Chỉ thị 35/2015/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 35/2015/CT-UBND
Ngày ban hành 26/08/2015
Ngày có hiệu lực 05/09/2015
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2015/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 08 năm 2015

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có ý nghĩa lớn đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống, giảm nhẹ tác hại do nước gây ra trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định; nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân về tài nguyên nước từng bước được nâng lên, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thực tế, việc quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước còn tồn tại những bất cập như: các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước vẫn còn; việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép; xả nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn/ quy chuẩn vào nguồn nước còn diễn ra khá phổ biến; một số tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất, quan trắc, phân tích chất lượng nước chưa có giấy phép hành nghề theo quy định. Việc cấp phép khai thác tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước hiện nay số lượng còn thấp so với yêu cầu thực tế.

Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước, Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:

1. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản pháp luật liên quan về tài nguyên nước; thực hiện tốt công tác quản lý, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, quan trắc, phân tích chất lượng nước trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

Mọi hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, quan trắc, phân tích chất lượng nước (trừ các trường hợp không phải xin cấp giấy phép theo quy định) đều phải có giấy phép.

2. Không xem xét việc cấp phép khai thác nước dưới đất đối với các khu vực: có nguồn nước mặt có khả năng đáp ứng ổn định cho các nhu cầu sử dụng nước; có mực nước dưới đất bị suy giảm liên tục và có nguy cơ bị hạ thấp quá mức; có nguy cơ sụt, lún đất, xâm nhập mặn, gia tăng ô nhiễm do khai thác nước dưới đất; có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng; khu đô thị, khu dân cư tập trung ở nông thôn, khu, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung và dịch vụ cấp nước bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng, số lượng (trừ các trường hợp đặc biệt phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, công cộng...).

3. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Tham mưu, xây dựng trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản cụ thể hóa quy định của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về tài nguyên nước phù hợp với điều kiện trên địa bàn tỉnh.

b) Chủ trì xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Quy định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất khoanh định vùng cấm, hạn chế khai thác nước dưới đất…

c) Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án điều tra nước mặt và Dự án điều tra nước ngầm giai đoạn 2 trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước; thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn.

d) Xây dựng kế hoạch quan trắc định kỳ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; thực hiện Đề án đánh giá chất lượng nước sông tại các khu vực cấp nước cho hoạt động sản xuất nước sạch và đánh giá tác động của các nguồn thải đến khả năng tiếp nhận của các lưu vực sông trên địa bàn.

đ) Phối hợp các sở, ban ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố rà soát danh sách các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất, quan trắc, phân tích chất lượng nước trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân nêu trên phải đăng ký (đối tượng phải đăng ký) và lập hồ sơ xin cấp phép hoạt động (đối tượng phải có giấy phép hoạt động) theo quy định.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định tại Nghị định số 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

g) Tăng cường giám sát, theo dõi quá trình thi công giếng khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất; đặc biệt là những giếng khoan công nghiệp khai thác với lưu lượng lớn cần phải kiểm tra chặt chẽ quy trình kỹ thuật;

h) Tổ chức điều tra, thống kê và phân loại giếng khoan khai thác, giếng khoan quan trắc không còn sử dụng, các lỗ khoan thăm dò cũ, các giếng trong vùng cấm khai thác để có biện pháp xử lý, trám lấp theo quy định nhằm phòng tránh ô nhiễm nguồn nước dưới đất.          

i) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh về công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước; phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, khối đoàn thể, chính quyền các cấp và cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về tài nguyên nước để các tổ chức và cá nhân trong tỉnh biết, chấp hành.

4. Các sở, ban ngành liên quan

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương có liên quan thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi nhằm khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt nông thôn.

- Chỉ đạo các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi, công trình cấp nước sạch nông thôn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt đúng theo quy Luật Tài nguyên nước năm 2012.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy lợi lập và trình duyệt quy trình vận hành điều tiết hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ công trình và các công tác khác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi do tỉnh quản lý; hướng dẫn việc lập và trình duyệt phương án phòng chống lũ, lụt hạ du đập thủy lợi, thủy điện theo đúng quy định của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Luật Tài nguyên nước và các quy định của pháp luật về sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước,

- Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước sinh hoạt nông thôn và nhu cầu sử dụng nước gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường định kỳ vào tháng 11 hàng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Sở Xây dựng

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng, đơn vị khảo sát, thiết kế phải chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước dưới đất; thông báo với Sở Tài nguyên và Môi trường các công trình khoan thăm dò, khảo sát, thi công xây dựng ở độ sâu ảnh hưởng đến mực nước ngầm; các công trình có khoan nước dưới đất để phục vụ riêng cho việc thi công.

- Khi thẩm định hồ sơ quy hoạch chi tiết, cấp giấy phép xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải lưu lượng từ 5 m3/ngày đêm trở lên vào môi trường hoặc dưới 5 m3/ngày đêm nhưng thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 5, Điều 3, Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước thì hồ sơ phải có hạng mục công trình xử lý nước thải theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh nước sạch có khai thác tài nguyên nước hoàn thiện hồ sơ xin cấp phép khai thác nước và thực hiện nghiêm các quy định trong giấy phép đã được cấp.

c) Sở Y tế

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ