Chương trình 14/CTr-UBND thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 14/CTr-UBND
Ngày ban hành 19/01/2021
Ngày có hiệu lực 19/01/2021
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CTr-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2021

I. BỐI CẢNH TÌNH HÌNH

Năm 2020, Thành phố đã tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và nhiều ngày lễ kỷ niệm lớn. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, Thành phố đã bám sát chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, chủ động phối hợp với các Bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố đ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) vượt qua khó khăn, hoàn thành “mục tiêu kép” - vừa đảm bảo phòng chống đại dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế. Thành phố cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ yếu đã đề ra. GRDP tăng 3,98%1, thu ngân sách đạt 102,8% dự toán, tăng 6,1% so với năm 2019. Cung ứng hàng hóa ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,67%, lạm phát được kiểm soát. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) duy trì vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Quản lý đô thị được đẩy mạnh: công tác chiếu sáng, chỉnh trang đường phố tiếp tục được đổi mới; cung cấp nước sạch, thoát nước và vệ sinh môi trường được duy trì, nâng cao chất lượng; tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè giảm cơ bản. Xây dựng nông thôn mới tiếp tục triển khai tích cực. An sinh xã hội được đảm bảo; huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng trong công tác chăm lo cho gia đình, chính sách, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Các hoạt động văn hóa cơ bản được duy trì; giáo dục tiếp tục phát triển. Khiếu ni, tố cáo được tập trung giải quyết; vấn đề an ninh nông thôn đã được quan tâm xử lý dứt điểm; công tác quốc phòng được củng cố; an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo.

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tổ chức Đại hội đại biu toàn quốc Lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp và là năm đầu tiên thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025. Dự báo tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 có th kéo dài, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, nợ công trên phạm vi toàn cầu và những thách thức lớn đối với thương mại, đầu tư, tăng trưởng. Kinh tế Thủ đô và cả nước được dự báo vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên cũng có những cơ hội và thuận lợi cơ bản. Vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên. Nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năng động với vị trí chiến lược quan trọng, Việt Nam được đánh giá là nước đang phát triển đầy tiềm năng với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết (nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP). Thành phố tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các Bộ, Ban, ngành Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, thành phố trên cả nước.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và 10 Chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy; Kết luận số 91-KL/TW ngày 22/10/2020 của Hội nghị lần thứ mười ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tình hình KTXH, ngân sách nhà nước năm 2020, phương hướng, nhiệm vụ năm 2021; các Nghị quyết của Quốc hội: số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020, số 128/2020/QH14 ngày 12/11/2020 về Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách năm 2021; các Nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 03/12/2020 Hội nghị lần thứ 2 Ban chp hành Đảng bộ Thành phố (Khóa XVII); các nghị quyết của HĐND Thành phố: s 15/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về Kế hoạch phát triển KTXH năm 2021; số 20/NQ-HĐND ngày 08/12/2020 về dự toán ngân sách địa phương và phân b ngân sách cấp Thành phố năm 2021, UBND Thành phố ban hành Chương trình hành động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

II. TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Mục tiêu tng quát năm 2021 là: Tiếp tục ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực đ kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Nỗ lực cao nhất để phục hồi lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế. Phát triển sự nghiệp văn hóa, xã hội, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới, các hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tập trung xây dựng, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng NTM; tiếp tục đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy; nâng cao chỉ số PAPI, SIPAS, thăng hạng các chỉ số PCI, PAR Index; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”.

Thành phố tập trung thực hiện 25 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu phát triển KTXH, dự toán thu, chi ngân sách và biên chế hành chính, sự nghiệp; trong đó GRDP tăng trên 7,5%; GRDP/người khoảng 135 triệu đồng; vốn đầu tư xã hội tăng 12%; kim ngạch xuất khu tăng 5%; Kiểm soát lạm phát, chỉ số giá dưới 4%; giảm 20% số hộ nghèo theo chuẩn mới của Thành phố; số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 85 trường; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch 85%; số xã nông thôn mới tăng thêm 14 xã, hoàn thành mục tiêu 100% số xã đạt NTM (chi tiết tại Phụ lục 1a, b).

Đ hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, 06 trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành như sau:

1) Kiểm soát dịch bệnh Covid-19: Ưu tiên công sức, thời gian và nguồn lực đ kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 (đặc biệt trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp và các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên địa bàn Thành phố). Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19.

2) Phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế: Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn vi đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiu quả, sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

3) Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển Thủ đô: Thực hiện nghiêm các nghị quyết của Chính phủ: số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; số 02/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021; Các nghị quyết của Quốc hội: số 97/2019/QH14 ngày 2711/2019 về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020; tng kết thực hiện Luật Thủ đô, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng phát triển Thủ đô cho giai đoạn tới. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Trung ương và Thành ủy đề ra, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và xây dựng, triển khai thực hiện 10 chương trình hành động toàn khóa của Thành ủy.

4) Tập trung xử lý các vấn đề về quy hoạch: Hoàn thành nhiệm vụ Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (R1-5), sông Đuống (R6), khớp nối đồng bộ quy hoạch khu vực đô thị và nông thôn; Tích hợp đất bãi ven sông Hồng vào quy hoạch vùng huyện, liên huyện... Phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành Trung ương để cập nhật, tích hợp các quy hoạch của Thành phố và các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của cả nước.

5) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính: Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; Tăng cường các đoàn kiểm tra công vụ định kỳ và đột xuất. Khuyến khích, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động trong tham mưu, đề xuất của các cơ quan chuyên môn, các cấp, các ngành và tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH.

6) Giải quyết căn bn các vấn đề dân sinh bức xúc: Giải quyết cơ bản cấp đất dịch vụ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng. Mở rộng mạng cấp nước sạch và nâng cao tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch. Khắc phục ô nhiễm môi trường nước, không khí và khu vực xử lý chất thải của Thành phố. Giải quyết các điểm ùn tắc giao thông, xử lý nghiêm tình trạng đi xe trên vỉa hè. Chỉnh trang đô thị, cắt tỉa, trồng mới cây xanh...

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19

Ưu tiên và nguồn lực, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do đại dịch Covid-19. Chủ động xây dựng, triển khai các kịch bản phòng, chống tương ứng với các cấp độ của dịch theo phương châm 4 tại chỗ; ngăn chặn hiệu quả nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài, bảo đảm phòng dịch từ sớm, từ xa. Thực hiện tốt công tác giám sát dịch, đặc biệt là phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng, khoanh vùng, xử lý dịch kịp thời, triệt đ nhằm khống chế dịch ngay khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên. Quản lý tốt người nhập cảnh. Có kế hoạch mua vắc-xin phòng dịch Covid-19 và tiêm phòng cho người dân.

Tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” - vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế; bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời tận dụng tốt các cơ hội để phục hồi và phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới; tính toán kỹ các biện pháp phòng, chống dịch, giảm thiu thiệt hại do đại dịch Covid-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến các hoạt động KTXH và đời sống người dân.

2. Tập trung phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng, đẩy nhanh cơ cấu lại các ngành kinh tế

a) Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh

- Kiên trì các giải pháp nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 27/3/2019 triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao chỉ số PCI thành phố Hà Nội năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Tập trung cải thiện các chỉ số thành phần còn thấp: “Cạnh tranh bình đẳng”, “Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự”, “Chi phí không chính thức”, “Tiếp cận đất đai”... Hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thúc đy đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp tư nhân. Phấn đấu có thêm khoảng 27.400 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 420.000 tỷ đồng (tăng 3% về số doanh nghiệp và số vốn so với năm 2020). Phát hành Sách trắng doanh nghiệp. Hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế mới: Kinh tế số, Kinh tế tuần hoàn, Kinh tế chia sẻ, Kinh tế ban đêm...

- Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Hỗ trợ pháp lý, các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi (Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp), các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, công nghiệp hỗ trợ, khuyến công, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản. Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19.

- Rà soát, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ thông tin, tăng tính minh bạch hóa các quy trình, thủ tự hành chính. Nâng cao tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Tháo gỡ về thủ tục cho các nhà đầu tư, đy nhanh tiến độ cấp phép và triển khai thực hiện dự án (tập trung các dự án đã ký MOU và trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại các Hội nghị Hà Nội - hợp tác đầu tư và phát triển). Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện quyết liệt các giải pháp giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư ngay từ đầu năm. Triển khai thực hiện quy trình giải phóng mặt bằng rút gọn theo Thông báo kết luận số 175/TB-VPCP ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các đng chí Lãnh đạo UBND Thành phố phụ trách khối, lĩnh vực đ đôn đốc thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công.

b) Cơ cấu lại các ngành kinh tế gn với đi mới mô hình tăng trưởng

- Thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các nhiệm vụ cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; nâng cao mức đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) trong GRDP; phấn đấu tăng trưởng GRDP trên 7,5% (Chi tiết xem Phụ lục 1a, b và Kịch bản tăng trưởng tại Phụ lục 2).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ