Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2011 về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Số hiệu | 23/CT-UBND |
Ngày ban hành | 07/07/2011 |
Ngày có hiệu lực | 07/07/2011 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Nguyễn Ngọc Quang |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/CT-UBND |
Quảng Nam, ngày 07 tháng 7 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 28/CT-UBND ngày 04/11/2005 và Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 11/6/2008 về phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2020. Tuy nhiên, nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và liên tục nên công tác quản lý, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm (sau đây gọi tắt là giết mổ) vẫn chưa có chuyển biến tích cực; chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp nên các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cạnh tranh không lành mạnh, gây khó khăn cho các cơ sở giết mổ tập trung vừa được nâng cấp, xây mới. Hiện nay, cả tỉnh có trên 900 cơ sở và điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, nằm trong khu dân cư. Phần lớn không bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường, thú y và an toàn thực phẩm; là một trong những nguyên nhân làm phát sinh và lây lan dịch bệnh; do số lượng nhiều, phân tán, nhỏ lẻ nên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khó thực hiện kiểm tra, quản lý.
Để chấn chỉnh tình hình trên, triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo Chỉ thị số 1159/CT-BNN-QLCL ngày 27/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ sau:
a) Lập Đoàn thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản; lập đầy đủ thủ tục về kết quả kiểm tra, phân loại để làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.
b) Chỉ đạo kiên quyết việc sắp xếp lại các cơ sở giết mổ như sau:
- Rà soát lại quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1967/QĐ-UBND ngày 11/6/2008; trường hợp có sự thay đổi, báo cáo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đảm bảo các điều kiện quy định tại Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tùy điều kiện, từng địa phương có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, tổ chức hoạt động kinh doanh giết mổ, bảo quản, sơ chế gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện, thành phố theo đúng quy định.
- Trên cơ sở kết quả phân loại, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt quy hoạch tạm thời số cơ sở giết mổ của huyện đến năm 2015, theo hướng giảm tối đa về số lượng và phân bố phù hợp theo địa bàn liên xã, có lộ trình thực hiện giảm dần hằng năm; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) và công khai rộng rãi để chỉ đạo thực hiện.
- Hướng dẫn cải tạo, nâng cấp các cơ sở sau sắp xếp, gồm các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ tương đối đảm bảo quy định; bố trí địa điểm để xây mới ở những địa bàn có nhu cầu theo quy hoạch tạm thời nhưng không có cơ sở hiện trạng đảm bảo các quy định. Thông báo công khai về thời gian dự kiến hoạt động tạm thời để chủ cơ sở chủ động bố trí đầu tư đảm bảo các yêu cầu theo quy định, nhưng không lãng phí đầu tư khi được yêu cầu dừng hoạt động.
- Lập đầy đủ thủ tục và tiến hành đình chỉ hoạt động của tất cả các cơ sở giết mổ còn lại. Giao nhiệm vụ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý địa bàn, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các chủ cơ sở giết mổ hoạt động trái phép.
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân chỉ sử dụng các sản phẩm động vật có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Chỉ đạo các Ban quản lý chợ sắp xếp khu vực kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống riêng biệt và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không kinh doanh sản phẩm động vật chưa qua kiểm soát giết mổ.
d) Thành lập, kiện toàn Đội công tác liên ngành (Y tế, Quản lý thị trường, Thú y, Công an...) thường xuyên tổ chức kiểm tra, đảm bảo hiệu lực của các biện pháp về tăng cường quản lý giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm; trong đó, tập trung kiểm tra xử lý nghiêm các chủ cơ sở giết mổ hoạt động trái phép và tổ chức, cá nhân buôn bán sản phẩm động vật tươi sống chưa qua kiểm soát giết mổ của cơ quan Thú y.
2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai việc rà soát, sắp xếp lại các cơ sở giết mổ, sơ chế, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và cơ chế khuyến khích đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Thú y làm việc với cơ quan chức năng, triển khai công tác tập huấn, cấp giấy chứng nhận cho cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật để thực hiện kiểm soát giết mổ 100% số cơ sở giết mổ sau sắp xếp; kiểm tra xử lý các tổ chức, cá nhân buôn bán sản phẩm động vật tươi sống chưa qua kiểm soát giết mổ.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động của cán bộ Thú y làm công tác kiểm soát giết mổ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Theo dõi, đôn đốc và định kỳ báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này.
3. Các Sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Công Thương và Cục Thuế tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các nội dung có liên quan.
4. Công an tỉnh chỉ đạo bố trí lực lượng tham gia Đội công tác liên ngành và tăng cường lực lượng hỗ trợ, xử lý kịp thời các trường hợp chống người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật.
5. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Nam xây dựng các chương trình truyền thông và tổ chức tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi, giết mổ; mua bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật phải có xuất xứ, có kiểm tra của cơ quan Thú y; phòng, chống các bệnh nguy hiểm từ động vật lây truyền sang người do sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, ban ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |