Công văn 10809/BTC-QLCS kinh phí nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu về tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 10809/BTC-QLCS
Ngày ban hành 10/08/2012
Ngày có hiệu lực 10/08/2012
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Hữu Chí
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10809/BTC-QLCS
V/v kinh phí nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu về tài sản nhà nước

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2012

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

 

Thực hiện Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008, Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; để tạo điều kiện cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương có dữ liệu về tài sản nhà nước phục vụ báo cáo Chính phủ, báo cáo Quốc hội hàng năm, đảm bảo quản lý thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm; Bộ Tài chính đã xây dng và đưa vào áp dụng Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước trên phạm vi cả nước theo Quyết định số 411/QĐ-BTC ngày 02/3/2009. Việc đưa vào vận hành Phần mềm này để hình thành Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước (CSDL) theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP phục vụ công tác phân tích, báo cáo, dự báo và quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và là một bước trong công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý tài sản công nhằm tăng cường quản lý, đơn giản hóa và giảm bớt thủ tục trong công tác đăng ký, kê khai và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Ngày 31/8/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 123/2011/TT-BTC hướng dẫn quản lý, khai thác Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước. Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này quy định về kinh phí đảm bảo cho việc quản lý, khai thác Phần mềm. Theo đó, kinh phí cho việc nhập, duyệt dữ liệu trong Phần mềm được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, cơ quan trung ương, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mức chi cho việc nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu về tài sản nhà nước do đơn vị thực hiện tối đa là 50% mức chi nhập dữ liệu theo quy định tại khoản 1 Mục II Phần II Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hưng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử và văn bản sửa đi; bsung (nếu có).

Để có cơ sở cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập dự toán, quản lý và sử dụng khoản kinh phí này, Bộ Tài chính có ý kiến về việc thực hiện như sau:

1. Về đối tượng được sử dụng nguồn kinh phí: Là các cán bộ, công chức, viên chức được giao trực tiếp nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong trường hp đơn vị tự bố trí được nhân lực. Trường hp đơn vị không tự bố trí được nhân lực thì đối tượng được chi là các cá nhân, tchức bên ngoài được thuê đnhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu.

2. Về nội dung chi: Chi cho cá nhân, tổ chức được thuê để nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu hoặc cán bộ trực tiếp rà soát, kim tra, đối chiếu số liệu báo cáo từ đơn vị sử dụng tài sản nhà nước, đi kiểm tra thực tế để nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước tại cơ quan được giao quản lý việc báo cáo kê khai tài sản nhà nước.

3. Về mức chi: Được xác định theo từng nội dung công việc từ định danh mã, nhập tài sản, duyệt tài sản, chuẩn hóa dữ liệu trên cơ sở số trường tối đa phải nhập của mỗi bản ghi. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Mục II Phần II của Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử quy định mức chi tối đa 250 đồng/01 trường thông tin. Mức chi của mỗi bản ghi được tính là số trường thông tin nhân với 250 đồng/1 trường. Cụ thể đối với Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước như sau:

3.1. Trường hợp đơn vị thuê cá nhân, tổ chức khác nhập, duyệt, chuẩn hóa dữ liệu thì mức chi tối đa như sau:

a. Mức chi cho việc đnh danh mã:

+ Mức chi cho việc định danh mã đăng ký tài sản (ĐKTS) mới (chuyển mã hoặc thêm mới): gồm 07 trường thông tin, đơn giá: 1.750 đồng/01 đơn vị.

+ Mức chi cho việc chuẩn hóa mã ĐKTS đã định danh: gồm 07 trường thông tin, đơn giá: 1.750 đồng/01 đơn vị.

b. Mức chi cho việc nhập tăng mới mt tài sn

- Đối với các tài sản phát sinh trước ngày 01/01/2009, nhập dữ liệu ở chức năng “Nhập số dư đầu kỳ”, cách tính cụ thể như sau:

+ Nhập số dư đầu kỳ cho tài sản là đất: gồm 21 trường thông tin, đơn giá: 5.250 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập số dư đầu kỳ cho tài sản là nhà: gồm 18 trường thông tin, đơn giá: 4.500 đồng/01 bản ghi tài sản.

Trường hợp nhập số dư đầu kỳ cho tài sản là nhà nhưng không phải nhập đất (nhà nằm trên đất do đơn vị khác quản lý và đã được đơn vị quản lý đứng ra kê khai): gồm 26 trường thông tin, đơn giá 6.500 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập số dư đầu kỳ cho tài sản là ô tô: gồm 13 trường thông tin, đơn giá: 3.250 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập số dư đầu kỳ cho tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản: gồm 14 trường thông tin, đơn giá: 3.500 đồng/01 bản ghi tài sản.

- Đối với các tài sản nhập phát sinh sau từ ngày 01/01/2009, nhập dữ liệu ở chức năng “Tăng giảm hàng năm”, cách tính cụ thể như sau:

+ Nhập tăng mới tài sản là trụ sở làm việc (gồm cả đất và nhà): gồm 42 trường thông tin, đơn giá 10.500 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập tăng mới tài sản là đất: gồm 23 trường thông tin, đơn giá: 5.750 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập tăng mới tài sản là nhà: gồm 21 trường thông tin, đơn giá: 5.250 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập tăng mới tài sản là ô tô: gồm 15 trường thông tin, đơn giá: 3.750 đồng/01 bản ghi tài sản.

+ Nhập tăng mới tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/ 01 đơn vị tài sản: gồm 16 trường thông tin, đơn giá: 4.000 đồng/01 bản ghi tài sản.

c. Mức chi cho vic nhp biến đng tài sản: Đối với mỗi loại tài sản có 04 loại biến động: tăng nguyên giá, giảm nguyên giá, thay đổi hiện trạng, giảm số lượng tài sản.

- Biến động tăng nguyên giá:

+ Đối với tài sản là đất: gồm 12 trường thông tin, đơn giá: 3.000 đồng/01 bản ghi tài sản;

[...]