Thứ 5, Ngày 07/11/2024

Chương trình 252/CTr-UBND năm 2021 về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 252/CTr-UBND
Ngày ban hành 05/11/2021
Ngày có hiệu lực 05/11/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chử Xuân Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 252/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CHO TRẺ EM KHUYẾT TẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Luật Người khuyết tật; Chương trình số 08-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 08/9/2021 của UBND Thành phvề thực hiện Chương trình 08-Ctr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy; Kế hoạch số 239/KH-UBND ngày 08/12/2020 của UBND Thành phố về thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 24/6/2021 thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy thực hiện Luật Người khuyết tật nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện đtrẻ khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội; bảo đảm quyền lợi hợp pháp của trẻ khuyết tật và hỗ trợ trẻ khuyết tật góp phần hoàn thành chỉ tiêu của Chương trình 08-Ctr/TU “100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp”, tăng cơ hội để trẻ khuyết tật sớm được phục hồi chức năng tại địa phương và hòa nhập cộng đồng.

2. Mc tiêu cthể

- Nâng cao nhận thức cho 90% người dân, cán bộ địa phương, cộng tác viên về vai trò của phát hiện sớm và can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật. Ít nhất 80% trẻ khuyết tật và gia đình có trẻ khuyết tật được cung cấp tài liệu, tham gia tập hun nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng tại cộng đồng.

- Phấn đấu 95% trẻ từ 0 đến 16 tui được khảo sát, sàng lọc, phát hiện sớm dạng tật. Ít nhất, 80% trẻ khuyết tật được hỗ trợ can thiệp về chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng tại cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, vui chơi và các dịch vụ trợ giúp khác.

- Có ít nhất 60% trẻ khuyết tật được hỗ trợ thực hiện phục hồi chức năng tại nhà, xây dựng chương trình phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng trẻ, theo dõi định kỳ, đánh giá sự tiến bộ và tư vấn chương trình chuyn tiếp.

- Có ít nhất 40% trẻ khuyết tật và gia đình trẻ khuyết tật có nhu cầu được hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, hỗ trợ về tài liệu, dụng cụ học tập, dụng cụ phục hồi chức năng tại gia đình và cộng đồng.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật đối với trẻ em khuyết tật và việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1. Đối tưng

- Trẻ em khuyết tật từ 0 - 16 tuổi bao gồm các dạng tật: trẻ khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật thần kinh tâm thần, khuyết tật trí tuệ, trẻ khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, khó khăn về nhận thức, trẻ rối loạn phổ tự kỷ.

- Cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trạm y tế, cộng tác viên dân số, giáo viên mầm non, tiu học, trung học cơ sở, trung học phthông các xã, phường, thị trấn và các gia đình có trẻ khuyết tật.

2. Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Hà Nội.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động với nhiều hình thức phong phú để phổ biến, tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội trong việc hỗ trợ và đảm bảo trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại cộng đồng, nhất là các chế độ chính sách trợ giúp trẻ khuyết tật của Thành phố hiện nay, nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng vào việc chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật.

2. Khảo sát sàng lọc, phát hiện sớm trẻ khuyết tật

- Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên của Chương trình (bao gồm cán bộ phụ trách Lao động - Thương binh và Xã hội, nhân viên trạm y tế, cộng tác viên y tế, cộng tác viên dân số, giáo viên mầm non... trên địa bàn) về các kiến thức, kỹ năng, phương pháp phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật; cách nhận biết các dạng khuyết tật thường gặp và cách sử dụng các biếu mẫu của Bộ Y tế để khảo sát, sàng lọc, phát hiện khuyết tật ở trẻ.

- Điều tra, sàng lọc toàn bộ các trẻ trong độ tuổi 0 - 16 tuổi trên địa bàn; thu thập, xử lý, lập danh sách trẻ có nghi ngờ khuyết tật và rối loạn phát triển.

3. Khám, đánh giá và phân loại trẻ khuyết tật

- Tổ chức khám, đánh giá, phân loại, thu thập thông tin và tư vấn chuyên sâu đối với những trường hợp trẻ khuyết tật được phát hiện.

- Kết luận tình trạng, mức độ khuyết tật của trẻ và dự báo khả năng tiến triển của trẻ để trao đi với gia đình.

4. Tập huấn, tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp và xây dựng chương trình can thiệp cho gia đình có trẻ khuyết tật

[...]