Công văn 1047/BĐKH-GNPT năm 2020 về vướng mắc thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BCT do Cục Biến đổi khí hậu ban hành
Số hiệu | 1047/BĐKH-GNPT |
Ngày ban hành | 09/10/2020 |
Ngày có hiệu lực | 09/10/2020 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Cục Biến đổi khí hậu |
Người ký | Tăng Thế Cường |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1047/BĐKH-GNPT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Phúc đáp Công văn số 6043/TCHQ-GSQL ngày 14/9/2020 của Quý Tổng cục phản ánh một số vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư 05/2020/TT-BCT ngày 16/3/2020 của Bộ Công thương (sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 31/12/2011 của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường), Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:
Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn quy định “các chất bị kiểm soát” là các chất thuộc danh mục tại Phụ lục A, B, C, E, F của Nghị định thư, bao gồm cả nguyên chất và hợp chất. Trường hợp sản phẩm được tạo thành có chứa chất hoặc hỗn hợp của “chất bị kiểm soát” không thuộc đối tượng phải xin cấp giấy phép nhập khẩu các chất nêu trên theo quy định. Theo đó, các mặt hàng, máy móc, thiết bị có chứa “các chất bị kiểm soát” bao gồm HCFC và HFC, không phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu đối với môi chất lạnh.
Cục Biến đổi khí hậu gửi kèm theo một số thông tin liên quan đến các chất bị kiểm soát theo Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô- dôn và Bản sửa đổi bổ sung Kigali để Quý Tổng cục tham khảo thêm./.
|
CỤC TRƯỞNG |
MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CHẤT BỊ KIỂM SOÁT THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN VÀ BẢN SỬA ĐỔI BỔ SUNG KIGALI
(tạm dịch)
1. Điều 1.4 của Nghị định thư Montreal
“Chất bị kiểm soát” là những chất nằm trong Phụ lục A, Phụ lục B, Phụ lục C hay Phụ lục E của Nghị định thư này, bất kể tồn tại dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất. Nó bao gồm các đồng phân của các chất trên, ngoại trừ được quy định trong Phụ lục liên quan, nhưng không bao gồm bất kỳ chất hoặc hợp chất bị kiểm soát nào có trong sản phẩm được sản xuất, khác với thùng chứa được sử dụng để vận chuyển hoặc bảo quản các chất trên.
2. Điều 1 của Bản sửa đổi bổ sung Kigali
Tại đoạn 4 Điều 1 của Nghị định thư, các từ: “Phụ lục C hoặc Phụ lục E” sẽ được thay thế bởi “Phụ lục C, Phụ lục E hoặc Phụ lục F".
3. Giải thích thuật ngữ và định nghĩa về “các chất bị kiểm soát” theo Quyết định I/12A cuộc họp các bên tham gia Nghị định thư Montreal
Cuộc họp đầu tiên của các bên đã thông qua Quyết định số I/12A để thống nhất làm rõ định nghĩa sau đây về các chất bị kiểm soát (với số lượng lớn) trong Điều 1, đoạn 4 của Nghị định thư Montreal:
1) Điều 1 của Nghị định thư Montreal loại trừ các chất nằm trong sản phẩm được sản xuất, khác với nằm trong các vật chứa dụng để vận chuyển hoặc lưu trữ, khỏi việc được coi là “chất bị kiểm soát”.
2) Lượng bất kỳ các chất bị kiểm soát hoặc hỗn hợp các chất đó không thuộc hệ thống sử dụng, được coi là chất bị kiểm soát theo Nghị định thư (i.e: hóa chất số lượng lớn);
3) Nếu trước tiên, một chất hoặc hỗn hợp được chuyển từ một thùng chứa rời sang một thùng chứa, tàu hoặc thiết bị khác để thực hiện mục đích sử dụng của nó, thùng chứa đầu tiên trên thực tế chỉ được sử dụng để lưu trữ và/hoặc vận chuyển, và chất hoặc hỗn hợp được đóng gói theo quy định tại Điều 1, đoạn 4 của Nghị định thư;
4) Mặt khác, nếu việc phân phối sản phẩm từ một vật chứa được tạo thành cho mục đích sử dụng của chất đó, thì vật chứa đó tự nó là một phần của hệ thống sử dụng và do đó chất chứa trong đó không thuộc phạm vi của định nghĩa;
5) Ví dụ về các hệ thống sử dụng được coi là sản phẩm cho các mục đích của Điều 1, khoản 4 là khác nhau:
a. Bình xịt aerosol;
b. Tủ lạnh hoặc nhà máy làm lạnh, máy điều hòa không khí hoặc nhà máy điều hòa không khí, máy bơm nhiệt, v.v...;
c. Polyurethane hoặc bất kỳ bọt nào có chứa, hoặc được sản xuất bằng chất bị kiểm soát;
d. Bình chữa cháy (bánh xe hoặc vận hành bằng tay) hoặc một thùng chứa được lắp đặt kết hợp thiết bị nhả (tự động hoặc vận hành bằng tay);
6) Thùng chứa số lượng lớn để vận chuyển các chất và hỗn hợp bị kiểm soát cho người sử dụng bao gồm (số có tính chất minh họa):
a. Thùng chứa trên boong tàu;
b. Thùng chứa trên xe lửa (10-40 tấn);
c. Thùng chứa trên xe tải (lên đến 20 tấn);