Công ước Berne năm 1971 về việc bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 24/07/1971
Ngày có hiệu lực 26/10/2004
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Sở hữu trí tuệ

CÔNG ƯỚC BERNE

VỀ BẢO HỘ CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ NGHỆ THUẬT

(Đạo luật Paris, ngày 24 tháng 07 năm 1971 Sửa đổi ngày 28 tháng 09 năm 1979)

(Văn kiện này do Cục Bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật, Bộ VHTT cung cấp)

Các nước tham gia Liên hiệp cùng xuất phát từ lòng mong muốn bảo hộ theo một phương thức hữu hiệu và nhất quán các quyền lợi của các tác giả đối với tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ,

Công nhận tầm quan trọng về kết quả của Hội nghị xem xét lại văn bản họp ở Stockholm năm 1967,

Quyết định sửa đổi Đạo Luật đã được Hội nghị Stockholm thông qua, đồng thời vẫn giữ nguyên vẹn các Điều từ 1 đến 20 và từ 22 đến 26 của Đạo Luật đó.

Do vậy, những đại biểu toàn quyền ký tên dưới đây, sau khi xuất trình thư uỷ nhiệm toàn quyền của mình và được công nhận là hợp lệ, đã thoả thuận những điều sau đây:

Điều 1

(Thành lập một Liên hiệp)

Các nước áp dụng Công ước này hợp thành một Liên hiệp để bảo hộ các quyền của tác giả đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ.

Điều 2

(Tác phẩm được bảo hộ: 1. Tác phẩm văn học và nghệ thuật;  2. Khả năng yêu cầu sự định hình; 3. Tác phẩm phái sinh;  4. Văn bản chính thức; 5. Sưu tập; 6. Nghĩa vụ bảo hộ, chủ thể hưởng sự bảo hộ;  7. Tác phẩm mĩ thuật ứng dụng và kiểu dáng công nghiệp; 8. Tin tức.)

1. Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay không lời, các tác phẩm điện ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình điện ảnh, các tác phẩm đồ họa, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, bản khắc, thạch bản; các tác phẩm nhiếp ảnh trong đó có các tác phẩm tương đồng được thể hiện bằng một quy trình tương tự quy trình nhiếp ảnh; các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, minh họa, địa đồ, đồ án, bản phác họa và các tác phẩm thể hiện không gian ba chiều liên quan đến địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa học.

2. Tuy nhiên, luật pháp Quốc gia thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền quyết định không bảo hộ các tác phẩm nói chung hoặc những thể loại cụ thể nào đó, trừ phi các tác phẩm ấy đã được ấn định bằng một hình thái vật chất.

3. Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc.

4. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp có thẩm quyền, quy định việc bảo hộ đối với các văn bản chính thức của Nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch chính thức của các văn kiện đó.

5. Các tuyển tập các tác phẩm văn học nghệ thuật, chẳng hạn như các bộ bách khoa từ điển và các hợp tuyển, nhờ phương pháp chọn lọc và kết cấu tư liệu mà tạo thành một sáng tạo trí tuệ, cũng được bảo hộ như một tác phẩm mà không phương hại đến quyền tác giả của các tác phẩm tạo nên các hợp tuyển này.

6. Các tác phẩm nói trong Điều 2 này được hưởng sự bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Sự bảo hộ này dành cho tác giả và những người sở hữu quyền tác giả.

7. Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có quyền quy định lĩnh vực áp dụng luật đối với các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thiết kế công nghiệp và các mô hình công nghiệp; quyết định những điều kiện để các tác phẩm này được bảo hộ, miễn là phải phù hợp với Điều 7(4) của Công ước này. Những tác phẩm nào chỉ được bảo hộ như một thiết kế và mô hình công nghiệp ở Quốc gia gốc, thì cũng chỉ được hưởng quyền bảo hộ đặc biệt dành cho loại đó ở một Quốc gia khác trong Liên hiệp. Tuy nhiên, nếu Quốc gia này không có sự bảo hộ đặc biệt nói trên, thì các tác phẩm ấy sẽ được bảo hộ như những tác phẩm nghệ thuật khác.

8. Việc bảo hộ theo Công ước này không áp dụng cho những tin tức thời sự hay sự kiện, số liệu vụn vặt chỉ mang tính chất thông tin báo chí.

Điều 2bis

(Sự hạn chế bảo hộ có thể có đối với một số loại tác phẩm: 1. Một số bài diễn văn; 2. Một số hình thức sử dụng bài giảng, bài phát biểu; 3. Quyền làm tuyển tập những tác phẩm loại này.)

1. Luật pháp Quốc gia là thành viên của Liên hiệp có thẩm quyền miễn trừ toàn phần hoặc bộ phận sự bảo hộ được quy định tại Điều trên đối với các bài diễn văn chính trị hay những bài phát biểu trong những buổi tranh luận về tư pháp.

2. Luật pháp Quốc gia là thành viên Liên hiệp cũng có quyền quy định những điều kiện để những bài diễn văn, thuyết trình và những tác phẩm cùng loại đã trình bày trước công chúng, được đăng lên báo, phát thanh, phổ biến đến quần chúng bằng đường dây hay bằng thông tin đại chúng theo Điều 11bis(1) của Công ước này, miễn là sự sử dụng ấy thực sự nhằm mục đích thông tin.

3. Tuy nhiên, tác giả có quyền làm bộ sưu tập các tác phẩm đã nói ở những khoản trên đây.

Điều 3

(Tiêu chí về tư cách được bảo hộ: 1. Quốc tịch của tác giả; nơi công bố tác phẩm; 2. Nơi thường trú của tác giả; 3. Tác phẩm đã công bố; 4.Tác phẩm công bố đồng thời.)

1. Công ước này bảo hộ:

a. Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa;

[...]
10
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ