chia lợi nhuận quy định tại điều lệ quỹ và đã công bố tại bản cáo bạch, bản cáo bạch tóm tắt;
b) Thực hiện sau khi quy đã
hoàn thành nghĩa vụ
thuế và các nghĩa vụ tài chính
khác theo quy định của pháp luật và trích lập đầy đủ
các quỹ theo quy định tại điều lệ quỹ (nếu có);
…”
“Điều 19. Giải thể quỹ
...6. Tài
sản của quỹ đang giải thể bao gồm:
a) Tài sản và quyền về tài sản mà quỹ có tại thời
điểm quỹ buộc phải giải thể;
b) Các khoản lợi nhuận, các tài
sản và các quyền về tài sản mà quỹ sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được
xác lập trước thời điểm quỹ buộc phải giải thể;
c) Tài sản là vật bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ của quỹ. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật
bảo đảm vượt qua khoản nợ có bảo đảm phải thanh
toán thì phần vượt quá đó là tài sản của quỹ.
...9. Tiền thu được từ thanh lý
tài sản quỹ và các tài sản còn lại được thanh toán theo thứ tự ưu
tiên sau đây:
a) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước;
b) Các khoản phải trả cho công ty
quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, các khoản phải trả khác và chi phí giải thể
quỹ. Trong trường hợp quỹ buộc phải giải thể theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này, quỹ không phải thanh toán cho công ty quản lý quỹ
hoặc ngân hàng giám sát các khoản phí theo hợp đồng kể từ ngày phát sinh sự kiện;
c) Phần tài sản còn lại được dùng
để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư trong
quỹ. Trường hợp là các tài sản đăng ký sở hữu, công
ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm yêu cầu Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán, tổ chức quản lý sổ cổ đông, tổ chức phát hành, tổ chức tiếp nhận
vốn đầu tư (đối với chứng khoán chưa đăng ký
lưu ký, phần vốn góp) thực hiện việc phân bổ và đăng ký sở hữu
tài sản cho nhà đầu tư.”
- Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Tại Điều 2 quy định về người nộp
thuế:
“1. Người
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và
hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức
tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng
khoán, Luật Dầu khí,
Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công
ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư
nhân; Văn phòng Luật sư, Văn phòng công chứng tư; Các bên trong hợp đồng hợp
tác kinh doanh; Các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, Xí nghiệp liên doanh dầu khí, Công ty
điều hành chung.
...2. Tổ chức nước ngoài sản xuất
kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp hoặc có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính. Các tổ chức này nếu có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Điều 14 Chương
IV Thông tư này.”
+ Tại Khoản 6 Điều 8 quy định về thu
nhập được miễn thuế TNDN:
“6. Thu nhập được chia từ hoạt
động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh
tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể
cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu
đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
…”
+ Tại Điều 4 quy định về xác định thu
nhập tính thuế TNDN:
“1. Thu nhập tính thuế trong kỳ
tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và
các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức
sau:
Thu nhập tính
thuế
|
=
|
Thu nhập chịu
thuế
|
-
|
Thu nhập được
miễn thuế
|
+
|
Các khoản lỗ
được kết chuyển theo quy định
|
…”
+ Tại Điểm c Khoản 2 Điều 14 quy định
về khai thuế đối với chuyển nhượng vốn:
“c) Đối với tổ chức nước ngoài
kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt
động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) có
hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức
nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư,
Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được
thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.”
- Căn cứ Thông
tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng, dẫn về thuế thu
nhập doanh nghiệp:
+ Tại Điều 1 quy định:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày
18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày
26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp (gọi chung là Thông tư số 78/2014/TT-BTC) như sau:
“1. Số
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu
nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân
với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải
nộp
|
=
|
(Thu nhập tính
thuế
|
-
|
Phần trích lập
quỹ KH&CN (nếu có))
|
x
|
Thuế suất thuế
TNDN
|
…”
+ Tại Khoản 3 Điều 5 quy định:
“3. Thay thế Khoản 22 Điều 7 bằng
Khoản 22 mới như sau:
“22. Trường hợp doanh nghiệp thực
hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy
định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp
thì xử lý như sau:
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này
được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh
doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế
để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.
Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được
chia cho các thành viên góp vốn cũ
thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các
thành viên góp vốn cũ”.”
+ Tại Điều 8 quy định:
“Điều 8. Sửa đổi, bổ sung gạch đầu
dòng thứ hai điểm a Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“- Giá mua của phần vốn
chuyển nhượng được xác định đối với từng trường hợp
như sau:
+ Nếu
là chuyển nhượng vốn
góp thành lập doanh nghiệp là giá trị phần vốn góp lũy kế đến thời điểm chuyển nhượng vốn trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán và được các bên tham gia đầu tư vốn hoặc tham
gia hợp đồng hợp tác kinh doanh xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty
kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài.
+ Nếu là phần vốn do mua lại thì
giá mua là giá trị vốn tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp
đồng mua lại phần vốn góp, chứng từ thanh toán.
Trường hợp doanh nghiệp đủ điều
kiện hạch toán kế toán bằng đồng ngoại tệ và thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật về chế độ kế toán có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại tệ thì giá chuyển nhượng và giá mua của
phần vốn chuyển nhượng được xác định bằng đồng ngoại tệ; Trường hợp doanh
nghiệp hạch toán kế toán bằng đồng Việt Nam có chuyển nhượng vốn góp bằng ngoại
tệ thì giá chuyển nhượng
phải được xác định bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá
mua vào của Ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản tại thời điểm chuyển nhượng”. ”
- Căn cứ Điểm d Khoản 8 Điều 4 Thông
tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
ngày 18 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, quy định về đối tượng không chịu thuế
GTGT:
“d) Chuyển nhượng vốn bao gầm việc
chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư vào tổ chức kinh tế khác
(không phân biệt có thành lập hay không thành lập pháp nhân mới), chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của
pháp luật, kể cả trường hợp bán doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất
kinh doanh và doanh nghiệp mua kế thừa toàn bộ quyền
và nghĩa vụ của doanh nghiệp bán theo quy định của pháp luật.
…”
- Căn cứ Công văn số 984/TCT-CS ngày
22/3/2019 của Tổng cục Thuế về việc trả lời chính sách thuế.
Theo trình bày tại công văn vướng mắc
và các hồ sơ gửi kèm, Công ty liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Vietnam Partners
được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Quỹ đầu
tư chứng khoán số 03/UBCK-TLQTV ngày 13/3/2006 với tên gọi là “Quỹ đầu tư Việt
Nam”; Loại Quỹ thành viên (dạng đóng); Nhà đầu tư của Quỹ bao gồm các tổ chức
Việt Nam và nước ngoài. Đến ngày 12/04/2017, Quỹ đầu tư
Việt Nam có Nghị quyết số 01/2017/VI/NQĐH thông qua phương án thanh lý tài sản,
giải thể Quỹ.
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP
Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
1. Về nguyên
tắc, trường hợp giải thể quỹ đầu tư chứng khoán thì tiền thu được từ thanh lý
tài sản quỹ đầu tư chứng khoán và các tài sản còn lại khi giải thể được thanh
toán theo thứ tự: (i) Nghĩa vụ tài chính với Nhà nước; (ii) Các khoản phải trả cho công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát, các
khoản phải trả khác và chi phí giải thể quỹ đầu tư chứng khoán; (iii) Phần còn lại
được dùng để thanh toán cho nhà đầu tư tương ứng với tỷ lệ góp vốn của nhà đầu
tư trong quỹ. Trường hợp quỹ đầu tư chứng khoán từ khi thành lập đến khi giải thể
quỹ chưa trả lợi tức cho các thành viên (nhà đầu tư) thì khi giải thể, Quỹ phải
kê khai, nộp thuế TNDN trước khi trả lợi tức cho các thành viên theo quy định tại
Điều 11 Thông tư số 224/2012/TT-BTC.
Về xác định nghĩa vụ thuế TNDN đối
với khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNDN của Quỹ, đề nghị Quỹ thực hiện
theo quy định tại Luật thuế TNDN. Trường hợp Quỹ không
phát sinh thu nhập tính thuế TNDN thì không phải kê khai, nộp thuế TNDN.
2. Thu nhập được chia của nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài từ hoạt động góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán (bao
gồm cả khoản thanh toán trả lại tiền vốn góp
(gồm vốn điều lệ và vốn
góp thêm)) sau khi Quỹ đầu tư chứng khoán (bên nhận
góp vốn) đã nộp thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì
được miễn thuế TNDN theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính.
3. Khoản cổ tức được chia sau khi bên
phát hành cổ phiếu đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên phát hành
cổ phiếu được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì
được miễn thuế TNDN theo quy định tại
Khoản 6 Điều 8 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014
của Bộ Tài chính.
4. Đối với khoản chênh lệch vốn góp
phát sinh do Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện tiếp nhận
thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên
góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số
vốn điều lệ của Quỹ đầu tư, nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là
thuộc sở hữu của Quỹ đầu tư, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính
vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của Quỹ đầu tư theo
quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ
Tài chính.
5. Đối với khoản chênh lệch vốn góp
phát sinh do Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn
mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn
giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của Quỹ đầu
tư, nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ
thì:
5.1. Khi Quỹ đang trong quá trình
hoạt động kinh doanh: Nếu các bên thỏa thuận khoản chênh
lệch cao hơn nêu trên thuộc sở hữu riêng của một hoặc một số thành viên góp vốn
cũ, không bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của Quỹ và trước khi chia, Quỹ chưa
thực hiện nghĩa vụ tài chính với NSNN đối với khoản chênh lệch vốn góp này thì khoản chênh lệch vốn góp này được xác
định là thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn của các thành viên góp vốn cũ
và các thành viên góp vốn cũ có trách nhiệm phải kê khai, nộp thuế TNDN theo
quy định. Cụ thể:
- Đối với thành viên góp vốn cũ là tổ
chức trong nước: các thành viên góp vốn cũ có trách nhiệm tự xác định và kê
khai, nộp thuế TNDN theo quy định.
- Đối với thành viên góp vốn cũ là tổ
chức nước ngoài: Việc kê khai, nộp thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng
vốn được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 8
Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
5.2. Tại thời điểm Quỹ giải thể,
khoản chênh lệch vốn góp phát sinh do Quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện tiếp
nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật được chia cho các
thành viên góp vốn cũ sau khi Quỹ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
theo quy định thì được miễn thuế TNDN theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014. Các thành viên góp vốn cũ không phải kê khai,
nộp thuế TNDN đối với khoản thu nhập này.
Nội dung hướng dẫn này thay thế nội
dung hướng dẫn tại Công văn số 77325/CT-TTHT ngày 21/11/2018 của Cục Thuế TP Hà
Nội.
Cục thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty
liên doanh quản lý đầu tư BIDV- Vietnam Partners biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng kiểm tra thuế số 1;
- Phòng pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT.
CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|