Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 về biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Số hiệu 16/CT-UBND
Ngày ban hành 25/07/2013
Ngày có hiệu lực 25/07/2013
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Dương Ngọc Long
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/CT-UBND

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 7 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CHỦ TRƯƠNG CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thực hiện chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện

- Tổ chức quán triệt sâu rộng, thống nhất nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân về Nghị quyết số 22/NQ-TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đường lối đối ngoại, các cơ hội cũng như thách thức đặt ra đối với tiến trình hội nhập trong giai đoạn mới của đất nước nói chung và đối với từng cơ quan, đơn vị và địa phương nói riêng.

- Đánh giá quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực trong 10 năm qua; tập trung làm rõ những mặt được, mặt chưa được; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; trên cơ sở đó đề ra định hướng, bước đi trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2013 - 2015 trên các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và địa phương.

- Rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật; củng cố, hoàn thiện cơ chế chỉ đạo, điều phối, phối hợp, thực thi, giám sát thực hiện các hoạt động hội nhập quốc tế.

- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bố trí và sử dụng nguồn nhân lực vững vàng về chính trị, năng lực chuyên môn và ngoại ngữ trong các lĩnh vực hội nhập mà Việt Nam tham gia; tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhân lực có chất lượng cao của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tham gia các khoá đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước.

2. Sở Ngoại vụ

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham mưu cho UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy chương trình hành động của tỉnh trong việc chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

- Làm đầu mối tổng hợp và cung cấp thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế, phối hợp hoạt động giữa các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp; phát hiện kịp thời các vướng mắc khó khăn và đề xuất với UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết hoặc phản ảnh, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương những vấn đề vượt quá thẩm quyền của tỉnh; làm đầu mối giúp UBND tỉnh theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện Chỉ thị này.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh Thái Nguyên thông qua các hoạt động như: Đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các bài viết trên Bản tin đối ngoại, cổng thông tin điện tử của tỉnh; tổ chức phổ biến rộng rãi trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, trong các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân về hội nhập quốc tế, làm cho mọi người nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vị trí của Việt Nam và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh mở rộng quan hệ đối ngoại với các quốc gia, khu vực trên thế giới. Đối với các mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đặc biệt là mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào cần có những hoạt động cụ thể để giữ vững và phát triển mối quan hệ đó lên tầm cao mới.

- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan thống kê ban đầu những người gốc Thái Nguyên hiện đang định cư ở nước ngoài.

- Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả; đầu tư hợp lý cho công tác chuẩn bị các tài liệu phục vụ công tác thông tin (website, tờ rơi, phim ảnh, các bài trình bày, số liệu…).

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các khóa bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ, công chức ở địa phương, kiến thức về hội nhập, hiệp định thương mại song phương và đa phương, pháp luật của các nước đối tác, sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ ...

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả các chương trình, dự án viện trợ.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu việc lập các văn phòng đại diện của tỉnh tại nước ngoài, trước mắt tại các tỉnh, thành phố có mối quan hệ với tỉnh Thái Nguyên.

- Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các ngành liên quan định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình bồi dưỡng về kiến thức đối ngoại; nghiệp vụ đối ngoại; ngoại ngữ; tranh thủ các nguồn lực để cử cán bộ của tỉnh đi đào tạo ở nước ngoài.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước có tác động đến tỉnh; chịu trách nhiệm thẩm tra, lựa chọn các đối tác nước ngoài; trong trường hợp cần thiết phối hợp với Sở Ngoại vụ đề nghị Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài giúp tìm hiểu các thông tin về đối tác.

- Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện, đề xuất với UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách, các biện pháp khuyến khích, ưu đãi công tác vận động, quản lý và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án ODA, FDI, NGO; tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường đầu tư cho hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại, phân bổ kinh phí chuẩn bị đầu tư, kinh phí đối ứng các dự án ODA, NGO; tham mưu cho UBND tỉnh rà soát các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư vào tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài; hướng dẫn các ngành, địa phương xây dựng chương trình, dự án, đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên.

4. Sở Công Thương

- Chủ trì, xây dựng chương trình hành động của tỉnh về chiến lược xuất khẩu đến năm 2020; tham mưu cho tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; xây dựng chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực về hội nhập quốc tế và giúp các doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

- Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan xây dựng chiến lược tổng thể về hội nhập với một lộ trình cụ thể để các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp sắp xếp lại, bảo đảm hội nhập có hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính nghiên cứu nội dung các hiệp định nước ta ký kết với các nước và các tổ chức kinh tế, tài chính thế giới như: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và các hiệp định song phương khác ... để chủ động hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp nắm và tận dụng các ưu đãi đã được cam kết về mở cửa thị trường, thuế quan, phi thuế quan, trên cơ sở đó mở rộng xuất khẩu và đẩy mạnh thu hút đầu tư.

- Nghiên cứu, xác định một số lĩnh vực, ngành, nghề, hàng hoá, dịch vụ thuộc thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh cao hoặc có điều kiện thuận lợi để phát triển; có chiến lược điều chỉnh, huy động, phân bổ các nguồn lực của địa phương, tranh thủ sự trợ giúp của các Bộ, ngành Trung ương, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, tập trung phát triển các ngành, nghề, sản phẩm có hiệu quả kinh tế, có tính cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời có phương án điều chỉnh linh hoạt khi thị trường thế giới có biến động.

[...]