Chương trình 07/CTr-UBND năm 2014 thực hiện Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 07/CTr-UBND
Ngày ban hành 06/10/2014
Ngày có hiệu lực 06/10/2014
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Chẩu Văn Lâm
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TUYÊN QUANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CTr-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 10 năm 2014

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN ĐỂ NỀN KINH TẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KHI VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Thực hiện Chương trình hành động ban hành kèm theo Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn đnền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tchức Thương mại thế giới. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. MỤC ĐÍCH

Chương trình hành động này cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ, nâng cao nhận thức của chính quyền các cp, các ngành, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân vnhững cơ hội, thách thức khi nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); nm vững các quan đim chỉ đạo, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước; tạo sự đng thuận, quyết tâm chính trị cao; tiếp tục đy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đi mới mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề vững chắc đphát triển kinh tế - xã hội nhanh và bn vững, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. YÊU CẦU

Thực hiện Chương trình hành động phải đặt dưới sự chỉ đạo, điều hành chặt chẽ, toàn diện của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thng chính trị và của toàn dân. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa đảm bảo tính lâu dài, đng bộ, toàn diện, khả thi và phù hợp với điu kiện thực tế.

B. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

I. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư

Hoàn thành và công bĐiều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bsung quy hoạch đến năm 202; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành ph; các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh đã được cp có thm quyn phê duyệt.

Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đầu tư, xây dựng, đất đai, thuế, hải quan.

Cải tiến và nâng cao chất lượng xúc tiến đầu tư. Thực hiện có hiệu quả chương trình vận động, thu hút, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi chính phủ (NGO)...

II. Nâng cao năng lực cạnh tranh

Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020; Chương trình hành động cải thiện Chỉ s năng lực cạnh tranh cp tỉnh (PCI) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2015; Chương trình hành động về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hin đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Rà soát năng lực các nhà đu tư dự án trên địa bàn tỉnh, kịp thời thay thế các nhà đầu tư không đủ năng lực, bảo đảm hiệu quả và tiến độ thực hiện dự án. Tích cực triển khai các chương tnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đu tư, du lịch; phát triển thương mại điện tử đtăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm thị trường; Nâng cao năng lực cnh tranh của các doanh nghiệp, các sản phm đtừng bước cnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, nht là một ssản phm xut khu, sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn, góp phn vào việc nâng cao năng lực cnh tranh quốc gia.

1. Chú trọng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch về Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2015; thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XV) về thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đi mới, phát trin và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th.

Xây dựng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xut tạo ra sản phẩm mới, có sức cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ các doanh nghiệp ca tỉnh trong việc liên kết, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển thông qua Hội Doanh nghip trẻ, Hi Doanh nghiệp nhvà vừa, coi trọng phát trin về quy mô và chất lượng; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đng, minh bạch...

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Thực hiện tốt cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tạo điu kiện đcác doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chun quc tế, bảo đảm chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phm trong quá trình hi nhập quốc tế... Lập kế hoạch xây dựng và đăng ký, quảng bá thương hiệu các sản phm có lợi thế của tỉnh.

Tiếp tục phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản gắn với các vùng nguyên liệu. Gắn kết chặt chẽ, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà máy chế biến và người trồng nguyên liệu. Tập trung phát trin các làng có ngh truyn thng. Coi trọng việc khai thác, sử dụng các vật liệu sn có của địa phương nhm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

III. Tiếp tục phát triển đồng bộ, đa dạng hóa các yếu tố thị trường

1. Thị trường dịch vụ, du lịch: Thực hiện Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Khuyến khích đu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở dịch vụ, hệ thng chợ theo quy hoạch. Tập trung phát trin nhanh ngành du lịch theo quy hoạch được duyệt; khai thác có hiệu quả các tour du lịch: Tour du lịch đêm hội Thành Tuyên - Sui nước nóng Mỹ Lâm - Tân Trào; Khu du lịch sinh thái Na Hang - Suối khoáng - Đêm hội trung thu - Tân Trào; chương trình du lịch Hà Nội - Tuyên Quang Open tour2 ngày nghỉ cuối tuần; 2 tour du lịch với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào). Đy nhanh tiến độ đầu tư Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; khu du lịch sinh thái Na Hang; phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang gắn với phát triển du lịch đến năm 2025 và các đim du lịch theo quy hoạch.

2. Thị trường dịch vụ vận tải, thông tin: Thực hiện Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Đề án phát triển vận tải khách công cộng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015, Quy hoạch xây dựng bến xe, điểm đỗ xe khách và xe buýt, taxi tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ vận tải, nhất là vận tải công cộng đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý phương tiện vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, xây dng cơ sở dữ liệu, hệ thống ứng dng công nghệ thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cơ quan Đảng, Nhà nước; nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục, y tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin đtăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

3. Thị trường lao động: Thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; Đ án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; chủ động tìm kiếm và phát triển thị trường lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động; phát triển các cơ sở đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Triển khai có hiệu quả Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

4. Thị trường khoa học công nghệ: Thực hiện Quy hoạch phát trin khoa học và công nghệ tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; đề xuất, ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất công nghiệp, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đnâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa. Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp; tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

[...]