Chỉ thị 566/1999/CT-BGTVT về tăng cường quản lý việc áp dụng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật vào xây dựng công trình giao thông do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 566/1999/CT-BGTVT |
Ngày ban hành | 25/11/1999 |
Ngày có hiệu lực | 25/11/1999 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Lê Ngọc Hoàn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 566/1999/CT-BGTVT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1999 |
Việc áp dụng tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong xây dựng công trình giao thông đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng công trình và giảm giá thành xây dựng.
Để thực hiện tốt Quy chế đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị đinh 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Thông tư số 07/1999/TT-BXD ngày 23/9/1999 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật xây dựng; đồng thời tăng cường hơn nữa việc quản lý áp dụng các tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật đảm bảo tính thích ứng của các tiêu chuẩn này với điều kiện Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng công trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan quản lý dự án, các chủ đầu tư, các cơ quan tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu xây dựng phải thực hiện đầy đủ các qui định sau đây:
Những nội dung thuộc các lĩnh vực sau đây của tiêu chuẩn xây dựng được coi là “Bắt buộc áp dụng”:
- Số liệu khí hậu xây dựng
- Số liệu địa chất thủy văn
- Phân vùng động đất
- Phòng chống cháy, nổ
- Phòng chống sét
- Bảo vệ môi trường
- An toàn công trình dưới tác động của khí hậu địa phương
- An toàn lao động
Đối với nội dung thuộc lĩnh vực bắt buộc áp dụng đã có trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam thì tất cả mọi công trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam bằng bất kỳ nguồn vốn nào phải áp dụng trong quá trình khảo sát quy hoạch, thiết kế, thi công và nghiệm thu.
Nếu chưa có tiêu chuẩn Việt Nam thì được phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, nhưng phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam và phải được sự chấp thuận của Bộ Xây dựng bằng văn bản.
a - Danh mục và nội dung các tiêu chuẩn đề nghị áp dụng (trong đó bao gồm bản tiếng nước ngoài và bản dịch ra tiếng Việt).
b - Thuyết minh về việc đề nghị cho áp dụng các tiêu chuẩn trên (trong đó nêu rõ: lý do, mục đích, nội dung xin áp dụng; các ưu - nhược điểm và ảnh hưởng liên quan; phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng, kiến nghị v.v...).
c - Các văn bản chỉ dẫn kỹ thuật
d - Đánh giá và đề nghị của chủ đầu tư công trình (Ban quản lý dự án) hoặc Cục quản lý chuyên ngành.
Tùy theo tính chất và mức độ, Bộ sẽ yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thực hiện đánh giá, thẩm định theo một trong 3 hình thức sau:
- Kiểm tra tính phù hợp của tiêu chuẩn đề nghị. Về nguyên tắc phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam, phải có trình độ kỹ thuật và an toàn tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
- Yêu cầu tính toán cụ thể và so sánh với một tiêu chuẩn nước ngoài khác.
- Làm thí nghiệm trong phòng để xác định, hoặc thử nghiệm ngoài hiện trường (đối với vật liệu mới) khi có điều kiện hoặc xét thấy cần thiết.
Nếu kết quả thẩm định đạt yêu cầu, Bộ sẽ ra thông báo chấp thuận gửi chủ đầu tư để chỉ đạo các đơn vị hữu quan thực hiện.