Chỉ thị 23/CT-UB năm 1994 về việc tăng cường quản lý các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh do Tỉnh Bến Tre ban hành

Số hiệu 23/CT-UB
Ngày ban hành 04/11/1994
Ngày có hiệu lực 04/11/1994
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trịnh Văn Y
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/CT-UB

Bến Tre, ngày 04 tháng 11 năm 1994

 

CHỈ THỊ

“VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH”

Từ khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty, Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về cá nhân và nhóm kinh doanh có vốn thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân, tỉnh Bến Tre đã triển khai và tổ chức thực hiện trên tinh thần bảo đảm chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích việc đầu tư kinh doanh, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đơn vị, cá nhân kinh doanh thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tính đến nay đã có trên một chục Công ty trách nhiệm hữu hạn, gần 1000 doanh nghiệp tư nhân và hàng chục ngàn hộ cá nhân đã được thành lập, đăng ký và hoạt động trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Trong số này đa số các doanh nghiệp và hộ cá nhân kinh doanh hoạt động đúng theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó có những đơn vị và cá nhân kinh doanh chưa có đăng ký, hoặc tự ý thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mất khả năng thanh toán đã tự tiện giải thể không theo đúng quy định của pháp luật về phá sản... việc quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh chưa chặt chẽ thường xuyên, các ngành chức năng chưa có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ để quản lý có hiệu quả.

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh hoạt động đúng pháp luật, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre Chỉ thị:

1. Trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đặng ký kinh doanh Uỷ ban Kế hoạch phải gởi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp cho các cơ quan Thuế, Tài chính, Thống kê, cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật cùng cấp và có thông báo đến Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoạt động để các cơ quan nầy nắm, theo dõi phối hợp thực hiện công tác quản lý đồng bộ.

2. Sở Tài chánh cùng phối hợp Cục Thuế khẩn trương tổ chức thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra thường kỳ, đột xuất việc ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán của các Công ty, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Pháp lệnh Kế toán thống kê, giúp các đơn vị cách sử dụng hóa đơn chứng từ kế toán theo nề nếp.

3. Cục Thuế Nhà nước tỉnh hướng dẫn thủ tục miễn giảm các loại thuế theo quy định của pháp luật cho các doanh nghiệp tư nhân, Công ty, hộ kinh doanh cá thể.

Theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đơn vị, cá nhân nêu trên.

4. Sở Công nghệ - môi trường và Sở Công nghiệp phối hợp nghiên cứu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng văn bản quy định các điều kiện cụ thể cho các Công ty, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành nghề sau đây cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương, cụ thể là:

- Sản xuất gạch ngói nung.

- Sử dụng lò hơi, máy búa, thuốc nổ, khí nén, các chất có khí độc thảy ra.

- Sử dụng nguồn nước và xử lý các chất thảy công nghiệp...

Riêng Sở Công nghệ - Môi trường tăng cường công tác kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa, đo lường, bao bì, nhãn hiệu, vệ sinh môi trường đối với các đơn vị cá nhân kinh doanh.

5. Cơ quan quản lý thị trường, cơ quan Thuế tích cực kiểm tra và xử lý nghiêm minh những người không thực hiện đúng quy định về đăng ký kinh doanh, nghĩa vụ nộp Thuế.

6. Liên đoàn Lao động tỉnh nhanh chóng thành lập những tổ chức công đoàn ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Tỉnh; cùng phối hợp với Sở Lao động - Thương binh xã hội để phổ biến, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

7a. Đối với các công ty, doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký kinh doanh, khi thay đổi mục tiêu, ngành nghề kinh doanh, vốn đầu tư ban đầu và các nội dung khác trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải khai báo lại với Uỷ ban Kế hoạch tỉnh nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải đăng báo về nội dung thay đổi theo quy định của pháp luật.

Trường hợp Công ty, doanh nghiệp tư nhân muốn đặt thêm trụ sở phụ (chi nhánh, phân xưởng, cửa hàng, trạm, trại..) trên địa bàn trong tỉnh thì phải có ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi dự kiến đặt trụ sở phụ về việc đảm bảo điều kiện môi trường - môi sinh và trật tự an toàn xã hội; đồng thời đến khai báo và làm thủ tục bổ sung tại Uỷ ban Kế hoạch, Uỷ ban Kế hoạch có trách nhiệm thông báo bổ sung này của doanh nghiệp đến Uỷ ban nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan để biết và quản lý.

Chủ doanh nghiệp tư nhân và Công ty không được tự ý giải thể doanh nghiệp khi chưa thanh toán hết các khoản nợ, và thanh lý hết hợp đồng mà doanh nghiệp đã ký. Khi muốn giải thể doanh nghiệp phải gởi đơn đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét chấp nhận đơn xin giải thể sau 15 ngày kể từ khi doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý các hợp đồng đã ghi trong đơn và thông báo việc xin phép giải thể mà không có đơn khiếu nại.Việc giải thể chỉ được bắt đầu khi đơn xin giải thể được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp nhận.

Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán thì phải làm đơn gởi đến Tòa Kinh tế, Tòa án nhân dân tỉnh xin giải quyết yêu cầu phá sản theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

b. Đối với các hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 66/HĐBT ngày 02/3/1992, khi thay đổi nội dung, tạm ngưng hay chấm dứt hoạt động phải theo đúng quy định của pháp luật cụ thể là:

- Khi thay đổi nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép kinh doanh người kinh doanh phải làm đơn thay đổi gởi cho phòng kinh tế huyện, thị nơi đã cấp giấy phép kinh doanh, chỉ sau khi được phòng kinh tế cho phép thay đổi mới được kinh doanh theo nội dung mới.

- Nếu chuyển địa điểm kinh doanh sang địa bàn huyện, thị khác thì phải khai báo và nộp lại giấp phép kinh doanh cho Phòng Kinh tế và làm thủ tục xin phép kinh doanh tại nơi chuyển đến.

- Nếu tạm ngưng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì người kinh doanh phải khai báo với Phòng Kinh tế huyện, thị nơi cấp giấy phép kinh doanh và nói rõ lý do và thời hạn ngưng kinh doanh, Phòng Kinh tế sẽ cấp giấy xác nhận và làm căn cứ để người kinh doanh được miễn thuế trong thời hạn tạm ngưng kinh doanh. Nếu người kinh doanh tự ý ngừng kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh quá thời hạn khai báo thì coi như tự chấm dứt hoạt động kinh doanh và bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

- Người kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động kinh doanh trước thời hạn phải gởi đơn cho Phòng Kinh tế huyện, thị nơi cấp giấy phép kinh doanh trước 30 ngày. Phòng Kinh tế sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh và cấp giấy xác nhận ngưng kinh doanh.

8a. Các doanh nghiệp tư nhân, Công ty, hộ kinh doanh cá thể phải ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo quy định của pháp lệnh về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính.

b. Khi sử dụng lao động phải đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật lao động. Tôn trọng quyền của tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

c. Doanh nghiệp tư nhân và Công ty khi kinh doanh các ngành nghề nói ở điểm 4 của Chỉ thị nầy phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định.

Doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh các ngành nghề đặc biệt bao gồm:

[...]