Công văn 1046/LĐTBXH-TCDN năm 2016 báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Đề án 1956 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 1046/LĐTBXH-TCDN
Ngày ban hành 01/04/2016
Ngày có hiệu lực 01/04/2016
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Huỳnh Văn Tí
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1046/LĐTBXH-TCDN
V/v Báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Đề án 1956

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi:

- Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956;
-
y ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956 tại Văn bản số 931/VPCP-KGVX ngày 05/02/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện Báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trong giai đoạn 2010 - 2015 và Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 (Báo cáo kèm theo).

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xin gửi các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án năm 2016 và những năm tiếp theo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam (đ
báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Thành viên Tổ công tác giúp việc;
- Lưu: VT, TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Văn Tí

 

BÁO CÁO

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN”GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, được Thtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, thực hiện trong 11 năm (2010-2020) với Mục tiêu: Dạy nghề cho Khoảng 10,6 triệu lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án. Đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ, công chức xã.

Theo lộ trình thực hiện Đề án, trong những năm đầu tập trung vào công tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn và chun bị các Điều kiện để tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn.

Sau 6 năm thực hiện, nhận thức của bộ phận lớn cán bộ, giảng viên và người dân về dạy nghề, phát trin nhân lực nông thôn đã có chuyn biến tích cực; cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, thu hút sự quan tâm các cơ quan báo chí, truyền thông, cộng đồng dân cư trong việc tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; các hình thức tổ chức dạy nghề đã được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu của người học, nghhọc, đặc Điểm vùng miền và sự tham gia của các loại hình cơ sở đào tạo theo hướng xã hội hóa; người dân tham gia học nghề ngày càng tăng. Bước đầu, kết quả thực hiện Đề án đã được ghi nhận.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2010-2015

1. Kết quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Kết quả thực hiện 05 năm (2010-2014)

a) Kết quả

- Trong 5 năm (2010-2014), cả nước đã có gần 3,2 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 70,8% Mục tiêu Đề án đặt ra (3,2/4,5 triệu người). Trong đó, 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án, đạt 90,4% kế hoạch đề ra (2,169/2,4 triệu người), đạt 33,1% kế hoạch đặt ra trong cả 11 năm (2,169/6,54 triệu người).

Thí Điểm đặt hàng dạy nghề trình độ cao đng, trung cấp cho 10.534 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế, đạt 2,1% kế hoạch của 11 năm (10.534/512.000 người).

- Trong số 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 994.337 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề là nữ, chiếm 45,8% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 198.867 lao động nông thôn là nữ, tăng 4,6% so với bình quân chung của cả nước trong 3 năm đu thực hiện Đề án, cụ thể:

+ 927.291 người được hỗ trợ học nghề nông nghiệp, chiếm 42,7% sngười được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 185.458 người, tăng 15,6% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 1.242.271 người được hỗ trợ học nghề phi nông nghiệp, chiếm 57,3% số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ cho 248.454 người học nghề phi nông nghiệp, tăng 28,9% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 45.991 người được hỗ trợ học nghề thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chiếm 2,1% số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 9.198 người, tăng 0,7% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 437.316 người dân tộc thiu số được hỗ trợ học nghề, chiếm 20,1% tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ học nghề cho 87.463 người, tăng 17,2% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đ án và bng 58,7% tổng sngười dân tộc thiu sđược hỗ trợ đào tạo ngh qua các chính sách, chương trình, dự án từ năm 2006 đến nay (437.316/744.615 người).

+ 241.413 người được hỗ trợ học nghề thuộc hộ nghèo, chiếm 11,1% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 48.282 người, tăng 15,5% so với bình quân chung 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 46.375 người bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ học nghề, chiếm 2,1% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mi năm hỗ trợ 9.275 người, tăng 20,2% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 11.714 người khuyết tật được hỗ trợ học nghề, chiếm 0,5% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 2.342 người, tăng 3,9% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 92.864 người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ học nghề, chiếm 4,2% tổng sngười được hỗ trợ học ngh. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 18.572 người, giảm 3,4% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

+ 1.305.859 lao động nông thôn khác được hỗ trợ học nghề, chiếm 60,2% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 261.171 người, tăng 26% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.

[...]