Chỉ thị 2648/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa gây tiếng ồn, làm mất an ninh trật tự tại khu dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang
Số hiệu | 2648/CT-UBND |
Ngày ban hành | 23/09/2016 |
Ngày có hiệu lực | 23/09/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Nguyễn Thanh Bình |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2648/CT-UBND |
An Giang, ngày 23 tháng 9 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA GÂY TIẾNG ỒN, LÀM MẤT AN NINH TRẬT TỰ TẠI KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Thời gian qua, các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm công tác quản lý và tổ chức các loại hình hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, rèn luyện sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, có một số hoạt động đã gây bức xúc trong nhân dân, như: Xe bán kẹo kéo có kèm hát karaoke; các cơ sở, cá nhân cho thuê dàn âm thanh, dàn karaoke tại các hộ gia đình, trong các đám tiệc, sinh hoạt văn hóa gia đình; hoạt động quảng cáo, rao bán hàng bằng các loa có công suất lớn gây tiếng ồn, làm mất trật tự, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.
Để khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện và đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp... tổ chức quán triệt trong nội bộ cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt nếp sống văn minh khi tổ chức hoặc tham gia các hoạt động văn hóa trong cơ quan, hộ gia đình và nơi công cộng.
2. Lãnh đạo các ngành, các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, chủ động triển khai và phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan, tăng cường chỉ đạo, quản lý chặt chẽ và kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa theo quy định pháp luật; xây dựng và quy ước bổ sung những vấn đề phát sinh mới trong đời sống xã hội liên quan đến các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về nội dung hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa theo quy định pháp luật.
b) Xây dựng mẫu quy ước đồng thuận về việc sử dụng dàn âm thanh tổ chức sinh hoạt văn nghệ trong khu dân cư và trong các đám tiệc, hướng dẫn cho các địa phương cụ thể hóa trong các quy ước cụ thể trên từng địa bàn dân cư (lưu ý phải phù hợp với tập quán, giờ giấc sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc). Quy ước quy định cụ thể về trách nhiệm của hộ gia đình khi tổ chức sinh hoạt văn nghệ, phải thông báo nội dung, chương trình với chính quyền địa phương nếu tổ chức sinh hoạt văn nghệ có tiếng ồn vượt quá mức quy định hiện hành.
c) Hướng dẫn việc quản lý các hoạt động sinh hoạt văn nghệ trong khu dân cư và trong các đám tiệc; hoạt động quảng cáo dùng loa có tiếng ồn vượt quy định;
hoạt động kinh doanh Karaoke di động để các địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy ước đồng thuận của cộng đồng ở các địa phương.
d) Đề xuất trang cấp thiết bị đo độ ồn cho các cơ quan chức năng các cấp nhằm tăng cường công tác kiểm tra xử phạt các hành vi vi phạm.
đ) Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh.
4. Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật trong hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an huyện nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các hành vi cờ bạc trá hình, mại dâm, sử dụng ma túy trong các hoạt động, dịch vụ văn hóa.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương và nhân dân trong tỉnh thông suốt để chấp hành tốt Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan có kế hoạch thường xuyên tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về tiếng ồn trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành.
6. Sở Công thương:
a) Phối hợp với các sở, ngành tỉnh kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định pháp luật trong kinh doanh dịch vụ văn hóa.
b) Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở, cá nhân kinh doanh dịch vụ văn hóa không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7. Sở Giao thông vận tải:
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về lấn chiếm lề đường, vỉa hè để đặt dàn âm thanh và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí không đúng quy định.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang và Báo An Giang
- Cần có chuyên mục tuyên truyền thường xuyên về nội dung hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh và các ngành chức năng thường xuyên tổ chức tuyên truyền Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn, về các hoạt động văn hóa lành mạnh, không lành mạnh, về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân biết, nghiêm chỉnh chấp hành.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện: