Chỉ thị 39/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 39/CT-UBND
Ngày ban hành 25/12/2017
Ngày có hiệu lực 25/12/2017
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Văn Tùng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/CT-UBND

Hải Phòng, ngày 25 tháng 12 năm 2017

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội thành phố có nhiều chuyển biến tích cực, có bưc đột phá, đạt được nhiều thành tựu quan trọng; các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của thành phố tăng trưng cao so với bình quân chung của cả nước. Cùng với đó, nhiều công trình xây dựng cầu đường, các khu đô thị, nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà cao tầng dân dụng được thi công luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động. Mặc dù cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; nhận thức của chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, người lao động và nhân dân về an toàn, vệ sinh lao động từng bước được nâng cao; công tác an toàn, vệ sinh lao động được các doanh nghiệp chú trọng..., tuy nhiên có lúc, có nơi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình hình tai nạn lao động chết người liên quan đến lĩnh vực xây dựng vẫn diễn biến phức tạp. Trong 11 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 12 vụ tai nạn lao động chết người, làm chết 12 người. Trong đó, số vụ tai nạn lao động xảy ra tại các công trình xây dựng là 04 vụ, chiếm 33,33 % tổng số vụ tai nạn lao động chết người xảy ra trên địa bàn thành phố; một số công trình xây dựng sử dụng cn trục tháp hoạt động vươn ra ngoài phạm vi công trình gây lo lng trong dư luận.

Để chấn chỉnh, phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu:

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Chương trình hành động số 28/CTr-TU của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư; Kế hoạch số 7217/KH-UBND ngày 24/9/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Chương trình hành động số 28/CTr-TU của Ban Thường vụ Thành ủy; Chỉ thị số 01/CT-BLĐTBXH ngày 10/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường, quản lý, chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông; Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 20/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc đổi mới, tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 02/12/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố; Kế hoạch số 1806/KH-UBND ngày 27/9/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo, tổ chức thông tin, tuyên truyền Chỉ thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật mới, công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng đến các đơn vị, doanh nghiệp và các chủ thể thi công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý; chủ động tiến hành cung cấp, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn lao động, trật tự, vệ sinh môi trường cho các chủ thể ngay từ khâu cấp phép xây dựng; kịp thời biểu dương các tấm gương điển hình tiêu biểu, phê phán các hành vi gây mất an toàn, vệ sinh lao động hoặc nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

- Tổ chức kiểm tra, quản lý chặt chẽ các công trình xây dựng mà Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được giao là chủ đầu tư; đảm bảo các yêu cầu về công tác an toàn, vệ sinh lao động; kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu xử lý, giải quyết ngay các vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động. Nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư về quản lý an toàn lao động trong thi công công trình được quy định chi tiết tại Điều 5, Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng; phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động của chủ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 115 Luật Xây dựng tới các nhà thầu thi công xây dựng.

- Cơ quan phê duyệt dự án, công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo quy định của pháp luật; trước khi cấp giấy phép, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm yêu cầu chủ đầu tư xuất trình giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với các dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

- Phối hợp, xác minh, điều tra, xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người; nhanh chóng làm rõ nguyên nhân; xem xét, xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu và những cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.

2. Sở Xây dựng:

- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của Luật Xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật mới về an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng, phối hợp tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan; chủ động tiến hành cung cấp, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn lao động, trật tự, vệ sinh môi trường cho các chủ thể thuộc trách nhiệm quản lý ngay từ khâu cấp phép xây dựng.

- Chủ trì, phối hợp vi các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về đảm bảo trật tự, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố, trong đó có quy định về quản lý, sử dụng cần trục tháp; phân công, phân cấp thực hiện trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn thành phố.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, chú trọng đến các nội dung và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo thẩm quyền. Cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động. Việc kiểm tra, nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình phải có nội dung đánh giá về an toàn lao động.

- Ch trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai nội dung Chỉ thị này tới các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; chủ động hướng dẫn, tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Hàng năm, tiến hành phát phiếu tự kiểm tra về pháp luật lao động, chú trọng đến các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, các nhà thầu xây dựng từ địa phương khác hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện tốt các hoạt động hưng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, chú trọng đến các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

- Thực hiện tốt công tác phối hợp điều tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý nghiêm các doanh nghiệp, đơn vị để xảy ra tai nạn lao động, nhất là các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng. Những trường hợp khi để xảy ra mất an toàn, vệ sinh lao động hoặc khi thanh tra, kiểm tra vi phạm về các quy định trong an toàn lao động cần xem xét, xử lý nghiêm về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị. Tiến hành đánh giá, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn lao động, từ đó rút kinh nghiệm, tổ chức, phổ biến rộng rãi, triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng tránh tai nạn lao động tương tự tái diễn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Hàng năm, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương có liên quan tiến hành kiểm tra chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ tại một số công trình xây dựng trọng điểm, có quy mô lớn, tập trung đông lao động, sử dụng nhiều thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, trên địa bàn thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định.

4. Cảnh sát PCCC thành phố:

- Thực hiện nghiêm chức năng quản lý nhà nước về PCCC trong hoạt động đầu tư, xây dựng công trình. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật PCCC và các văn bản quy phạm pháp luật về PCCC trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng cho toàn dân.

- Xem xét, trả lời về giải pháp PCCC đối với hồ sơ thiết kế quy hoạch, hồ sơ thiết kế cơ sở; chấp thuận địa điểm xây dựng công trình; thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn chủ đầu tư, các nhà thầu thi công, người lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC trong đầu tư, xây dựng, việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC trong quá trình thi công. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây mất an toàn PCCC tại các công trình xây dựng.

5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động thi công xây dựng công trình. Chủ động tiến hành cung cấp, hướng dẫn các quy định của pháp luật về an toàn lao động, trật tự, vệ sinh môi trường cho các chủ thể ngay từ khâu cấp phép xây dựng.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình thuộc thẩm quyền, chú trọng tới cả các công trình xây dựng dân dụng, quy mô nhỏ của các hộ gia đình. Khi kiểm tra cộng tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình phải có nội dung đánh giá về an toàn lao động. Xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình; cương quyết dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động.

- Tổ chức giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những kiến nghị của tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự, an toàn lao động, vệ sinh môi trường phát sinh do hoạt động xây dựng.

- Chủ động tổ chức phổ biến, triển khai nội dung Chỉ thị này tới các đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thuộc trách nhiệm quản lý trên địa bàn.

[...]
12
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ