Chương trình hành động 3119/CTr-UBND năm 2016 nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 3119/CTr-UBND
Ngày ban hành 06/07/2016
Ngày có hiệu lực 06/07/2016
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Võ Ngọc Thành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3119/CTr-UBND

Gia Lai, ngày 06 tháng 07 năm 2016

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VÀ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (gọi tắt là Chỉ số PAPI) là bộ chỉ số đo lường và đánh giá tính hiệu quả về quản trị và hệ thống hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam, dựa trên kết quả khảo sát và lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân đối với hiệu quả công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương.

Chỉ số PAPI đo lường 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 22 chỉ số nội dung thành phần và 92 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công, bao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với người dân; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công.

Theo báo cáo PAPI năm 2015, tỉnh Gia Lai xếp ở nhóm đạt điểm trung bình thấp. Trong đó, có 2/6 lĩnh vực nội dung nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao gồm: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (4,84/4,83 điểm trung bình cao toàn quốc); thủ tục hành chính công (6,9/6,84 điểm trung bình cao toàn quốc), có 2/6 lĩnh vực nội dung nằm trong nhóm đạt điểm trung bình thấp gồm: Công khai minh bạch (5,33/5,41 điểm trung bình cao toàn quốc); trách nhiệm giải trình với người dân (5,48/5,58 điểm trung bình cao toàn quốc) và 2/6 lĩnh vực nội dung nằm trong nhóm đạt điểm thấp nhất gồm: Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (5,47/5,56 điểm trung bình thấp toàn quốc); cung ứng dịch vụ công (6,51/6,98 điểm trung bình thấp toàn quốc).

Đ nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh và duy trì ổn định qua các năm, nhằm đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công tỉnh Gia Lai từ nay đến năm 2020 như sau:

I. Quan điểm

Nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao sự hài lòng của các tổ chức, cá nhân đối với cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng mục tiêu phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn và đúng với bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Nâng cao chỉ số PAPI của tỉnh là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyn các cấp trong việc phục vụ nhân dân.

Phấn đấu từng năm và đến năm 2020, chỉ số PAPI tỉnh Gia Lai đạt bình quân 8 điểm trên 06 lĩnh vực nội dung.

2. Mc tiêu cthể

Tập trung cải thiện cả 06 lĩnh vực nội dung đánh giá của Chỉ số PAPI. Trong đó, đặc biệt quan tâm cải thiện các nội dung nằm trong nhóm đạt điểm thấp nhất; đồng thời, phải giữ vững và phát trin các lĩnh vực nội dung được đánh giá nằm trong nhóm đạt điểm trung bình cao.

Những chỉ tiêu chủ yếu trên 06 lĩnh vực nội dung: Hàng năm, cứ mỗi lĩnh vực nội dung phấn đấu tăng điểm so với năm trước liền kề, đến năm 2020 đạt kết quả như sau:

- Tham gia của người dân ở cấp cơ sở: Phấn đấu từng năm tăng 0,64 điểm, đến năm 2020 đạt trên 8,0 điểm.

- Công khai, minh bạch: Phấn đấu từng năm tăng 0,54 điểm, đến năm 2020 đạt trên 8,0 điểm.

- Trách nhiệm giải trình với người dân: Phấn đấu từng năm tăng 0,51 điểm, đến năm 2020 đạt trên 8,0 điểm.

- Kim soát tham nhũng trong khu vực công: Phn đấu từng năm tăng 0,51 điểm, đến năm 2020 đạt trên 8,0 điểm.

- Thủ tục hành chính công: Phấn đấu từng năm tăng 0,42 điểm, đến năm 2020 đạt trên 9,0 điểm.

- Cung ứng dịch vụ công: Phấn đấu từng năm tăng 0,50 điểm, đến năm 2020 đạt trên 9,0 điểm.

III. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đối với từng lĩnh vực nội dung về nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh

1. Tham gia của người dân ở cấp cơ sở

a) Tri thức công dân: Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật và Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Thông tư số 04/2012/TT- BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Phải công khai các nội dung cần công khai để nhân dân biết, những nội dung nhân dân bàn và quyết định, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; tổ chức nhiều hình thức lấy ý kiến nhân dân đối với những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định, những nội dung nhân dân giám sát và tạo điều kiện để nhân dân giám sát, quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, thời hạn nhiệm kỳ của vị trí trưởng thôn...nhằm đảm bảo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

b) Cơ hội tham gia: Thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố theo định kỳ. Tuân thủ nguyên tắc “mỗi người một lá phiếu” nhằm bảo đảm quyền bầu cử của mọi công dân, nâng cao tỉ lệ người dân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, tỉ lệ người dân tham gia bui bầu cử và trực tiếp bầu trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố.

c) Cht lượng bầu cử: Tập trung nâng cao chất lượng bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, mời từng gia đình tham gia đi bầu cử, hình thức bầu cử phải là bỏ phiếu kín, niêm yết công khai kết quả bầu cử trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.

d) Đóng góp tự nguyện: Nâng cao sự đóng góp tự nguyện của người dân cho một công trình công cộng ở xã, phường nơi sinh sống thông qua việc tuyên truyền, lấy ý kiến của người dân từ việc quyết định xây mới/tu sửa cho đến khâu thiết kế công trình công cộng, mọi đóng góp của người dân phải được ghi chép vào sổ sách của UBND cấp xã. Nâng cao vai trò của Ban Thanh tra nhân dân hoặc Ban giám sát đầu tư cộng đồng giám sát việc xây mới/tu sửa công trình.

[...]