Công ước nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp tầu bay

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 16/12/1970
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

CÔNG ƯỚC

NHẰM NGĂN CHẶN VIỆC CHIẾM GIỮ BẤT HỢP PHÁP TẦU BAY
Ký tại La Hay, ngày 16 tháng 12 năm 1970

 

LỜI NÓI ĐẦU

Các quốc gia thành viên của Công ước này

Xét rằng những hành vi bất hợp pháp chiếm đoạt hoặc thực hiện việc kiểm soát tầu bay đang bay gây nguy hiểm tới an toàn của người và tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của các chuyến bay và phá hoại lòng tin của các dân tộc trên thế giới về sự an toàn của hàng không dân dụng;

Xét rằng việc xẩy ra những hành vi như vậy là một vấn đề rất nghiêm trọng;

Xét rằng, nhằm ngăn chặn những hành động như vậy, việc đưa ra những biện pháp thích hợp để trừng phạt những kẻ phạm tội là nhu cầu rất cấp bách;

ĐÃ THỎA THUẬN NHƯ SAU:

Điều 1.

Bất kỳ cá nhân nào ở trên tầu bay trong khi đang bay:

a) sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hoặc bằng bất kỳ hình thức đe dọa nào khác, bất hợp pháp chiếm giữ, hoặc kiểm soát tầu bay đó, có ý định thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy, hoặc

b) là đồng phạm của kẻ thực hiện hoặc có ý định thực hiện bất kỳ hành vi nào như vậy.

thực hiện một hành vi phạm tội (sau đây gọi là “hành vi phạm tội”).

Điều 2.

Mỗi Quốc gia ký kết cam kết trừng phạt nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội.

Điều 3.

1. Nhằm mục đích của Công ước này, một tầu bay được coi là đang bay tại bất kỳ thời điểm nào khi tất cả các cửa ngoài của tầu bay được đóng lại sau khi đã xếp tải tới thời điểm mà bất kỳ một cửa nào như vậy được mở để dỡ tải. Trong trường hợp hạ cánh bắt buộc, chuyến bay được coi là tiếp tục cho đến khi nhà chức trách có thẩm quyền đảm nhận trách nhiệm đối với tầu bay và người và tài sản trên tầu bay.

2. Công ước này không áp dụng đối với tầu bay sử dụng cho quân đội, hải quan và cảnh sát.

3. Công ước này chỉ được áp dụng nếu như nơi cất cánh hoặc nơi hạ cánh thực tế của tầu bay mà hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay ở ngoài lãnh thổ của Quốc gia đăng ký tầu bay đó, không phân biệt việc tầu bay đang thực hiện chuyến bay quốc tế hay nội địa.

4. Trong những trường hợp nêu tại Điều 5, Công ước này không áp dụng nếu nơi cất cánh và hạ cánh thực tế của tầu bay mà hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay nằm ở trong lãnh thổ của cùng Quốc gia đó, mà Quốc gia đó là một trong các Quốc gia đã quy định tại Điều đó.

5. Không tính đến khoản 3 và khoản 4 Điều này, Điều 6, 7, 8 và Điều 10 sẽ được áp dụng không phụ thuộc vào nơi cất cánh hoặc hạ cánh thực tế của tầu bay, nếu kẻ phạm tội hoặc kẻ tình nghi phạm tội được phát hiện trong lãnh thổ của một Quốc gia khác không phải là Quốc gia đăng ký tầu bay đó.

Điều 4.

1. Mỗi Quốc gia ký kết sẽ thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với hành vi phạm tội và bất kỳ hành vi bạo lực nào chống lại hành khách hoặc tổ bay do kẻ tình nghi phạm tội liên quan đến tội phạm thực hiện trong các trường hợp sau:

a) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay được đăng ký ở Quốc gia đó;

b) khi trên tầu bay mà hành vi phạm tội được thực hiện hạ cánh ở lãnh thổ của Quốc gia đó mà kẻ bị tình nghi phạm tội vẫn ở trên tầu bay;

c) khi hành vi phạm tội được thực hiện trên tầu bay thuê cho người thuê không tổ lái mà người thuê có trụ sở kinh doanh chính hoặc trụ sở thường trực ở Quốc gia đó nêu không có trụ sở kinh doanh chính.

2. Tương tự như vậy, mỗi Quốc gia ký kết cần thực hiện những biện pháp cần thiết để thiết lập quyền tài phán của mình đối với hành vi phạm tội trong trường hợp nơi kẻ bị tình nghi phạm tội trong trường hợp nơi kẻ bị tình nghi phạm tội đang có mặt trong lãnh thổ của Quốc gia mình và Quốc gia này không dẫn độ người đó theo Điều 8 tới các Quốc gia nêu tại khoản 1 Điều này.

3. Công ước này không loại trừ bất kỳ quyền tài phán hình sự nào được thực hiện theo quy định của luật quốc gia.

Điều 5.

[...]