Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2014 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 24/CT-UBND
Ngày ban hành 28/08/2014
Ngày có hiệu lực 28/08/2014
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/CT-UBND

Thái Bình, ngày 28 tháng 08 năm 2014

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN 5 NĂM 2016-2020.

Trong những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp đã đề ra. Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít những khó khăn, thử thách, song được sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển, đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Thực hiện Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015); Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tưng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 theo các quy định sau:

A. VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.

I. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực chất, khách quan tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 theo các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ, Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp và dự báo tình hình của từng đơn vị, địa phương, của tỉnh và cả nước trong giai đoạn tới; từ đó xác định mục tiêu, định hướng phát triển của Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

1. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 -2015.

a) Tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân các cấp về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 năm 2011- 2013, ước thực hiện kế hoạch năm 2014 và dự kiến kế hoạch năm 2015; trong đó cần làm rõ các kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu và các định hướng phát triển đề ra; những tồn tại, hạn chế và khó khăn, vướng mc trong việc thực hiện kế hoạch.

b) Kết quả thực hiện chủ trương, chính sách lớn trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Tập trung đánh giá kết quả xây dựng và thực hiện các đề án tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực, trong đó chú trọng 3 lĩnh vực: tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính. Đồng thời, đánh giá tái cơ cấu trong nội bộ ngành, lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xuất khẩu, thương mại dịch vụ, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp dân doanh và các mô hình sản xuất mới, trong đó cần nêu bật được các chủ trương định hướng, chương trình kế hoạch tái cơ cấu, những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho giai đoạn tới.

c) Tình hình và kết quả thực hiện 3 đột phá lớn về hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách; phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Trong đó cần làm rõ những kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra; các nguyên nhân khách quan, chủ quan của các hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện của các cấp, các ngành; đặc biệt cần phân tích, đánh giá sâu về việc tham mưu, ban hành, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách và kết quả triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành; nguyên nhân, biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng các cơ chế chính sách trong giai đoạn tới.

d) Tình hình và kết quả thực hiện công tác quản lý tài chính, thu chi ngân sách nhà nước; tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương.

đ) Nhng kết quả về phát triển và đổi mới giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, bảo vệ trẻ em, phát triển thanh niên, chăm sóc gia đình và người có công với cách mạng; thực hiện chính sách tôn giáo, tín ngưỡng, bình đẳng giới...; quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Đánh giá về kết quả cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020.

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 xây dựng trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có xu hướng phục hồi tăng trưởng nhưng còn chậm và diễn biến phức tạp, khó lường; đặc biệt các diễn biến ở biển Đông có thể có tác động ảnh hưởng tới phát trin kinh tế đất nước. Ở trong tỉnh, tình hình kinh tế cơ bản n định và tiếp tục phát triển nhưng cũng còn nhiu khó khăn, thách thức, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế. Bên cạnh những khó khăn, thách thức, trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh ta cũng có nhiều thuận lợi khi một số dự án đầu tư lớn trên địa bàn hoàn thành giai đoạn đầu tư đi vào hoạt động sẽ làm tăng quy mô và tiềm lực kinh tế của tỉnh; sự ổn định về chính trị- xã hội cùng với nhiều cơ chế, chính sách mới được ban hành trong năm 2014-2015 sẽ là những tiền đề, điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với tốc độ cao hơn.

a) Mục tiêu tổng quát Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa gn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tại các địa phương đgiải quyết việc làm, thúc đẩy chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp; tăng cường xây dựng kết cấu hạ tng kinh tế. Tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm an sinh, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Củng cố quốc phòng, an ninh; giữ vững n định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b) Định hướng phát triển và các nhiệm vụ chủ yếu:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 9-10%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 10-11%/năm, trong đó: sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 2,5-3,0%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 13,5-14,5%/năm, trong đó công nghiệp tăng 12- 13%/năm; dịch vụ tăng 11- 11,5%/năm; bình quân GDP đầu người đến năm 2020 (theo giá hiện hành) đạt 60 triệu đồng (bình quân giá trị sản xuất đạt 138 triệu đồng/người). Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm bình quân từ 1%/năm trở lên.

- Thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế và bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh chuyn dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường nghiên cứu xây dựng và sửa đi, bổ sung các cơ chế chính sách đảm bảo đồng bộ, hiệu quả đcải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực, vốn đầu tư phục vụ phát triển bền vững kinh tế -xã hội.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng phát triển bền vững, kết hợp với đy mạnh xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đnâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tạo việc làm n định và nâng cao thu nhập cho nông dân. Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.

- Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm. Chủ động phối hợp, hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện và hoàn thành đầu tư các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh (như: xây dựng hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ Thái Bình và mỏ Hàm Rồng; Trung tâm Điện lực Thái Bình; Nhà máy sản xuất Amoniac; khai thác thử nghiệm bể than Đồng bằng sông Hồng...). Phát triển và giữ vững giá trị sản xuất tại các làng nghề truyền thống; chú trọng phát triển ngh và làng nghmới. Tiếp tục xây dựng và phát triển các khu công nghiệp mới để đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước; ưu tiên thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, sử dụng năng lượng tiết kiệm, không gây ô nhim môi trường, đảm bảo quốc phòng an ninh, tạo ngun thu lớn cho ngân sách địa phương, đặc biệt là các dự án đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Đa dạng hóa và phát triển các ngành dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác khuyến thương, hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhất là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tiềm năng và lợi thế cạnh tranh; khai thác tốt các thị trường truyền thống và chú trọng mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Tăng cường xúc tiến thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch; khuyến khích đầu tư phát triển các hình thức bán buôn, bán lẻ hiện đại và phát triển thương mại điện tử. Đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống; khuyến khích đầu tư xây dựng khu du lịch với các loại hình sinh thái, lịch sử, nghỉ dưỡng theo quy hoạch.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể dục, thể thao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Thực hiện tốt các chính sách về đảm bảo an sinh xã hội, lao động, việc làm và giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động. Chủ động, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế. Nâng cao hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới; chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, truyền thống cách mạng; tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích trọng điểm, gắn với phát triển du lịch; tăng cường công tác thông tin truyền thông; phát triển mạnh phong trào thdục, ththao quần chúng. Thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo, bình đẳng giới và phát triển thanh niên; quan tâm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện tốt việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Đy mạnh công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm, phòng chống ma túy. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông. Giữ vững ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ