Chỉ thị 4764/CT-BNN-XD năm 2017 về tăng cường quản lý và chấn chỉnh nội dung trong hoạt động đấu thầu và trách nhiệm trong quản lý dự án ODA các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công do Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý

Số hiệu 4764/CT-BNN-XD
Ngày ban hành 09/06/2017
Ngày có hiệu lực 09/06/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hoàng Văn Thắng
Lĩnh vực Đầu tư,Bộ máy hành chính

BNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4764/CT-BNN-XD

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ CHẤN CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU; TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CÔNG DO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢN LÝ

Sau khi Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đấu thầu có hiệu lực, cùng với các thông tư hướng dẫn của Bộ KHĐT, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Bộ) đã ban hành Thông tư số 39/2015/TT-BNNPTNT ngày 20/10/2015 quy định một số nội dung về công tác lựa chọn nhà thầu các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn đầu tư công do Bộ quản lý đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu, tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thu và các quy định của nhà tài trợ; tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần chấn chỉnh trong thời gian tới, bao gồm:

- Trong công tác đấu thầu, các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến nội dung ưu đãi trong Luật đu thu nhằm tạo điều kiện cho các chủng loại vật tư, thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước và các nhà thầu Việt Nam trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Một số chủ đầu tư thực hiện chưa nghiêm túc trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu (LCNT), từ khâu lập và phê duyệt Hồ sơ mời thầu (HSMT), mở thầu, đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT), dn đến có một số dự án xảy ra tình trạng khiếu kiện phức tạp kéo dài, không lựa chọn được nhà thu có năng lực tt nht để thực hiện gói thu, làm chậm tiến độ, vi phạm về công tác quản lý chất lượng, tăng kinh phí đầu tư xây dựng...;

- Một số địa phương được giao quản lý các tiểu dự án thuộc dự án ODA (dự án ô) do Bộ là cơ quan chủ quản dự án chưa thực hiện đy đủ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi phát sinh những tình hung cn xử lý trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, vi phạm về công tác quản lý chất lượng xây dựng, hợp đồng xây dựng... xảy ra khiếu nại, khiếu kiện, địa phương lại đùn đy trách nhiệm cho Bộ giải quyết;

Để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 13/CT-TT ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn nhà nước”; đồng thời khắc phục những tồn tại nêu trên nhằm đạt được mục tiêu đã đra đối với các dự án sẽ thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện các nội dung sau:

1. Thực hiện chỉ thị số 13/CT-TT ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư phát triển và hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng vốn Nhà nước do Bộ quản lý:

a) Chủ đầu tư:

- Phân chia gói thầu phải phù hợp với điều kiện năng lực của nhà thầu trong nước, không áp dụng hình thức đấu thầu EPC (thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp) nếu có thể tách được các gói riêng biệt để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia;

- Chỉ áp dụng đấu thầu quốc tế (kể cả các gói thầu dịch vụ tư vấn, phi tư vấn) khi Nhà tài trợ yêu cầu đối với các dự án ODA, hoặc nội dung của gói thầu mà các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực thực hiện, hoặc các vật tư thiết bị, hàng hóa của Việt Nam không đáp ứng được chất lượng, số lượng và cạnh tranh về giá, hoặc các vật tư, thiết bị, hàng hóa chưa được nhập khẩu và chào bán ở Việt Nam;

- Đối với gói thầu đấu thầu quốc tế, trong HSMT, HSYC phải ghi rõ: Nhà thầu nước ngoài tham gia phải liên doanh với nhà thầu Việt Nam hoặc cam kết sử dụng thầu phụ Việt Nam những phần công việc cụ th trong gói thu nếu trúng thầu; không được quy định cho phép sử dụng lao động nước ngoài khi lao động Việt Nam đáp ứng được công việc của gói thầu; tuân thủ về nội dung ưu đãi trong Luật đu thầu, quy định cụ thể nội dung ưu đãi trong HSMT, HSYC; phải chào thu bng đồng tiền Việt Nam đối với những chi phí trong nước;

- Đi với gói thầu đấu thầu trong nước, trong HSMT, HSYC không được yêu cu hoc định hướng chào hàng hóa nhập khẩu, không được ghi xuất xứ nhãn hiu, cataloge của một sản phẩm cụ thể đtham khảo hoặc minh họa trừ trường hợp không thể mô tả được chi tiết về đặc tính kỹ thuật, thiết kế công ngh, tiêu chun công nghcủa hàng hóa thì phải ghi thêm cm từ “hoặc tương đương”;

b) Cơ quan chức năng của Bộ:

- Phải cập nhật thường xuyên danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu...trong lĩnh vực của ngành được sản xuất trong nước liên quan đến công tác đu thầu và mua sắm thường xuyên các dự án Bộ quản lý;

- Danh mục máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu.. được ban hành và đăng tải trên trang thông tin điện tử chuyên ngành của Bphải nêu rõ tên mặt hàng, ký hiệu, quy cách, mô tả đặc tính kỹ thuật và phân loại theo đối tượng sử dụng đ các chủ đầu tư có thể nm rõ được thông tin và làm căn cứ áp dng khi lập HSMT, HSYC;

c) Cơ quan chuyên môn Bộ giao quản lý về hoạt động đấu thầu:

- Chịu trách nhiệm trong công tác thm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT), hướng dẫn, quản lý và giám sát các chủ đầu tư trong công tác lập, phê duyệt HSMT, HSYC nhằm tạo sự cạnh tranh cho các doanh nghiệp và hàng hóa, vật tư, thiết bị trong nước theo nội dung Chỉ thị s 13/CT-TT ngày 04/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Bộ những chủ đầu tư không tuân thủ hoặc vi phạm đcó biện pháp xử lý thích đáng.

2. Tăng cường công tác giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu:

a) Chủ đầu tư:

- Khi lập và trình phê duyệt KHLCNT, căn cứ quy mô, tính chất kỹ thuật của gói thu, đề xuất những gói thầu cần thiết phải giám sát, theo dõi;

- Trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, phải gửi cơ quan giám sát, theo dõi các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm: dự thảo hồ sơ mời sơ tuyển (HSMST), hồ sơ mời quan tâm (HSMQT), hồ sơ yêu cầu (HSYC), hồ sơ mời thầu (HSMT)i, Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT)ii; Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu... trước khi thực hiện các bước tiếp theo hoặc quyết định phê duyệt; phối hợp, cung cấp các thông tin, tài liệu khác liên quan đến quá trình LCNT khi cơ quan giám sát, theo dõi yêu cầu.

b) Cơ quan chuyên môn Bộ giao quản lý hoạt động đấu thầu:

- Khi thẩm đnh KHLCNT, trong Báo cáo thẩm định và dự thảo Quyết định, đxuất cụ thể những gói thầu cần thiết phải giám sát, theo dõi và tên đơn vị thực hiện giám sát, theo dõi (cơ quan giám sát, theo dõi) để Bộ phê duyệt.

- Cơ quan được Bộ giao giám sát, theo dõi, sau khi nhận được các tài liệu của chủ đầu tư hoặc bên mời thầu, trong thời gian không quá 03 ngày làm vic nếu phát hiện có nội dung chưa phù hợp, không đúng quy định phải có ý kiến bng văn bản gửi chủ đầu tư đđiều chỉnh cho phù hợp; trường hợp cần thiết, cơ quan giám sát, theo dõi trực tiếp tham gia lễ mthầu, các cuộc họp xét thầu của tchuyên gia và tổ thẩm định; báo cáo cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu và các yêu cầu giám sát, theo dõi.

c) Nguyên tắc, nội dung và quy trình giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo quy định tại Thông tư số 10/2016/TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 của Bộ kế hoạch và Đầu tư về quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu;

Ngoài các nội dung trên, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại các Thông tư, chỉ thị và văn bản đã ban hành đang còn hiệu lực.

3. Trách nhiệm quản lý đầu tư xây dựng đối với các tiểu dự án thuộc dự án ODA (dự án ô) do Bộ Nông nghiệp và PTNT là chủ quản dự án, địa phương được giao quyết định đầu tư:

[...]