Chương trình phối hợp 04/CTr-BCA-HCCB năm 2014 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước trong tình hình hiện nay giữa Bộ Công an - Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
Số hiệu | 04/CTr-BCA-HCCB |
Ngày ban hành | 18/04/2014 |
Ngày có hiệu lực | 18/04/2014 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Bộ Công An,Hội Cựu chiến binh Việt Nam |
Người ký | Nguyễn Văn Được,Trần Đại Quang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ
CÔNG AN-TW HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CTr-BCA-HCCB |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2014 |
Những năm qua, được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, sự giúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành, đoàn thể; lực lượng Công an và Hội Cựu chiến binh Việt Nam các cấp đã tích cực phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của đất nước đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là: đông đảo cán bộ, hội viên Cựu chiến binh đã gương mẫu tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng; tham gia lực lượng an ninh ở cơ sở, cung cấp thông tin, hỗ trợ lực lượng Công an phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; cảm hóa, giúp đỡ những người lầm lỗi, hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng, góp phần kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở các địa bàn dân cư, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, việc phối hợp triển khai các nội dung chưa đồng bộ, có nơi, có lúc phong trào còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu, thiếu sức lôi cuốn cán bộ, hội viên Cựu chiến binh tham gia.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và các Chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người; để tiếp tục phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự của đất nước trong tình hình hiện nay, Bộ Công an và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam thống nhất ban hành Chương trình phối hợp về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự của đất nước trong tình hình hiện nay, như sau:
1. Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức, trách nhiệm, phát huy vai trò của các cấp hội, cán bộ, hội viên Cựu chiến binh, lực lượng Công an các cấp trong phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên cựu chiến binh và nhân dân tham gia xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đa dạng hóa nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào hội viên Cựu chiến binh và Công an nhân dân phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự gắn kết với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước khác của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ngành phát động.
3. Hai lực lượng phối hợp giúp đỡ nhau với tinh thần đoàn kết, tình đồng chí gắn bó, phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, truyền thống Công an nhân dân, giữ gìn phẩm chất đạo đức trong sáng, nghiêm túc lắng nghe ý kiến của nhân dân, xây dựng tổ chức của hai lực lượng ngày càng trong sạch, vững mạnh, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Tổ chức Hội Cựu chiến binh và Công an các cấp thường xuyên phối hợp tuyên truyền, động viên cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tội phạm; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28- NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Chỉ thị 48-CT/TW, Chỉ thị 21-CT/TW, Chỉ thị 09-CT/TW của Đảng, Nghị quyết số 37, số 63 của Quốc hội và các Chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người để nâng cao trách nhiệm bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm của cán bộ, hội viên và nhân dân.
- Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, hội viên và nhân dân về truyền thống cách mạng, dựng nước và giữ nước của dân tộc; về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; âm mưu, thủ đoạn chống phá, kích động của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất; phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm...
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với tuyên truyền vận động cá biệt đối với những người có quá khứ lầm lỗi, các đối tượng có nguy cơ phạm tội tại cơ sở.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, nắm tình hình về an ninh trật tự ở từng địa bàn, khu dân cư; phối hợp các ngành, các cấp giải quyết các vấn đề bức xúc ngay tại cơ sở.
- Thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an làm tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền có các chủ trương, biện pháp xây dựng, phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại địa phương, củng cố thế trận an ninh nhân dân và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc tập trung vào các địa bàn chiến lược, tuyến biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng tập trung đồng bào theo tôn giáo, các nhà trường, khu kinh tế tập trung, các đô thị lớn.
- Vận động hội viên, nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những tư tưởng, âm mưu và hành động chống phá chế độ, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới và lợi ích quốc gia; hoạt động của các loại tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
- Tham mưu cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các ngành, các lực lượng thực hiện tốt biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên chậm tiến hoặc vi phạm pháp luật; những người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã; những người chấp hành các hình phạt không giam giữ tại địa phương; người chấp hành xong hình phạt tù về cư trú tái hòa nhập cộng đồng.
- Động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình trong công tác phòng, chống tội phạm như: mô hình "1+ 2", "1+ 3" (01 gia đình Cựu Chiến binh gương mẫu phối hợp với 02 hoặc 03 hộ liền kề tạo thành 01 cụm điểm tựa về phòng, chống tội phạm); mô hình "Tổ an ninh tự quản"... góp phần phòng ngừa tội phạm từ cơ sở.
- Động viên hội viên Cựu chiến binh tích cực tham gia lực lượng Công an xã, Bảo vệ dân phố, dân phòng, cử đại diện tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm ở phường, xã và động viên hội viên nhận trách nhiệm Tổ trưởng các Tổ an ninh nhân dân, Tổ tuần tra, Tổ tự quản, Tổ hòa giải... tại cơ sở. Qua đó, chủ động phòng ngừa, phát hiện tội phạm; tham gia ngăn chặn các hành vi phạm tội; kịp thời phát hiện các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, chủ động vận động, thuyết phục không để xảy ra sự việc phức tạp gây tác động xấu đến an ninh trật tự ở địa phương.
- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức pháp luật, phương thức, thủ đoạn của tội phạm; kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Xây dựng, củng cố tổ chức Hội Cựu chiến binh, lực lượng Công an trong sạch, vững mạnh, phát huy truyền thống lực lượng vũ trang nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn tốt, thực sự là nòng cốt trong tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
1. Hội Cựu Chiến binh Việt Nam các cấp
- Phối hợp với lực lượng Công an và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tuyên truyền, động viên hội viên, nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.