Chỉ thị 3246/CT-BNN-PC năm 2008 về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 3246/CT-BNN-PC |
Ngày ban hành | 31/10/2008 |
Ngày có hiệu lực | 31/10/2008 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Cao Đức Phát |
Lĩnh vực | Thương mại,Vi phạm hành chính |
BỘ
NÔNG NGHIỆP |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3246/CT-BNN-PC |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2008 |
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả thức ăn nuôi trồng thủy sản), phân bón, thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản) và thuốc bảo vệ thực vật đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm và có những chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng một số mặt hàng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật còn thấp. Đặc biệt thời gian gần đây, lợi dụng tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường một số lượng lớn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, hàng giả gây thiệt hại cho người nông dân và bức xúc trong dư luận xã hội, một số ít nông dân do hám lợi đã cố ý sử dụng chất kích thích sinh trưởng, các chất cấm sử dụng vào sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Một trong những nguyên nhân của tồn tại trên là do công tác tổ chức chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hình thức và mức xử phạt chưa nghiêm đối với người vi phạm.
Để thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người nông dân, người tiêu dùng đồng thời xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vi phạm, cố ý làm trái với quy định của pháp luật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương, đơn vị thuộc Bộ, doanh nghiệp nông nghiệp khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Sở, ban, ngành cấp tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chủ động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và dự trù kinh phí trình UBND cấp tỉnh phê duyệt; phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của cấp tỉnh, cấp huyện.
Thường xuyên phối hợp hoặc tham gia cùng với các Sở, ban, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền những trường hợp vi phạm cần phải xử lý hình sự.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện: tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đặc biệt đối với quy mô sản xuất nhỏ, thủ công trên địa bàn. Nếu vượt thẩm quyền giải quyết, báo cáo lên cơ quan cấp trên xem xét, quyết định.
- Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện vi phạm như: sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác cần xử lý kiên quyết, triệt để các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, gồm: đình chỉ kinh doanh, thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề, xử phạt vi phạm hành chính.
Đối với những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng cần chuyển sang cơ quan điều tra, xử lý hình sự và truy tố trước pháp luật theo quy định tại Điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159 của Bộ Luật Hình sự.
- Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách để thực hiện công tác kiểm tra, lấy mẫu, phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định chất lượng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Nếu không đủ kinh phí, đề nghị có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan nhất là các quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, quy định về xử lý vi phạm hành chính, hình sự trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện tốt công tác đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp.
- Trong quá trình kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì phải ra quyết định niêm phong toàn bộ lô hàng cùng nhãn hiệu, yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thu hồi hàng hóa đã bán; thông báo danh tính của doanh nghiệp và sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân được biết, tránh mua phải theo quy định của pháp luật.
- Phát động từ nay đến 31/12/2008 một đợt tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, tập trung vào giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để tạo điều kiện đảm bảo cung cấp đủ vật tư có chất lượng cho nông dân sản xuất thắng lợi vụ Đông Xuân 2008/2009 và các vụ tiếp theo. Trong quá trình kiểm tra đặc biệt lưu ý phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan tới các loại thuốc, chất kích thích cấm sử dụng, hạn chế sử dụng.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị ở địa phương trong quá trình triển khai việc kiểm tra, thanh tra; chủ động tổ chức các đợt kiểm tra chuyên ngành, liên ngành ở một số địa phương trọng điểm nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, kinh doanh, cố ý sử dụng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng, hạn chế sử dụng, kém chất lượng, làm giả.
- Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan về chất lượng sản phẩm; văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và sử dụng thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật. Đối với Cục Chăn nuôi khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 15/NĐ-CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan, trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Tập hợp các quy định của pháp luật về hình thức, hành vi vi phạm, chế tài xử lý vi phạm hành chính, hình sự, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và hướng dẫn các địa phươngviệc áp dụng trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm; thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu văn bản có liên quan đến quản lý và xử lý vi phạm hành chính, hình sự trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và phổ biến trên Website của Cục để tạo điều kiện cho địa phương, doanh nghiệp dễ tiếp cận, truy cập; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị này.
- Khẩn trương chỉ định, công nhận, tổ chức chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.
4. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Chủ động công bố tiêu chuẩn cơ sở chất lượng sản phẩm, hàng hóa, công bố hợp quy, hợp chuẩn theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật.
Kết thúc mỗi đợt kiểm tra và định kỳ hàng quý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc Bộ theo nhiệm vụ được phân công tiến hành đánh giá kết quả kiểm tra và kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này, báo cáo gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)./.
|
BỘ TRUỞNG |