Công ước về An toàn vệ sinh lao động trong công việc bốc xếp tại cảng biển, 1979

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 25/06/1979
Ngày có hiệu lực 25/06/1979
Loại văn bản Công ước
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

CÔNG ƯỚC SỐ 152

CÔNG ƯỚC VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC CÔNG VIỆC BỐC XẾP TẠI CẢNG BIỂN, 1979

Hội nghị Toàn thể của Tổ chức Lao động quốc tế,

Được Hội đồng quản trị Văn phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 6 tháng 6 năm 1979, trong kỳ họp thứ sáu mươi sáu, và

Ghi nhận các Công ước và Khuyến nghị quốc tế về lao động có liên quan và Công ước về Chỉ tiêu trọng lượng (của các kiện hàng được vận chuyển bằng tầu biển), 1929, Công ước về Bảo vệ máy móc, 1963, và Công ước về Môi trường làm việc (ô nhiễm không khí, tiếng ồn và rung), 1977, và

Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị về việc sửa đổi Công ước về Bảo vệ (công nhân bến cảng) khỏi các tai nạn (đã sửa đổi), 1932 (số 32), là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự của kỳ họp, và

Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,

thông qua ngày 25 tháng 6 năm 1979, Công ước dưới đây gọi là Công ước về An toàn vệ sinh lao động (công việc bốc xếp tại cảng biển), 1979.

PHẦN I. PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH NGHĨA

Điều 1

Trong Công ước này, thuật ngữ “các công việc bốc xếp tại cảng biển” bao gồm toàn bộ hoặc một phần công việc bốc hoặc dỡ của bất kỳ một tàu biển nào cũng như bất kỳ công việc khác tương tự; định nghĩa về hình thức công việc này sẽ do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định. Các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan phải được tham vấn hoặc phải tham gia vào quá trình xây dựng hoặc sửa đổi định nghĩa này.

Điều 2

1. Một nước Thành viên có thể dành sự miễn trừ hoặc cho phép một số ngoại lệ theo những quy định trong Công ước này đối với các công việc bốc xếp tại cảng biển ở nơi mà hoạt động giao thông không thường xuyên diễn ra và hạn chế các tàu biển trọng tải nhỏ, cũng như liên quan đến các công việc bốc xếp trên các tàu đánh cá hoặc trên một số loại tàu nhất định, với điều kiện:

a) điều kiện lao động phải được đảm bảo an toàn; và

b) cơ quan có thẩm quyền, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, thấy được rằng những sự miễn trừ hoặc ngoại lệ như vậy trong mọi hoàn cảnh là hợp lý.

2. Một số quy định cụ thể trong Phần III của Công ước này có thể được áp dụng khác nhau nếu, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức của người sử dụng lao động và người lao động có liên quan, cơ quan có thẩm quyền thấy rằng những thay đổi đó mang lại những thuận lợi tương ứng và rằng theo đó, sự bảo đảm cho người lao động như vậy, về tổng thể, sẽ không kém hơn so với sự bảo đảm có được khi áp dụng toàn bộ các quy định trong Công ước này.

3. Bất kỳ một sự miễn trừ hay ngoại lệ nào được quy định trong Đoạn 1 của Điều này và bất kỳ một sự thay đổi đáng kể nào được quy định trong Đoạn 2 của Điều này, cũng như những lý do của việc miễn trừ, ngoại lệ hay sửa đổi đó, phải được ghi rõ trong báo cáo áp dụng các điều khoản của Công ước, theo Điều 22 của Điều lệ của Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 3

Trong Công ước này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a) “người lao động” dùng để chỉ bất kỳ người nào tham gia vào công việc bốc xếp tại cảng biển;

b) “người có thẩm quyền” dùng để chỉ người có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ nhất định, và được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận;

c) “người có trách nhiệm” dùng để chỉ người, được người sử dụng lao động, chủ tàu hoặc người chủ sở hữu thiết bị, tùy trường hợp, chỉ định để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định và là người có đủ kiến thức và kinh nghiệm cũng như thẩm quyền cần thiết để có thể đảm nhận việc thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;

d) “người được ủy quyền” dùng để chỉ người mà được người sử dụng lao động, thuyền trưởng hoặc người có trách nhiệm ủy quyền thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ nhất định, đồng thời là người có kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện một hoặc nhiều nhiệm vụ đó;

e) “thiết bị nâng (cẩu)” chỉ tất cả các loại thiết bị bốc dỡ, cố định hay tháo rời được, trong đó bao gồm cả các cầu vận chuyển chạy bằng điện được cố định trên bờ, được sử dụng trên bờ hoặc ở trên boong tàu để treo, nâng lên hay hạ xuống hàng hóa hoặc chuyển dời hàng hóa từ địa điểm này sang địa điểm khác cùng lúc treo hay nâng hàng lên;

f) “thiết bị phụ” chỉ mọi loại thiết bị mà nhờ thiết bị này, một kiện hàng có thể được gắn với một thiết bị nâng nhưng lại không phải là một phần của thiết bị nâng cũng như không phải là một phần của kiện hàng đó;

g) “đưa vào” cũng bao gồm hoạt động “đưa ra”;

h) “tàu biển” dùng để chỉ mọi loại tàu, thuyền, sà lan, xuồng, thuyền vận chuyển hàng hóa hoặc tàu sân bay, ngoại trừ các chiến hạm.

PHẦN II. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 4

1. Pháp luật và quy định quốc gia quy định rằng các biện pháp phù hợp với Phần III Công ước này, liên quan tới các công việc bốc xếp tại cảng biển, phải được thực hiện nhằm:

[...]