Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2018 về tăng cường biện pháp, giải pháp, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 30/CT-UBND
Ngày ban hành 26/12/2018
Ngày có hiệu lực 26/12/2018
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/CT-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 12 năm 2018

 

CHỈ THỊ

CỦA CHỦ TỊCH UBND TỈNH VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP, ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thời gian qua, công tác phòng chống tội phạm đã được triển khai quyết liệt, hiệu quả, trong đó lực lượng Công an đóng vai trò chủ công, nòng cốt trong công tác tham mưu, công tác triển khai và tổ chức thực hiện, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ngày càng tinh vi, nhiều loại hình tội phạm mới hoạt động như “tín dụng đen”, cho vay nóng, đòi nợ thuê, sử dụng các chất kích thích trong danh mục cấm gây không ít khó khăn cho các lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh triệt phá, ảnh hưởng trực tiếp tinh thn, đời sống nhân dân, an ninh trật tự tại các địa bàn.

Trước những diễn biến phức tạp của một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật nổi lên đòi hỏi công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tái phạm tội không được chủ quan, lơi lỏng trong mọi tình huống. Phải xác định công tác phòng chống tội phạm là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp; trong đó, lực lượng Công an đóng vai trò nòng cốt, với phương châm lấy phòng ngừa các loại tội phạm có ý nghĩa hàng đầu, làm cơ sở, nền tảng cho quá trình đấu tranh chống tội phạm.

Tăng cường nâng cao chất lượng công tác dự báo, đánh giá, nắm thông tin để có biện pháp, giải pháp ngăn chặn xử lý kịp thời là nhiệm vụ ưu tiên.

Trong đấu tranh, xử lý các loại tội phạm cần phải thực hiện nghiêm minh, quyết liệt, không khoan nhượng những hành vi vi phạm, không để tình trạng “nuôi lớn mới đánh”.

Đ nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong năm 2019 và những năm tiếp theo, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện tập trung triển khai ngay một số biện pháp, giải pháp như sau:

1. Tiếp tục thực hiện phong trào “Vì an ninh tổ quốc”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Tăng cường chỉ đạo chính quyền các cấp, đơn vị, tổ chức vận động cán bộ, nhân viên, nhân dân tuyệt đối không tham gia sử dụng các chất kích thích nằm trong danh mục cấm, cờ bạc, “tín dụng đen”; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tội phạm; liên tục triển khai các chương trình, kế hoạch, biện pháp tăng cường phòng ngừa, đấu tranh, tố giác nhằm kiềm chế hướng đến giảm mạnh các loại tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn.

- Vận động nhân dân, hướng dẫn, tổ chức có hiệu quả mô hình tố giác tội phạm tại khu dân cư, xây dựng quy trình bảo mật thông tin và cơ chế bảo vệ người tố giác tội phạm.

- Tng kiểm tra các cơ sở kinh doanh có điều kiện, các cơ sở dịch vụ, các tụ điểm công cộng thường xuyên tụ tập các đối tượng có dấu hiệu cung cấp, mua bán, trao đi, tàng trữ, sử dụng các chất kích thích nm trong danh mục cm; xử lý nghiêm việc tổ chức đánh bạc dưới nhiều hình thức, trộm cắp, tiêu thụ tài sản trộm cp; các tụ điểm công cộng có hiện tượng hoạt động mại dâm trên địa bàn.

2. Tăng cường quản lý, giám sát, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, “tín dụng đen”, sử dụng các băng nhóm tội phạm có hoạt động bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê; không để các đối tượng cấu kết núp dưới danh nghĩa các công ty, doanh nghiệp để hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, cho vay nóng....; xử lý thu hồi giấy phép đối với các trường hợp không đủ điều kiện hoạt động hoặc vi phạm pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện; tham mưu giải pháp quản lý và hạn chế việc phát triển loại hình kinh doanh nêu trên.

Ngay trong tháng 1/2019 các địa phương, đơn vị chđạo tổ chức rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh loại hình hoạt động dịch vụ cầm đồ, “tín dụng đen”, các tụ điểm thường xuyên có biểu hiện trao đổi, tàng trữ, sử dụng các chất kích thích nằm trong danh mục cấm, cụ thể:

a) UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện: Chỉ đạo Phòng tài chính kế hoạch phối hợp với Công an cùng cấp tổ chức rà soát, kiểm tra cơ sở đã cấp Chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoạt động dịch vụ cầm đồ trên địa bàn; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/01/2019;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ đạo Phòng Đăng ký kinh doanh phối hợp với Công an tỉnh rà soát, kiểm tra cơ sở cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động dịch vụ cầm đồ trên địa bàn tỉnh; báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/01/2019;

c) Công an tỉnh : Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an thành phố Huế, các thị xã và các huyện phối hợp với các địa phương, đơn vị rà soát, kim tra việc cấp Giấy chứng nhận Đủ điều kiện hoạt động loại hình dịch vụ cầm đồ, các cơ sở có hiện tượng hoạt động “ tín dụng đen”, các tụ điểm thường xuyên có biểu hiện trao đổi, tàng trữ, sử dụng các chất kích thích nằm trong danh mục cấm trên địa bàn tỉnh;

d) Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì phối hợp với UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện có biện pháp, giải pháp hướng dẫn các đơn vị, địa phương kiểm tra cương quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đăng tin quảng cáo, rao vặt, treo biển hiệu không đúng theo quy định.

đ) Sau khi rà soát, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, các Sở: Kế hoạch và Đầu tư , Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa và Thể thao, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện thống nhất báo cáo, tham mưu UBND tỉnh trong công tác quản lý hoạt động loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tổ chức tín dụng có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê theo kiểu giang hồ trên địa bàn toàn tỉnh; báo cáo UBND tỉnh trước 28/2/2019.

3. Nâng cao chất lượng nội dung hoạt động Đội kiểm tra liên ngành về phòng, chống tệ nạn mại dâm các cấp; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các biện pháp giáo dục đối tượng cai nghiện tại tại xã, phường, thị trấn; lập hồ sơ và áp dụng các biện pháp phù hợp theo từng đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tăng cường biện pháp quản lý sau cai nghiện, phòng, chống tái nghiện và giáo dục, giúp đỡ người sau cai nghiện học nghề, tìm kiếm việc làm sớm tái hòa nhập cộng đồng.

4. Triển khai Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về “tăng cường các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù”; căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn để khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tại địa phương. Lập dự toán chi thường xuyên hàng năm và đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện có hiệu quả các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng người chấp hành xong án phạt tù.

5. Công an tỉnh:

a) Tổ chức triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền Kỷ Hợi 2019.

b) Tăng cường vai trò quản lý của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trong giáo dục, rèn luyện cán bộ chiến sỹ thực hiện 6 điều bác Hồ dạy Công an nhân dân, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ chiến sỹ. Xây dựng hình ảnh chiến sỹ Công an nhân dân thân thiện, gần dân, hiếu khách trong quản lý trật tự an toàn giao thông.

c) Chủ động nắm thông tin, dự báo tình hình để có biện pháp giải quyết, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả với các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật; đổi mới thực chất nội dung, phương pháp huy động, tổ chức nhân dân tham gia công tác đấu tranh phòng, chống, tố giác tội phạm; thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, bảo mật thông tin và cơ chế bảo vệ người tố giác để người dân tham gia tích cực hơn;

- Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác điều tra xử lý tội phạm, giải quyết nhanh các vụ án điểm để đưa ra xét xử để kịp thời phục vụ yêu cầu phòng ngừa tội phạm; nâng cao trách nhiệm lực lượng công an các cấp, có biện pháp phòng ngừa, xử lý nghiêm những hành vi bao che, dung túng cho các loại tội phạm;

- Quản lý địa bàn, đối tượng chặt chẽ, tham mưu các giải pháp nhằm thực hiện hậu kiểm, quản lý chặt chẽ các tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, “dịch vụ cho vay tài chính” trá hình, đòi nợ thuê trên địa bàn tỉnh, nhất là các đối tượng ngoại tỉnh được tổ chức hoạt động quy mô, trá hình dưới các hình thức, không đloại hình này tiếp tay cho tội phạm.

d) Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội; tập trung xây dựng, phát triển phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương tại Chthị 09-CT/TW, tạo thế trận an ninh vững chắc ở cơ sở phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

[...]