Nghị định 190-HĐBT năm 1985 về cải tiến công tác quản lý vật tư do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu 190-HĐBT
Ngày ban hành 27/06/1985
Ngày có hiệu lực 27/06/1985
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Hội đồng Bộ trưởng
Người ký Tố Hữu
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 190-HĐBT

Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 1985

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 190-HĐBT NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 1985 VỀ CẢI TIẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬT TƯ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Nghị định 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;
Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới công tác quản lý và kinh doanh cung ứng vật tư;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Vật tư,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1- Vật tư kỹ thuật là loại hàng hoá đặc biệt, là tài sản quốc gia, phải được quản lý tập trung thống nhất theo kế hoạch Nhà nước (Trung ương, địa phương, cơ sở), không được trao đổi hoặc mua bán tự do trên thị trường. Chỉ những đơn vị được Nhà nước cho phép mới được kinh doanh cung ứng vật tư.

Điều 2- Vật tư kỹ thuật phải được cung ứng đúng mục đích, hợp nhu cầu, theo định mức kinh tế - kỹ thuật hợp lý.

Nói chung, vật tư phải được tổ chức cung ứng thẳng từ nơi tạo nguồn đến nơi tiêu dùngvới hành trình hợp lý.

Điều 3- Xoá bỏ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang cơ chế hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa trong cung ứng vật tư, bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong kế hoạch Nhà nước. Sắp xếp lại mạng lưới kinh doanh theo hướng bỏ bớt các khâu trung gian và bộ máy quản lý cồng kềnh. Tăng cường cải tạo và quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh vật tư.

Điều 4- Gắn công tác nhập khẩu và cung ứng với sản xuất vật tư trong nước để tăng cường mạnh mẽ khả năng vật tư cân đối với yêu cầu phát triển kinh tế văn hoá, xã hội.

Chương 2:

QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH CUNG ỨNG VẬT TƯ

Điều 5- Sản xuất và quản lý nguồn vật tư trong nước:

1. Đẩy mạnh khai thác nguồn vật tư có khả năng sản xuất trong nước nhằm từng bước thay thế vật tư nhập khẩu. Chú trọng sản xuất các loại khoáng sản, kim loại, hoá chất cơ bản, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây dựng... với quy mô thích hợp.

Ưu tiên cung ứng các điều kiện thiết yếu cho các cơ sở sản xuất vật tư như năng lượng, thiết bị, vận tải... vốn và cho hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn sản xuất hàng tiêu dùng để khuyến khích sản xuất.

Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng Bộ Vật tư và các ngành cần có quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất vật tư ngay trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1986-1990) và kế hoạch dài hạn đến năm 2000.

Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đưa vào chương trình nghiên cứu của Nhà nước các đề tài sản xuất một số loại vật tư quan trọng thay thế vật tư nhập khẩu.

2. Tận dụng các nguồn thứ liệu, phế liệu.

Đối với các loại vật tư quan trọng, như máy tổng thành, săm lốp ôtô, dầu thải, bình điện, bao bì,v.v... khi cung ứng vật tư mới cần thu hồi lại vật tư cũ và được thanh toán theo giá trị sử dụng còn lại, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước quy định mức thu hồi trong kế hoạch phân phối vật tư hàng năm cho các đơn vị sản xuất - kinh doanh.

Các Bộ sản xuất, kinh doanh và các địa phương có trách nhiệm tổ chức thu hồi và sử dụng lại các thứ liệu, phế liệu quan trọng theo kế hoạch của Nhà nước. Đối với những thứ liệu, phế liệu mà cả địa phương và Trung ương đều cần thì khi Trung ương điều đi, cần dành một tỷ lệ hợp lý cho nhu cầu của địa phương (hoặc đổi lại một phần sản phẩm).

Các xí nghiệp muốn giữ lại một phần thứ liệu, phế liệu để tổ chức sản xuất phụ phải được cơ quan quản lý cấp trên cho phép.

Để khuyến khích việc thu hồi và sử dụng thứ liệu, phế liệu nay quy định:

Bộ Vật tư cùng Uỷ ban Vật giá Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh lại giá thu mua thứ liệu, phế liệu cho thoả đáng.

Tiền thu về thứ liệu, phế liệu được phân phối như sau:

Đối với nguồn phế liệu thuộc tài sản quốc gia như: đường ray hỏng, toa xe hư nát, cầu đổ, phế liệu chiến tranh,v.v... thì sau khi trừ chi phí thu hồi và tuỳ theo giá trị của phế liệu mà dành từ 30% đến 50% số tiền thu được cho đơn vị có phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của đơn vị, số còn lại nộp vào Ngân sách Nhà nước (không áp dụng với việc trục vớt tàu đắm, thu hồi xác máy bay).

Đối với các thứ liệu, phế liệu phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh thì dành 50% cho cơ sở có thứ liệu, phế liệu thu hồi để đưa vào các quỹ của cơ sở, 50% trừ vào giá thành sản xuất.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ