Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Chương trình hành động 22/CTr-UBND thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và 02/NQ-CP về giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 22/CTr-UBND
Ngày ban hành 29/01/2013
Ngày có hiệu lực 29/01/2013
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Thảo
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2013

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP VÀ 02/NQ-CP NGÀY 07/01/2013 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013 VÀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN CHO SẢN XUẤT KINH DOANH, HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG, GIẢI QUYẾT NỢ XẤU

Năm 2012, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, UBND Thành phố đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cua Thành ủy, HĐND, Thành phố; linh hoạt, quyết liệt, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, điều hành nên đã đạt được kết quả quan trọng: kinh tế duy trì tăng trưởng khá 8,1%; thu ngân sách đạt kế hoạch; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức 8,57%; an sinh xã hội được bảo đảm; an ninh chính trị được giữ vững; công tác đối ngoại đạt kết quả tích cực.

Bên cạnh đó, còn một số hạn chế: tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch đề ra, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn; lãi suất ngân hàng vẫn ở mức cao; việc làm, đời sống của một bộ phận dân cư gặp khó khăn; tình trạng xây dựng không phép, sai phép và ln chiếm đất công, đt nông nghiệp vn tiếp diễn; hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều; công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế và bất cập;...

Mục tiêu năm 2013 đã được HĐND Thành phố đề ra là: phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn: 8,0-8,5%, lạm phát thấp hơn năm 2012. Bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Đẩy mạnh công tác quy hoạch quản lý trật tự xây dựng đô thị. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm và xây dựng nông thôn mới. Phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học công nghệ. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn - xã hội. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.

Để thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết n xấu các nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố: số 18/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 và số 19/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 vnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách năm 2013 của thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội ban hành chương trình hành động với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tchức quán triệt nội dung các nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013: số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, và các nghị quyết của HĐND Thành phố: số 18/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 và số 19/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán thu chi ngân sách năm 2013 của Thành phố tới các ngành, các cấp và đơn vị để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

2. Cụ thể hóa những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 của Chính phủ và HĐND Thành phố thành các giải pháp chỉ đạo điều hành cụ thể để tổ chức thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Phân công rõ trách nhiệm các cơ quan, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, thời gian hoàn thành các nội dung cụ thể theo Nghị quyết của Chính phủ.

3. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. KIỂM SOÁT LẠM PHÁT, GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

1.1. Thực hiện nghiêm chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả của Chính phủ:

-    Thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả chính sách tiền tệ, lãi suất theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định vĩ mô và tăng trưởng hợp lý.

-    Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong hoạt động tài chính, ngân hàng và việc chấp hành các quy định về quản lý ngoại hối, vàng, mua, bán, thanh toán, quảng cáo, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bng ngoại tệ trên địa bàn.

1.2. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm

-    Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về thu ngân sách nhà nước, bảo đảm "thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán được duyệt. Thực hiện nghiêm túc quản lý thu, chi ngân sách theo đúng Quyết định số 5699/QĐ-UBND ngày 10/12/2012 của UBND Thành phvà Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

-    Lập đề án phát hành trái phiếu công trình (khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó năm 2013 khoảng 1.000 tỷ đồng).

Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, bảo đảm trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng chế độ quy định. Kiểm soát chặt chẽ chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên. Không bố trí kinh phí mua xe ô tô theo chức danh, đối với xe ô tô chuyên dùng chỉ ưu tiên bố trí dự toán mua xe phục vụ phòng cháy chữa cháy, phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn, xe cứu thương, xe tang; không đi công tác nước ngoài khi chưa thực sự cần thiết; không xây mới trụ sở của các cơ quan thành phố và quận, huyện, thị xã; hạn chế tối đa các nhiệm vụ chi chưa cần thiết để ưu tiên tạo nguồn cho đầu tư phát triển.

-   Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách tài chính, chi tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia và Thành phố.

-   Tăng cường quản lý, nâng cao vai trò, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố quản lý và các quỹ có nguồn gốc ngân sách của Thành phố.

-   Thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính, ngân sách nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng ngân sách nhà nước; kiểm tra, giám sát, thanh tra các khoản chi trong cân đối ngân sách nhà nước, các khoản chi được quản lý qua ngân sách nhà nước; các khoản chi tcác quỹ tài chính Nhà nước. Thực hiện minh bạch hóa chi tiêu của ngân sách nhà nước và đầu tư công.

-   Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ nhà chuyên dùng của Thành phố. Làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với nhà chung cư, công tác sắp xếp lại tài sản công là nhà, đất theo Quyết định 09/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

-   Tăng cường quản lý đôn đốc công tác thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của Luật quản lý thuế. Thu hồi dứt điểm các khoản thuế nợ đọng, các khoản thu từ đất; kiểm tra, thanh tra thuế, nhất là các lĩnh vực, khoản thu có khả năng thất thu cao. Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật v thuế cho cộng đồng xã hội.

-   Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế. Kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý. Tiếp tục nghiên cứu, rút ngắn thời gian, cải cách thủ tục hành chính trong tiếp nhận, kê khai,… về thuế

-   Tiếp tục trin khai, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 vtăng cường quản lý đầu từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các đa phương. Kiên quyết điu chuyn hoặc thu hồi vốn đu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, không hiệu quả, phân bổ vốn và sử dụng không đúng đối tượng. Không ứng trước vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh cấp bách và các dự án trọng điểm cấp bách.

-   Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải trên cơ sở bảo đảm cân đối chung của các nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2013 - 2015 và khả năng huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.

-   Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm các công trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng mục đích; hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

[...]