Chỉ thị 21/2012/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2012 - 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu 21/2012/CT-UBND
Ngày ban hành 09/08/2012
Ngày có hiệu lực 19/08/2012
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Hứa Ngọc Thuận
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2012/CT-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 8 năm 2012

 

CHỈ THỊ

VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 - 2013 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 - 2013;

Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp và nguồn lực toàn xã hội cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thành phố, trên cơ sở phát huy những thành tích đã đạt được, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các Sở - ngành thành phố và chính quyền các địa phương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp, các tổ chức xã hội tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2012 - 2013 như sau:

1. Nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng trong hoạt động giáo dục - đào tạo

- Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh trong các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Triển khai hiệu quả, sáng tạo phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và cuộc vận động “Hai không” trong mỗi đơn vị nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục và trong toàn ngành.

- Thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, truyền thống, lòng yêu tổ quốc; tăng cường giáo dục về tình yêu biển đảo quê hương. Đẩy mạnh chủ đề tư tưởng “Sống có trách nhiệm”, sống trung thực, nhân ái, giáo dục học sinh lý tưởng sống, kỹ năng sống. Triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong nhà trường, ở từng quận, huyện và toàn ngành. Phấn đấu xây dựng một thế hệ học sinh thành phố có trí tuệ, có thể lực, có lối sống văn minh, nghĩa tình và có năng lực hội nhập quốc tế.

- Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

- Phối hợp với Hội Khuyến học, Hội Cựu Giáo chức và các cơ quan truyền thông trong hoạt động tuyên truyền, phát huy truyền thống ham học, lao động sáng tạo của người Việt Nam. Phổ biến, nhân rộng các tấm gương điển hình tiêu biểu, xuất sắc trong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo

- Xây dựng kế hoạch năm học 2012 - 2013 thật cụ thể và chi tiết, bám sát chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2011 - 2015.

- Tập trung ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo hoàn thành Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào cuối năm 2012.

- Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập bậc trung học; tăng cường xóa mù chữ cho người lớn.

- Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày, nhất là ở cấp tiểu học.

- Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

- Chú trọng hiệu suất đào tạo và chất lượng đào tạo học sinh giỏi.

- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong ðổi mới phýõng pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác tự đánh giá, tổ chức đánh giá ngoài các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông để nâng cao số lượng trường học đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2020 và Đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 - 2020. Tham gia chương trình quốc tế (PISA) đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông.

- Triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tập và Đề án Xóa mù chữ giai đoạn 2011 - 2020 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cao chất lượng các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, Trung tâm văn hóa ngoài giờ; tổ chức hoạt động hiệu quả các Trung tâm giáo dục cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng nhu cầu học tập cho người dân, nhất là nhu cầu học tập tin học, ngoại ngữ, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố.

- Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo, gắn việc đào tạo với nhu cầu xã hội. Tích cực hướng nghiệp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, trong đó tập trung triển khai thực hiện phân cấp quản lý giáo dục.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong từng trường học. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và các Phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc quản lý thu - chi tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

- Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo tinh gọn bộ máy,  nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; thực hiện tiết kiệm trong chi thường xuyên.

- Nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra, đánh giá và công tác thanh tra chuyên đề, thanh tra đơn tuyến nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những vấn đề chưa tốt trong quá trình quản lý của từng đơn vị; chú trọng thanh tra công tác dạy thêm, học thêm; công tác thu - chi tại các đơn vị; xử lý nghiêm cá nhân và đơn vị trường học vi phạm các quy định của ngành.

- Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả; tăng cường công tác tuyên truyền, phát hiện các nhân tố mới, nhân tố điển hình để kịp thời tuyên dương, khen thưởng; phát huy hơn nữa vai trò của cụm thi đua trong việc tổ chức các phong trào thi đua tại đơn vị.

[...]