Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Chỉ thị 7180/CT-TCHQ năm 2019 về chấn chỉnh và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc do Tổng cục Hải quan ban hành

Số hiệu 7180/CT-TCHQ
Ngày ban hành 19/11/2019
Ngày có hiệu lực 19/11/2019
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tổng cục Hải quan
Người ký Nguyễn Văn Cẩn
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7180/CT-TCHQ

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG TOÀN QUỐC

Trong những năm qua, hoạt động kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) đã từng bước đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào công tác quản lý nhà nước về hải quan, đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý hải quan hiện đại, chuyển mạnh từ tiền kim sang hậu kiểm. Công tác kiểm tra sau thông quan đã thực hiện theo các chuyên đề, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan. Năm 2018, toàn ngành đã thực hiện 6.320 cuộc kiểm tra sau thông quan, trong đó có 1.313 cuộc tại trụ sở người khai hải quan. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 2.262 tỷ đồng. Riêng Cục kiểm tra sau thông quan thực hiện 174 cuộc tại trụ sở người khai hải quan (bằng 2,7% tổng số cuộc toàn lực lượng). Tuy nhiên, do thực hiện tốt công tác phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng kiểm tra nên số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là 1.012 tỷ đồng (bằng 44,7% tổng số thu toàn lực lượng). Từ thực tiễn hoạt động, Cục Kiểm tra sau thông quan đã góp phần kiến nghị, sửa đổi các chính sách đáp ứng yêu cầu quản lý.

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm tra sau thông quan toàn ngành đáp ứng yêu cầu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả, tránh kiểm tra tràn lan, trình độ và ý thức tổ chức, kỷ luật của cán bộ công chức làm cộng tác kiểm tra sau thông quan đã được cải thiện một bước.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế: một bộ phận lãnh đạo, công chức thừa hành và cộng đồng doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, trách nhiệm của kiểm tra sau thông quan. Lãnh đạo lực lượng kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa dành sự quan tâm chỉ đạo đúng mức đối với nhiệm vụ này. Do vậy, công tác đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan; việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp chưa được chú trọng.

Cục Kiểm tra sau thông quan chưa làm tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Tổng cục trưởng để chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật Hải quan và Điều 144 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Nhằm chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc đồng thời xác định công tác kiểm tra sau thông quan trở thành một trụ cột của quản lý hải quan hiện đại, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật,

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc quán triệt; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và một số quan điểm về kiểm tra sau thông quan sau:

- Trước khi tiến hành một cuộc kiểm tra cần chuẩn bị kỹ các hoạt động thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích rủi ro, xác định, yêu cầu phương pháp tiến hành để xây dựng kế hoạch kiểm tra.

- Trước khi ra kết luận, ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính, cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp giải trình, thuyết phục doanh nghiệp chấp hành các quyết định xử lý của cơ quan hải quan nhằm hạn chế tối đa tình trạng khiếu nại, khiếu kiện hành chính và tình trạng nợ đọng thuế. (Đối với vụ việc phức tạp, người có thẩm quyền ký quyết định kiểm tra, kết luận phải trực tiếp đối thoại doanh nghiệp để chỉ đạo giải quyết).

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra sau thông quan nhằm ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực.

2. Cục Kiểm tra sau thông quan:

a. Xây dựng đề án nâng cấp hệ thống thông tin dữ liệu STQ_01 nhằm hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động kiểm tra sau thông quan toàn quốc.

b. Tổ chức nghiên cứu, triển khai và hệ thống hóa:

- Các quy định pháp luật có liên quan để nhận diện và xây dựng danh mục dữ liệu rủi ro trong tất cả các lĩnh vực ở khâu sau thông quan.

- Thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp; hoạt động của doanh, nghiệp trên phạm vi toàn quốc theo từng loại hình, trên từng địa bàn.

- Thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.

Từ các hệ thống thông tin trên, thực hiện sàng lọc, phân loại doanh nghiệp để đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch đnh hướng kiểm tra sau thông quan trong từng giai đoạn, tập trung vào những nhóm chuyên đề có nguy cơ rủi ro cao vi phạm pháp luật diễn ra trên diện rộng trong thời gian kéo dài.

c. Hàng năm, chậm nhất ngày 30 tháng 10, xây dựng kế hoạch định hướng trình Tổng cục trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện để đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan theo quy định tại mục a khoản 2 Điều 98 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, bao gồm: Doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, các tập đoàn, Tổng công ty có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu, chi nhánh, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tại nhiều địa bàn.

Riêng các doanh nghiệp chưa phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc đánh giá mức độ rủi ro thấp, phải tiến hành kiểm tra đánh giá tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 80 Luật Hải quan, lập kế hoạch, lựa chọn ngẫu nhiên trình Tổng cục trưởng ban hành kế hoạch để chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có tổ chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện. Việc kim tra, đánh giá tuân thủ trong trường hợp này áp dụng một lần cho một doanh nghiệp trong thời hạn từ 3 đến 5 năm.

3. Nhằm hạn chế bỏ sót, lọt sai phạm của doanh nghiệp và tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn vi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục kiểm tra sau thông quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập trung lực lượng để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch, chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính được sửa đổi tại khoản 74 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BT

C. Cụ thể là thanh tra chuyên ngành theo quy định đối với các trường hợp sau:

- Hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan;

- Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác.

4. Cục Kiểm tra sau thông quan căn cứ thông tin trên hệ thống STQ_01, kế hoạch được lập trong từng giai đoạn tại mục 1 của chỉ thị này và xem xét thông tin, kiến nghị của các Cục, Vụ thuộc Tổng cục Hải quan chuyển đến, phân tích, đánh giá rủi ro để bổ sung kế hoạch thực hiện kiểm tra sau thông quan hoặc chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện.

5. Trong quá trình kiểm tra sau thông quan nếu phát sinh vướng mắc có liên quan đến chính sách, văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan do các đơn vị kiểm tra sau thông quan toàn quốc chuyển về, Cục Kiểm tra sau thông quan là đầu mối đề xuất Lãnh đạo Tổng cục chuyển các Cục, Vụ tham mưu trả lời theo chức năng, nhiệm vụ. Thời hạn các Cục, Vụ trả lời theo quy chế làm việc của Tổng cục Hải quan.

6. Đối vi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có tổ chức Chi cục Kiểm tra sau thông quan, chỉ thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trsở cơ quan hải quan theo quy định tại Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 73, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

[...]