HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
85-HĐBT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1986
|
CHỈ THỊ
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ
Tình hình quản lý vật tư hiện
nay có nhiều thiếu sót như kế hoạch hoá vật tư chưa được cân đối vững chắc; tổ
chức cung ứng vật tư chưa tập trung vào những đầu mối thống nhất, còn qua nhiều
khâu, nhiều cấp trung gian không cần thiết; việc quản lý vật tư trong sản xuất,
quản lý lưu thông vật tư còn nhiều sơ hở.
Những thiếu sót, sơ hở này đã
gây những tổn thất và lãng phí lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng của vật tư, làm
cho vật tư càng thêm mất cân đối, gây ra đầu cơ mua đi bán lại kiếm chênh lệch
giá, đẩy giá thành sản phẩm lên cao.
Thực hiện Nghị quyết 31 của Bộ
Chính trị và kết luận của Hội nghị Trung ương 10 về giá - lương - tiền, Hội đồng
Bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cấp tập trung giải quyết một số vấn đề cấp
bách sau đây trong công tác quản lý vật tư.
I.
PHẤN ĐẤU TẠO THÊM NGUỒN VẬT TƯ, NẮM VỮNG CÁC NGUỒN VẬT TƯ CÓ THỂ
ĐƯA VÀO CÂN ĐỐI CỦA KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC TRONG NĂM 1986.
1. Uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước cùng các ngành quản lý sản xuất tập trung các điều kiện cần thiết đẩy
mạnh sản xuất các loại vật tư chủ yếu trong 6 tháng cuối năm để bù lại mức thiếu
hụt trong 6 tháng đầu năm, hoàn thành kế hoạch sản xuất cả năm 1986, trước hết
là than, điện, phân lân, xi măng, gỗ, cao-su...
Bộ Ngoại thương phải kiểm tra lại
ngay trong quý III này việc ký và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu, đôn đốc ký
hết các hợp đồng theo đúng đơn hàng nhập khẩu và điều hết hàng về trong năm, kể
cả hàng còn lại các năm trước ở các nước Đông u.
Giao trách nhiệm cho Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước và Bộ Ngoại thương cùng Bộ Vật tư tìm nguồn nhập thêm vật tư ở
khu vực II nhằm đồng bộ hoá vật tư bảo đảm yêu cầu của sản xuất trong nước. Đồng
thời phấn đấu có thêm nguồn vật tư, hàng hoá để thanh toán quyền sử dụng ngoại
tệ của các ngành, các địa phương.
2. Trên cơ sở kết quả kiểm kê vật
tư 0 giờ ngày 1 tháng 7 năm 1986 Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng các Bộ cung ứng
vật tư đưa vào cân đối của kế hoạch Nhà nước toàn bộ vật tư kỹ thuật hiện có từ
mọi nguồn sản xuất trong nước; nhập khẩu; tồn kho ở tất cả các khâu sản xuất,
lưu thông, sử dụng; kể cả các loại nguyên liệu tái sinh, phế liệu, phế phẩm. Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Vật tư cùng các cơ quan có liên quan xử lý ngay những
vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển để có kế hoạch kịp thời huy động vào sản xuất.
Các cơ sở sản xuất vật tư trong
nước phải giao đủ sản phẩm cho các tổ chức cung ứng vật tư của Nhà nước theo chỉ
tiêu kế hoạch, kể cả phần sản xuất vượt kế hoạch nếu có.
Vật tư nhập khẩu về đến cảng phải
được giao ngay cho các đối tượng được phân phối theo kế hoạch Nhà nước. Không cơ
quan nào được tự ý giữ lại hoặc ra lệnh phân phối ngoài kế hoạch Nhà nước.
Vật tư nhập khẩu để thực hiện
các chương trình hợp tác với nước ngoài cũng phải được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước
quản lý vừa tập trung bảo đảm thực hiện chương trình, vừa chống lãng phí, thất
thoát, và khi cần thiết có thể điều chỉnh.
Những vật tư nhập bổ sung từ khu
vực II cũng phải đưa vào cân đối của Kế hoạch Nhà nước, vật tư chủ yếu do Nhà
nước thống nhất quản lý thì bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước, nếu có lỗ thì
Nhà nước bù chênh lệch giá; những vật tư ngoài diện Nhà nước thống nhất quản lý
thì có thể bán theo giá bảo đảm kinh doanh theo sự hướng dẫn của Uỷ ban Vật giá
Nhà nước có sự bàn bạc với Bộ vật tư, Bộ Ngoại thương và các địa phương có nguồn
nhập bổ sung.
II.
TOÀN BỘ VẬT TƯ CHỦ YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHẢI ĐƯỢC PHÂN PHỐI THEO MỘT KẾ
HOẠCH CÂN ĐỐI CHUNG THỐNG NHẤT.
1. Uỷ ban Kế hoạch
Nhà nước cùng các ngành có liên quan soát lại và nếu cần thì điều chỉnh lại các
chỉ tiêu phân phối vật tư cho phù hợp với khả năng cân đối thực tế và theo hướng
tập trung cho những mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch Nhà nước là:
- Bảo đảm ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh tế kịp thời vụ sản xuất.
- Ưu tiên bảo đảm cân đối vật tư
cho các sản phẩm trọng yếu của nền kinh tế quốc dân.
- Ưu tiên cho các xí nghiệp trọng
điểm vùng trọng điểm, Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi nhu cầu phát sinh ngoài kế
hoạch cũng phải được đưa vào kế hoạch cân đối chung và được Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng duyệt.
2. Việc giao chỉ tiêu kế hoạch vật
tư phải bảo đảm nguyên tắc đơn vị nào nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và giao lại
sản phẩm cho Nhà nước thì đơn vị đó được nhận chỉ tiêu kế hoạch vật tư.
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà
nước đã được Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thông qua Bộ,
Tổng cục giao chỉ tiêu kế hoạch phân phối vật tư và giao nộp sản phẩm cho các
đơn vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc Bộ, Tổng cục; thông qua Uỷ ban Nhân dân
tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương giao chỉ tiêu kế hoạch phân phối
vật tư và giao nộp sản phẩm cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh trực thuộc tỉnh,
thành phố, đặc khu.
Đối với những liên hiệp xí nghiệp
toàn ngành hoặc khu vực được bảo vệ kế hoạch sản xuất - kinh doanh trước Uỷ ban
Kế hoạch Nhà nước thì được Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước giao thẳng chỉ tiêu kế hoạch
phân phối vật tư đồng thời thông báo cho Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố
chủ quản biết để quản lý.
Việc quyết toán vật tư Nhà nước
phân phối cho các ngành, các địa phương do Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ vật tư
và các Bộ cung ứng vật tư thực hiện với các ngành, các địa phương trên cơ sở số
sản phẩm mà các ngành, các địa phương đã thực tế giao nộp cho Nhà nước so với
chỉ tiêu kế hoạch giao nộp. Nếu sản phẩm giao nộp vượt chỉ tiêu kế hoạch thì
ngành, địa phương được Uỷ ban kế hoạch Nhà nước phân phối thêm vật tư một cách
tương ứng; nếu giao không đạt kế hoạch thì phải trừ một cách tương ứng vào số vật
tư được phân phối theo kế hoạch năm sau.
III. THEO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÂN PHỐI VẬT TƯ ĐÃ ĐƯỢC UỶ BAN
KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC GIAO, CÁC TỔ CHỨC CUNG ỨNG VẬT TƯ CÓ TRÁCH NHIỆM
CUNG ỨNG VẬT TƯ TRỰC TIẾP CHO CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT - KINH DOANH ĐƯỢC
PHÂN PHỐI
Uỷ ban kế hoạch Nhà
nước giao cho ngành Giao thông vật tải chỉ tiêu kế hoạch vận tải vật tư cân đối
với khối lượng vật tư phải vận chuyển.
Về chỉ tiêu xăng dầu cho vận tải
địa phương thì phần dùng để vận chuyển hàng của địa phương do địa phương quản
lý; phần dùng để vận chuyển hàng cho trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản
lý, thanh toán với địa phương và quyết toán với Nhà nước. Riêng phần địa phương
dùng để điều thuỷ sản cho Trung ương thì do Bộ thuỷ sản quản lý, thanh toán với
địa phương và quyết toán với Nhà nước.
Để bảo đảm cung ứng tại địa điểm
giao nhận theo hợp đồng cho đơn vị sử dụng vật tư tổ chức cung ứng chịu trách
nhiệm chuẩn bị chân hàng, cân, đong, đo, đếm, đóng gói, bao bì phù hợp với yêu
cầu vận chuyển; tổ chức vận tải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ hợp đồng vận
chuyển đã ký.
Trường hợp đơn vị sử dụng phải
dùng phương tiện tự có hay thuê phương tiện vận tải đi nhận vật tư ngoài địa điểm
quy định trong hợp đồng thì tổ chức cung ứng phải thanh toán chi phí vận chuyển
hợp lý (bao gồm cả xăng dầu, săm lốp) cho đơn vị sử dụng theo thoả thuận trong
hợp đồng.
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Ngoại
thương có trách nhiệm tổ chức tốt việc vận chuyển hàng nhập khẩu về nước, không
để ứ đọng ở nước ngoài; hàng về đến cảng phải tổ chức lực lượng bốc dỡ nhanh
chóng và hiệp đồng với các cơ quan kinh doanh cung ứng trong nước tổ chức vận
chuyển thẳng từ cảng đến các kho hoặc đơn vị sử dụng, đáp ứng kịp thời yêu cầu
sản xuất.
Để khắc phục hiện tượng lấy cắp,
mất mát, hao hụt quá định mức trong quá trình lưu thông vật tư, các bên giao,
nhận vận chuyển vật tư phải nghiêm chỉnh thi hành quy định sau đây:
- Khi giao nhận vật tư, nhất thiết
phải kiểm lại số lượng, chất lượng vật tư. Nếu bên nhận vật tư không yêu cầu
bên giao làm việc này thì phải chịu trách nhiệm về mọi sự hao hụt mất mát. Nếu
bên giao từ chối hoặc gây khó dễ thì bên nhận được quyền báo cáo lên cơ quan cấp
trên của hai bên và trọng tài kinh tế cùng cấp để xử lý kịp thời.
- Những sự mất mát, hư hỏng
trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản do bên chủ hàng hay vận tải chịu
là do sự thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng vận chuyển, không bắt người được
cung ứng chịu.
IV.
PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VIỆC SỬ DỤNG VẬT TƯ ĐỂ ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ
NGÀY CÀNG CAO
Vật tư được cung ứng
phải sử dụng đúng mục đích, đúng định mức kinh tế - kỹ thuật.
Đối với vật tư công nghiệp: phải
thực hiện chế độ quản lý sử dụng theo định mức kinh tế - kỹ thuật được duyệt.
Những cơ sở sản xuất quốc doanh, công tư hợp doanh, những cơ sở kinh tế tập thể
làm gia công cho Nhà nước, tiết kiệm được vật tư mà vẫn bảo đảm chất lượng sản
phẩm thì được thưởng theo chế độ của Nhà nước; nếu hao quá định mức thì phải phạt.
Đối với vật tư nông nghiệp thì
việc cung ứng trước hết phải bảo đảm yêu cầu phát triển sản xuất, đồng thời có
gắn với thu mua sản phẩm bằng hợp đồng kinh tế, không phải chỉ thuần tuý nhằm mục
đích thu mua. Do đó, việc cung ứng vật tư nông nghiệp phải theo định mức kinh tế
- kỹ thuật và theo mức cần thiết đủ bảo đảm kế hoạch sản xuất; đối với số sản
phẩm còn lại thì mua bằng tiền. Không áp dụng phương thức hàng đổi hàng, mua
cao bán cao khiến người có nhiều sản phẩm mua được nhiều vật tư rồi bán ra thị
trường trở thành buôn bán đầu cơ. Xử lý nghiêm khắc những người, đơn vị làm
trái quy định này, nhất là những trường hợp cố tình làm sai để mưu lợi cho cá
nhân hoặc đơn vị.
V.
PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ LƯU THÔNG VẬT TƯ.
Bộ Vật tư, các Bộ
khác có chức năng cung ứng vật tư (than, gỗ, xi - măng...) Uỷ ban Nhân dân các
cấp tăng cường kiểm tra bảo đảm vật tư của Nhà nước đến tay người sản xuất theo
giá Nhà nước. Mọi sự vi phạm đều phải được xử lý theo đúng pháp luật của Nhà nước
và theo hợp đồng đã ký.
Nghiêm cấm các tổ chức kinh
doanh vật tư Nhà nước như các tổ chức kinh tế tập thể được Nhà nước cung ứng vật
tư tự tiện nâng giá bán vật tư của Nhà nước để lấy chênh lệch giá. Nếu gặp vướng
mắc trong việc thực hiện giá chỉ đạo thì phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền
giải quyết.
Đối với số vật tư do Nhà nước
cung ứng đang tồn đọng ở các cơ sở sản xuất, trước tiên là bán lại cho tổ chức
kinh doanh vật tư, nếu tổ chức này không mua thì cho phép các cơ sở được chuyển
nhượng cho nhau để dùng vào việc sản xuất theo kế hoạch, nhưng phải theo giá chỉ
đạo của Nhà nước cộng với phí thu mua bảo quản và được sự đồng ý của cơ quan quản
lý cấp trên. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc việc buôn bán, liên doanh liên kết,
trao đổi những vật tư này để kiếm chênh lệch giá.
Các đơn vị không trực tiếp sản
xuất, nếu có những vật tư này mà không dùng đến thì bán cho các tổ chức kinh
doanh vật tư của Nhà nước hoặc các đơn vị có nhu cầu theo giá Nhà nước và phải
đưa vào cân đối kế hoạch.
Vật tư của các địa phương tự sản
xuất hoặc nhập khẩu, nếu thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý thì phải theo
những quy định trên đây, nếu không thuộc diện Nhà nước thống nhất quản lý thì
có thể trao đổi với các địa phương khác hoặc đưa vào liên doanh liên kết nhưng
pahỉ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố quản lý và chịu trách nhiệm.
Xoá bỏ thị trường
tự do, nghiêm cấm tư nhân buôn bán các loại vật tư do Nhà nước thông nhất quản
lý. Cơ quan vật tư thực hiện chức năng quản lý Nhà nước phối hợp với các cơ
quan tài chính, công an, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm khắc dứt
điểm những vụ vi phạm.
Các tổ chức kinh doanh vật tư cần
bán một số vật tư thông dụng theo kế hoạch Nhà nước để đáp ứng nhu cầu trong đời
sống hàng ngày của nhân dân.
VI.
VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ.
Bộ Vật tư phối hợp
cùng Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, các Bộ, Tổng cục hiện đang đảm nhiệm việc quản
lý và cung ứng vật tư nghiên cứu phương án cải tiến toàn diện tổ chức kinh
doanh cung ứng vật tư, sửa đổi quy chế quản lý và cung ứng vật tư cho phù hợp với
yêu cầu phát triển kinh tế, trình Hội đồng Bộ trưởng vào cuối quý III năm 1986
để thực hiện từ đầu năm 1987.
Trong khi chờ đợi, các ngành,
các địa phương không được tự ý đặt thêm các tổ chức cung ứng vật tư mới.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1986. Những quy định trước đây trái với Chỉ thị này đều
bãi bỏ.
Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các
Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương có trách
nhiệm thi hành Chỉ thị này.
Chủ nhiệm Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Vật tư có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và
kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương và cơ sở thực hiện.